T IẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM , VÀO VIỆN

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU DƯỠNG

7. TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM, NHẬP VIỆN VÀ CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA, CHUYỂN VIỆN VÀ RA VIỆN

7.3. T IẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM , VÀO VIỆN

7.3.1. Kiến thức liên quan đến kỹ năng.

7.3.1.1. Mục đích.

Đảm bảo người bệnh được tiếp đón ngay từ khoa khám bệnh và được nhân viên y tế đưa vào khoa điều trị, vận chuyển và tiếp nhận chu đáo, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và gây ấn tượng tốt trong thời gian nằm điều trị.

7.3.1.2 Quy định chung của bệnh viện về công tác tiếp nhận người bệnh.

Các thành viên trong bệnh viện (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức khác trong bệnh viện) phải có tinh thần trách nhiệm, niềm nở tận tình đón tiếp người bệnh từ khoa khám bệnh, khoa điều trị đến các khoa cận lâm sàng để tạo niềm tin, sự yên tâm trong điều trị.

Bệnh viện phải đảm bảo các thủ tục hành chính theo quy định.

Không được gây phiền hà cho người bệnh khi đến khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, điều trị.

7.3.1.3. Các thủ tục hành chính khi người bệnh vào viện.

*. Trường hợp cấp cứu.

Chuyển ngay vào phòng cấp cứu, ghi họ tên, tuổi, địa chỉ người bệnh, cơ quan và gia đình, ngày giờ, lý do đến phòng khám, ghi lại tên địa chỉ người đưa người bệnh đến, phương tiện vận chuyển và tình trạng người bệnh.

Kiểm kê lại tài sản của người bệnh để bàn giao lại cho người nhà hoặc khoa phòng tiếp nhận người bệnh.

*. Trường hợp bình thường: Khi vào viện cần có:

+ Giấy giới thiệu của cơ quan y tế tuyến dưới.

+ Giấy chứng nhận miễn, trừ viện phí, bảo hiểm y tế.

+ Lập hồ sơ cho người bệnh (cần ghi rõ và đủ các mục ở phần đầu bệnh lịch): tên, tuổi, địa chỉ, lý do vào viện....

+ Biên nhận tài sản người bệnh đã giữ lại.

+ Kỹ năng thăm khám tiếp nhận người bệnh để đánh giá vấn đề sức khỏe và nhu cầu người bệnh.

7.3.2. Quy trình kĩ thuật.

Nhận định Lý do

1. Chào hỏi giao tiếp với người bệnh. Gây ấn tượng tốt đẹp cho người bệnh và gia đình người bệnh khi mới đến viện.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh. Đánh giá tổng quát tình trạng người bệnh để đưa ra xử trí kịp thời.

3. Đánh giá các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến người bệnh: người bệnh có tiền sử về thần kinh, bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đi lại khó khăn do bệnh lý về khớp, giảm trí nhớ, tiền sử dị ứng thuốc, người bệnh nghe kém phải sử dụng máy trợ thính…..

Xác định các yếu tố nguy cơ để hạn chế xảy ra tai nạn cho người bệnh hoặc trong giao tiếp cần phải chú ý đến khả năng nghe của người bệnh vì nó ảnh hưỏng đến việc tiếp thu của người bệnh khi điều dưỡng hướng dẫn. Hoặc khi dùng thuốc cho người bệnh tránh xảy ra sốc thuốc ảnh hưỏng đến tính mạng người bệnh.

4. Đánh giá khả năng tự chăm sóc của

người bệnh như tắm rửa, ăn cơm… Nếu người bệnh tự chăm sóc được thì điều dưỡng khuyến khích họ tự làm, điều này giúp người bệnh cảm thấy mình vẫn còn có ích không thấy chán nản khi bị bệnh.

5. Nhận định lý do, quá trình bệnh lý, dịch tễ học tại nơi người bệnh sống và làm việc, các thuốc người bệnh đã được điều trị trước đó.

Theo dõi được diễn biến của bệnh và quá trình điều trị ở nhà (cơ sở y tế khác) để giúp cho việc chăm sóc người bệnh đảm bảo tính liên tục.

6. Đánh giá về sự hiểu biết của người bệnh và gia đình về cách chăm sóc, phòng bệnh và những mong muốn của người bệnh và gia đình khi vào viện.

Giúp cho điều dưỡng đáp ứng được mong muốn của người bệnh và gia đình.

7.Đánh giá về những hiểu biết của người bệnh và gia đình về nội quy, quy định của bệnh viện, khoa phòng.

Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình thực hiện nội quy bệnh viện, khoa phòng (giờ cho người bệnh dùng thuốc, giờ khám bệnh, giờ thăm bệnh, cách gọi trợ giúp từ điều dưỡng khi cần).

Lập kế hoạch

Trường hợp cấp cứu phải xử trí yếu tố nguy cơ trước.

Trường hợp bình thường:

1. Người bệnh và người nhà giảm bớt lo lắng, hoang mang khi đến viện.

2. Người bệnh và gia đình người bệnh thực hiện đúng các thủ tục nhập viện.

3. Người bệnh biết được phác đồ điều trị và phối hợp với điều dưỡng để chăm sóc

bản thân.

4. Người bệnh thực hiện đúng nội quy khoa phòng và biết cách sử dụng một số trang thiết bị tại buồng bệnh.

Thực hiện Lý do

Tiếp đón người bệnh tại phòng khám

1. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ:

Chuẩn bị phòng đợi.

Phòng sạch đẹp, gọn gàng yên tĩnh.

Đủ ghế cho người bệnh ngồi chờ.

Có tranh ảnh, áp phích về giáo dục sức khoẻ cho người bệnh xem, đọc trong thời gian chờ đợi.

Phát phiếu vào khám theo thứ tự.

Có nước uống, nơi vệ sinh cho người bệnh.

Chuẩn bị phòng khám

Gọn gàng, sạch sẽ, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông.

Chuẩn bị bình phong, giường khám bệnh, bàn ghế.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết: ống nghe, búa phản xạ, huyết áp kế… phục vụ cho bác sĩ khám bệnh.

Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết (bệnh án, phiếu điều trị, phiếu xét nghiệm) để phục vụ cho công tác khám điều trị cho người bệnh.

Phòng tiếp nhận người bệnh làm thủ tục nhập viện.

Giấy tờ liên quan giúp người bệnh nhập viện.

Buồng bệnh.

Giường nằm, phù hợp với người bệnh.

Hệ thống chuông gọi nhân viên y tế.

Áo mặc trong viện cho người bệnh và gia đình.

Khăn, xà phòng, kem và bàn chải đánh răng, chậu.

Cốc có nắp đậy.

Bô dẹt, vịt tiểu...

Giúp công tác khám chữa bệnh được nhanh chóng, thuận tiện.

2. Điều dưỡng giao tiếp với người bệnh:

Chào hỏi người bệnh, tự giới thiệu mình với người bệnh, gọi tên người bệnh một cách thích hợp theo tập quán. Ðối với người bệnh lớn tuổi không được gọi tên không mà phải gọi cả tên và thứ bậc theo tuổi (bác, ông...). Cách ứng xử và cách nói của điều dưỡng viên sẽ gây ấn tượng rất lớn cho người bệnh.

Gây ấn tượng tốt đẹp cho người bệnh và gia đình người bệnh khi mới đến viện.

Giao tiếp phải ân cần niềm nở.

Hướng dẫn các thủ tục cần thiết trước khi vào khám bệnh.

Sắp xếp chỗ ngồi cho người bệnh ở phòng đợi, mời người bệnh vào khám theo thứ tự.

Lưu ý: ưu tiên người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, người già, trẻ em.

Giúp người bệnh không cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tiên đến viện.

3. Nhận định người bệnh:

Khai thác tiền sử bằng cách phỏng vấn người bệnh hoặc thân nhân về thời gian mắc bệnh, bệnh sử hiện tại và bệnh sử trước kia.

Quan sát người bệnh và thăm khám điều dưỡng: lấy dấu hiệu sinh tồn, đo chiều cao, cân nặng…

Đánh giá tổng quát tình trạng người bệnh để đưa ra xử trí kịp thời.

Giúp công tác chẩn đoán của bác sỹ.

4. Mời bác sỹ khám và cho hướng xử trí:

Phụ giúp thầy thuốc khám bệnh.

Thực hiện tốt các kỹ thuật chuyên môn theo yêu cầu.

Thực hiện theo y lệnh của bác sỹ.

5. Trường hợp người bệnh không phải nằm viện:

Ðiều dưỡng nhắc nhở người bệnh thực hiện nghiêm y lệnh điều trị của thầy thuốc.

Hướng dẫn người bệnh biết cách chăm sóc sức khỏe tại nhà và biết cách phòng bệnh.

Giúp người bệnh tự chăm sóc tại nhà.

6. Trường hợp người bệnh vào viện:

Làm thủ tục cho người bệnh nhập viện.

Hướng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân, giúp người bệnh thay quần áo nếu họ không tự làm được.

