Động lực phát triển của HTX trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu HỢP TÁC XÃ MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 55 - 60)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta đã đổi mới và đạt nhiều kết quả khả quan. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, chúng ta đã chuyển và chuyển khá thành công sang cơ chế thị trường, cho dù vẫn còn nhiều việc phải làm.

So với thời kinh tế bao cấp, điểm khác biệt cơ bản nhất, quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường là phải tuân theo qui luật cung - cầu và có sự cạnh tranh. Và đây cũng chính là động lực của các doanh nghiệp ngày nay, dù có tư cách pháp nhân hay loại hình nào đi nữa. HTX kiểu mới ngày nay cũng vậy. Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các HTX cũng phải tuân theo qui luật cung - cầu và phải cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp khác.

Không thể coi HTX là tổ chức kinh tế một cách chung chung. Từ thực tiễn Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, từ lí luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy: Động lực để HTX phát triển là việc coi và thừa nhận HTX là doanh nghiệp đặc thù, hoạt động như doanh nghiệp. Đây là động lực chính để HTX tự mình tồn tại và phát triển, phù hợp với thực tế sinh động, phong phú đang diễn ra, với biến động lớn và rất nhanh của thị trường, với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa sâu rộng. Cụ thể là:

- Giúp HTX không ỷ lại vào Nhà nước, giúp cho HTX nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành nhưng không bị can thiệp nặng nề như thời bao cấp, kinh tế kế hoạch tập trung;

- Giúp HTX có thêm động lực kinh doanh phải năng động như các doanh nghiệp khác, để HTX tự tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với cạnh tranh gay gắt;

- Đặc biệt là giúp các đối tác doanh nghiệp khác của HTX, đặc biệt là ngân hàng thương mại coi HTX như các doanh nghiệp khác, để doanh nghiệp HTX dễ tiếp cận hơn với thị trường, dễ tiếp cận hơn với tín dụng thương mại, …

Như thế, khi phải cạnh tranh, thì HTX không thể bắt các thành viên của mình sử dụng dịch vụ, hay sản phẩm một cách phi thị trường. Những người góp tiền, gia nhập làm thành viên HTX với mong muốn trước tiên là họ được sử dụng quyền của một khách hàng như bất cứ khách hàng nào khác. Nếu sản phẩm quá đắt, chất lượng xấu, dịch vụ tồi so với đối thủ cạnh trạnh thì xã viên HTX phải có cái quyền sơ đẳng nhất của khách hàng trong kinh tế thị trường, đó là từ chối mua hàng, sử dụng dịch vụ. Điều đó không chỉ có lợi cho xã viên HTX mà có lợi ngay cho chính HTX. Khi đó HTX buộc phải trăn trở, phải nỗ lực để có sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, để thu hút khách hàng và cũng chính là thu hút thành viên của mình.

Với lợi thế của nguyên tắc đối nhân, số đông xã viên sẽ gây sức ép với ban lãnh đạo HTX của mình, vừa với tư cách của khách hàng, vừa với tư cách của người chủ sở hữu. Chỉ khi đó, HTX mới cạnh tranh được để tồn tại và phát triển. Cũng nhìn từ góc độ đó, theo qui luật cung-cầu và qui luật cạnh tranh của thị trường, lại càng không thể chấp nhận ý tưởng tìm cách bắt buộc thành viên sử dụng dịch vụ HTX, nếu không sử dụng sẽ khai trừ thành viên. Nếu quả thật những ý tưởng của đó của dự thảo Luật được thông qua thì khó có thể có điều gì tệ hại hơn cho sự phát triển của HTX trong nền kinh tế thị trường.

Một số ý kiến sẽ lầm tưởng rằng, nếu HTX được “ban phát” vị thế độc quyền trên thị trường thì HTX độc quyền sẽ tốt hơn. Nhưng thực tế, chính điều đó sẽ “giết chết” HTX, bởi sự trì trệ, yếu kém, không nỗ lực cạnh tranh. Hậu quả là xã viên sẽ xa rời HTX và HTX không thể tồn tại và phát triển được.

Tương tự như vậy, việc hạn chế HTX cung cấp sản phẩm thị trường là trái với qui luật cung- cầu. Việc quy định HTX quay trở lại với vai trò tổ chức tự cung tự cấp không chỉ làm xã viên và HTX bất bình mà còn có hại cho từng HTX và cả hệ thống HTX nói chung. Xã viên bất bình vì nhu cầu của họ không phải lúc nào cũng như nhau và có thể cân bằng với năng lực của HTX.

Với quan điểm hạn chế HTX đưa sản phẩm ra thị trường của dự thảo Luật sẽ gây thiệt hại kinh tế cho chính xã viên. Nói cách khác, việc HTX kinh doanh với người ngoài thành viên nhiều khi vẫn đem lại lợi ích, thậm chí lợi ích rất lớn cho thành viên. Những lợi ích này và do xã viên được tự chủ và toàn quyền quyết

định. Do đó cần tiếp tục khẳng định HTX hoạt động như doanh nghiệp, đảm bảo các quyền tự do kinh doanh của HTX, quyền khách hàng của xã viên HTX. Sức ép của xã viên, sức ép cạnh tranh của thị trường chính là động lực để HTX tồn tại và phát triển. Có tồn tại và phát triển mới đem lại lợi ích lâu dài cho xã viên.

