Đ O CHIỀU CAO – CÂN NẶNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 98 - 102)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU DƯỠNG

7. TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM, NHẬP VIỆN VÀ CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA, CHUYỂN VIỆN VÀ RA VIỆN

7.6. Đ O CHIỀU CAO – CÂN NẶNG

7.6.1. Quy trình kĩ thuật đo chiều cao

Nhận định Lý do

1. Nhận định toàn trạng người bệnh.

Trẻ tỉnh hay không? Có quấy khóc hay không?

Trẻ có đang trong tình trạng cấp cứu hay không?

Để chọn thời điểm đo thích hợp.

2. Độ tuổi của người bệnh. Để chọn thước đo phù hợp.

3. Người bệnh có mặc nhiều quần áo không? Để đọc kết quả đo được chính xác.

Lập kế hoạch

1. Người bệnh yên tâm/ trẻ đỡ quấy khóc khi tiến hành kĩ thuật.

2. Người bệnh/ trẻ được đo chiều cao/ chiều dài theo đúng QTKT..

Thực hiện Lý do

Điều dưỡng rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh. Giảm thiểu sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ hợp lý: Thuận tiện khi tiến hành kĩ

Thước nằm: Thước đo chiều dài nằm dùng cho trẻ sơ sinh, nhũ nhi, < 2 tuổi.

Thước đứng: Thước bảng bằng gỗ chuyên dùng đo cho trẻ em hoặc thước Microtoise dùng chung cho cả trẻ em và người lớn.

Bút.

Phiếu theo dõi biểu đồ tăng trưởng

thuật.

Chuẩn bị người bệnh

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà biết mục đích của việc đo chiều cao.

Khai thác tiền sử chiều cao của lần đo trước để biết nguyên nhân làm thay đổi chiều cao.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi đo chiều dài nằm, còn trẻ lớn và người trưởng thành đo chiều cao đứng.

Nhận được sự yên tâm tin tưởng của người bệnh và người nhà người bệnh.

Kĩ thuật được thực hiện an toàn và hiệu quả hơn khi có sự hợp tác của người bệnh và người nhà người bệnh.

Đo chiều dài nằm: Đối với trẻ dưới 2 tuổi Kỹ thuật đo: Cần 2 người hỗ trợ lẫn nhau.

Để thước lên mặt phẳng nằm ngang.

Bỏ mũ, tất chân, giầy dép của trẻ.

Để kết quả đo được chính xác nhất.

Đặt trẻ nằm ngửa trên thước, người phụ giữ đầu sao cho mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu. Người đo ấn thẳng đầu gối trẻ sao cho 2 gót chân chạm nhau và đưa eke di động áp sát vào lòng bàn chân trẻ với điều kiện gót chân trẻ phải áp sát vào mặt của thước và eke phải vuông góc với trục thước đo.

Đọc và ghi kết quả theo đơn vị cm với 1 số lẻ (0,0 cm). Cần lưu ý so sánh với bảng chuẩn phù hợp vì cách đo chiều dài nằm và chiều cao đứng có khác nhau 1 - 2 cm.

Để ghi kết quả được chính xác nhất.

Đo chiều cao đứng: Đối với trẻ 2 tuổi trở lên và người lớn.

Đối tượng bỏ mũ, guốc dép, tất chân (phụ nữ bỏ khăn, búi tóc…)

Để kết quả đo được chính xác nhất.

Đối tượng đứng quay lưng vào thước đo và giữa trục của thước, gót chân, mông, vai và đầu theo 1 đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang hai tay buông thõng 2 bên mình.

Để ghi kết quả được chính xác nhất.

Đối với trẻ con cần có thêm 1 người giữ cho 2 đầu gối trẻ thẳng, 2 gót chân sát nhau, gót chạm vào thước đo hoặc vào mặt phẳng đứng đóng thước.

Kiểm tra các điểm chạm của cơ thể vào mặt phẳng đứng của thước: 2 gót chân, 2 mông, 2 bả vai và đỉnh chẩm.

Người thứ 2, một tay giữ cằm trẻ sao cho tầm mắt trẻ nhìn thẳng ra phía trước, tay kia kéo ê ke của thước áp sát vào đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước đo.

Kết quả được ghi theo đơn vị cm với một số lẻ (0,0 cm).

Đánh giá Có Không

1. Người bệnh yên tâm/ trẻ đỡ quấy khóc khi tiến hành kĩ thuật.

2. Người bệnh/ trẻ được đo chiều cao/ chiều dài theo đúng QTKT.

7.6.2. Quy trình kỹ thuật đo cân nặng

Nhận định Lý do

1. Nhận định toàn trạng người bệnh.

Trẻ tỉnh hay không? Có quấy khóc hay không?