Ðưa người bệnh vào khoa điều trị, trường hợp người bệnh không đi được dùng cáng hoặc xe lăn chuyển người bệnh.

Giúp người bệnh và gia đình giảm lo lắng khi vào viện.

Tiếp nhận người bệnh vào khoa:

1. Nhận bàn giao:

Người bệnh, tình trạng người bệnh khi vào khoa.

Hồ sơ bệnh án.

2. Hướng dẫn người bệnh vào buồng bệnh:

Giới thiệu giường bệnh và giúp người bệnh nghỉ ngơi, an toàn khi vào nằm điều trị.

Xếp giường nằm cho người bệnh.

Nếu người bệnh nằm ở phòng riêng đóng cửa phòng hoặc

Giúp người bệnh cảm thấy an tâm.

Cung cấp các dụng cụ cá nhân (nếu cần) nâng thành giường lên đảm bảo an toàn cho người bệnh (nếu có).

Sắp xếp lại buồng bệnh, dụng cụ, tư trang cá nhân gọn gàng phù hợp với người bệnh.

3. Nhận định, quan sát tình trạng của người bệnh (đặc biệt là người bệnh trẻ em): mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, cân nặng; Người bệnh tỉnh táo lơ mơ hay li bì; tình trạng da…., các bộ phận giả (răng giả, mắt giả, hậu môn nhân tạo...)

Nghe những than phiền của người bệnh.

Khuyến khích người bệnh và gia đình đặt câu hỏi.

Lập kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Tạo cơ hội để làm rõ những mong muốn và những hiểu biết chưa đúng của nguời bệnh và gia đình.

4. Kiểm tra đơn thuốc người bệnh đã dùng ở nhà và cập

nhật với đơn thuốc mới dựa trên đơn điều trị của bác sỹ. Tránh sự trùng lặp, tương tác thuốc cũ với thuốc mới giúp, cho công việc chăm sóc người bệnh được liên tục.

5. Thông báo cho người bệnh và gia đình người bệnh biết được lịch trình điều trị và chăm sóc cho người bệnh.

Giảm bớt sự lo âu của người bệnh và gia đình giúp cho người bệnh và gia đình hiểu phối hợp với điều dưỡng để nâng cao hiệu quả chăm sóc.

6. Lượng giá kiến thức chăm sóc người bệnh, những quy định của bệnh viện đối với bản thân người bệnh và gia đình.

Xác định được những vấn đề gì cần phải cung cấp cho người bệnh và gia đình.

7. Giải thích hướng dẫn cho người bệnh và gia đình:

Cách sử dụng các phương tiện của khoa: bật tắt công tắc điện, quạt, ti vi đài (nếu có), nhà tắm, nhà vệ sinh...

Thông báo cho người bệnh và thân nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy khoa phòng: giờ khám bệnh, thường quy đi buồng, giờ vào thăm.

Giữ gìn vệ sinh trật tự buồng bệnh, không hút thuốc lá, không gây ồn ào trong buồng bệnh, bỏ các đồ thải vào nơi quy định.

Hướng dẫn cách gọi điều dưỡng khi cần trợ giúp.

Người nhà biết cách sử dụng các đồ dùng trong khoa.

Người nhà biết đc nội quy khoa phòng

Đảm bảo an toàn cho người bệnh.

8. Tư vấn cho người bệnh, gia đình kiến thức chăm sóc bệnh để họ có khả năng chăm sóc bản than.

Giúp người bệnh và gia đình thực hiện đúng y

lệnh chăm sóc.

9. Ghi chép hồ sơ bệnh án:

Ngày giờ nhận người bệnh.

Tình trạng người bệnh.

Các thông số theo dõi.

Đảm bảo tính pháp lý.

10. Báo cáo với điều dưỡng trưởng và bác sỹ: sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận người bệnh vào khoa và các dấu hiệu bất thường của người bệnh (nếu có).

Trợ giúp bác sỹ khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết.

Thực hiện tốt các y lệnh điều trị.

Phối hợp trong chăm sóc người bệnh.

Đánh giá Không

1. Người bệnh và người nhà giảm bớt lo lắng, hoang mang khi đến viện.

2. Người bệnh, gia đình người bệnh thực hiện đúng các thủ tục nhập viện.

3. Người bệnh an tâm khi nghỉ ngơi, chăm sóc tại buồng bệnh.

4. Người bệnh, gia đình người bệnh thực hiện đúng nội quy khoa phòng, sử dụng được một số trang thiết bị trong buồng bệnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)