HTX cũng là doanh nghiệp 04:45-15/12/2010

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII vừa qua, các đại biểu đã thảo luận khá sôi nổi và cho ý kiến về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) 2003.

Trước đó, có nhiều ý kiến khác nhau về sự cần thiết cũng như hướng sửa đổi Luật. Nếu sửa thì Luật HTX phải có lợi hơn cho các HTX, HTX phải tốt hơn.

Liên quan đến kinh tế HTX, cho đến nay, Nghị quyết 13, Hội nghị Trung ương 5 là hết sức đúng đắn và còn nguyên giá trị: "Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm".

Một trong những nội dung quan trọng nhất mà các đại biểu, các chuyên gia cũng như chính các HTX rất quan tâm là nội dung "HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp" bị gạch bỏ trong Dự thảo mới. Trong khi đó, theo Luật và trên thực tế, HTX vẫn phải có vốn điều lệ, có đăng ký kinh doanh, đóng thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, được chia cổ tức, có quyền và nghĩa vụ như tất cả các doanh nghiệp khác. Với việc bỏ định nghĩa hiện hành "HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp", các HTX sẽ phải chịu một loạt hệ luỵ kèm theo được quy định trong Dự thảo mới. Chẳng hạn xã viên phải bắt buộc sử dụng dịch vụ của HTX, dù chất lượng kém hay giá quá đắt. HTX bị hạn chế cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình ra ngoài thị trường, HTX không còn được thành lập công ty, tham

gia góp vốn như trước nữa. Những tài sản tích lũy của HTX sau nhiều năm không còn là thuộc sở hữu của các xã viên góp vốn mà gọi là quỹ không chia và phải chuyển giao cho Nhà nước khi HTX không còn hoạt động. Tất cả những nội dung đó đã gây bức xúc và không an tâm cho HTX và xã viên.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Đại biểu Quốc hội, Tổng giám đốc Saigon Coop, đã rất đúng khi khẳng định HTX với đặc thù là tính đối nhân chứ không phải đối vốn "đã hội đủ các tiêu chí, yếu tố, hoạt động như các doanh nghiệp khác". Và ông đề nghị: "Tôi - với tư cách là người đứng đầu một HTX - thiết tha đề nghị hãy giữ nguyên như Luật đang có, nghĩa là giữ nguyên quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp". HTX được phép kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên, và cuối cùng là phải đem lại lợi ích cho xã viên. Không có lý gì khi mà xã viên là hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương…

cũng được coi như là doanh nhân, còn HTX do họ thành lập để hoạt động kinh doanh lại không phải là doanh nghiệp. Và vì vậy, hãy để HTX tiếp tục hoạt động như doanh nghiệp theo đúng Luật hiện hành.

Nguồn: http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=84&CategoryID=4&

News=2266

HTX là doanh nghiệp đặc thù

Luật hợp tác xã 2003 đã thừa nhận rõ ràng rằng hợp tác xã hoạt động như doanh nghiệp định hướng thị trường, nhưng đáng tiếc điều này không được đề cập đến trong dự thảo Luật HTX mới.

Ở CHLB Đức: “HTX được xem là đơn vị kinh doanh” và “đơn vị kinh doanh được định nghĩa là doanh nghiệp”. Pháp luật của một số nước khác ở châu Âu cũng quy định rõ ở ngay trong luật doanh nghiệp: “HTX là doanh nghiệp”. Ở Đức không bao giờ có chuyện lại đặt vấn đề HTX có phải là doanh nghiệp hay không. Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế (ILO), HTX cũng là “doanh nghiệp HTX” và do đó cũng là doanh nghiệp.

Nếu HTX không được coi là doanh nghiệp, thì điều gì sẽ xảy ra? Khi đó HTX sẽ thiếu cơ hội và bị hạn chế tiếp cận thị trường tín dụng, thị trường tiêu thụ và thị trường lao động. HTX không được thừa nhận là doanh nghiệp

sẽ không khuyến khích cách nghĩ và cách làm của người lãnh đạo HTX là phải có đầu óc kinh doanh. Khi đó, nguy cơ lớn là HTX có thể được xem như là tổ chức xã hội giống như HTX kiểu cũ trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, luôn cần đến bao cấp của Nhà nước (phụ thuộc vào Nhà nước, gánh nặng chi phí tài chính, can thiệp quá mức). Như vậy, HTX sẽ mất đi động lực thúc đẩy để cải thiện hoạt động phát triển kinh doanh mất khả năng cạnh tranh, không tạo ra những dịch vụ, sản phẩm tốt phục vụ thành viên.

Nguồn: Ý kiến của Ông Christian Albrecht, chuyên gia Liên đoàn HTX CHLB Đức đăng tại www.vnbusiness.vn/index.php?q=articles/ Luật HTX sửa đổi: Cần gỡ bỏ các hạn chế và ràng buộc | Thời Báo Kinh doanh

PHẦN BỐN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ VÀ QUẢN TRỊ HỢP TÁC XÃ

Một phần của tài liệu HỢP TÁC XÃ MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w