Trẻ có đang trong tình trạng cấp cứu hay không?

Để chọn thời điểm cân thích hợp

2. Độ tuổi của người bệnh Để chọn cân phù hợp

3. Người bệnh có mặc nhiều quần áo không? Để giúp đọc kết quả đo cân nặng được chính xác

Lập kế hoạch

1. Người bệnh yên tâm/ trẻ đỡ quấy khóc khi tiến hành kĩ thuật.

2. Người bệnh/ trẻ được đo cân nặng theo đúng QTKT.

Thực hiện Lý do

1.Điều dưỡng rửa tay thường quy/ sát khuẩn

tay nhanh. Giảm thiểu sự lây nhiễm vi sinh vật

gây bệnh.

2.Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ hợp lý: Thuận tiện khi tiến hành kĩ thuật.

< 2 tuổi.

Cân đứng điện tử hoặc đồng hồ: Dùng cho trẻ lớn hoặc người lớn.

Giấy lót: Đề phòng lây nhiễm chéo.

Bút.

Phiếu theo dõi biểu đồ tăng trưởng.

Chuẩn bị cân: kiểm tra cân 2 lần bằng cách dùng quả cân chuẩn (hoặc vật tương đương, ví dụ 1 can nước) để kiểm soát độ chính xác và độ nhạy của cân.

Kiểm tra cân trước và trong khi sử dụng.

Chuẩn bị người bệnh

Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà biết mục đích của việc đo cân nặng.

Khai thác tiền sử cân nặng của lần đo trước để biết nguyên nhân làm thay đổi cân nặng.

Người bệnh/ người nhà hiểu về quy trình đo cân nặng.

Giúp việc đo cân nặng được chính xác.

Đưa cân đến giường bệnh hoặc giúp người bệnh đến nơi để cân.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.

Khóa các bánh xe cố định cân (nếu loại cân có

bánh xe di chuyển). Tránh ảnh hưởng đến người bệnh.

Điều chỉnh thăng bằng của cân. Để kết quả đo cân nặng là chính xác nhất.

Đặt giấy lót lên bàn cân: tránh cho người bệnh

tiếp xúc trực tiếp với bàn cân. Tránh lạnh chân người bệnh.

Giúp người bệnh cởi bớt quần áo, giầy dép Người lớn: Nam giới chỉ mặc quần đùi, cởi trần, không đi dầy dép. Nữ giới mặc quần áo gọn nhất và phải trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả.

Trẻ em: Nên cho cởi hết quần áo.

Đối với trẻ nhỏ: đặt trẻ vào chính giữa nôi hoặc máng cân hoặc mặc cho trẻ chiếc túi cân chắc chắn. Trường hợp trẻ quấy, khóc không cân được, có thể cân mẹ trẻ trước rồi cân mẹ bế trẻ sau, xong trừ ngay để lấy số cân nặng của trẻ.

Với trẻ lớn hoặc người lớn: giúp người bệnh đứng vào giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng dồn đều cả 2 chân.

Để kết quả đo cân nặng là chính xác nhất.

Kết quả cân được ghi theo đơn vị kg với 1 số lẻ Để kết quả đo cân nặng được chính

(0,0kg) hoặc 2 số lẻ (0,00kg) tuỳ loại cân có độ nhạy 100 g hoặc 10g.

Ghi kết quả đo được vào phiếu theo dõi hoặc biểu đồ tăng trưởng.

xác nhất.

Giúp người bệnh bước xuống cân, mặc quần

áo, đi giầy dép. Để an toàn cho người bệnh.

Đánh giá Không

1. Người bệnh yên tâm/ trẻ đỡ quấy khóc khi tiến hành kĩ thuật.

2. Người bệnh/ trẻ được đo cân nặng theo đúng QTKT 7. 7. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người trưởng thành.

Dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc để nhận định tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành khó khăn hơn trẻ em. Cân nặng và chiều cao riêng rẽ không đánh giá được tình trạng dinh dưỡng mà cần phải phối hợp giữa cân nặng với chiều cao và các kích thước khác.

Gần đây Tổ chức y tế thế giới khuyến nghị nên dùng chỉ số khối cơ thể là BMI (Body Mass Index) để nhận định tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành.

BMI = (Cân nặng/ chiều cao²).

Cân nặng: tính bằng kg.

Chiều cao: tính bằng mét.

Các ngưỡng sau đây được sử dụng để phân loại dựa vào chỉ số BMI:

BMI < 16,0 : TNLTD độ 3 (thiếu năng lượng trường diễn độ 3) BMI 16,00 - 16,99 : TNLTD độ 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)