KỸ THUẬT TIÊM TRONG DA

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 179 - 183)

CHƯƠNG 2. CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ I

A. KỸ THUẬT DÙNG THUỐC BẰNG ĐƯỜNG TIÊM

14.2. KỸ THUẬT TIÊM TRONG DA

Tiêm trong da là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ (1/10 ml) vào lớp thượng bì, thuốc được hấp thu rất chậm.

14.2.2. Chỉ định:

- Tiêm vắc xin phòng lao.

- Làm phản ứng BCG để chẩn đoán lao.

- Thử phản ứng của cơ thể với thuốc.

14.2.3. Vùng tiêm:

- 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay.

- 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay (cơ đenta): Trong tiêm phòng lao sơ sinh tiêm ở cơ đenta vai trái.

14.2.4. Góc độ tiêm:

- Đâm kim với góc từ 10 - 15 độ so với mặt da.

Bảng 14.1: Cách pha Penicillin để thửa phản ứng.

Loại Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

200.00 0 ĐV

Pha 2ml nước cất

Rút 1/10ml thuốc dung dịch 1

Pha 1ml nước cất

Rút 1/10ml thuốc dung dịch 2

Pha 1ml nước cất

Rút 1/10 ml thuốc dung dịch 3

Pha 1ml nước cất

Dung dịch 4 tiêm cho 10 người, mỗi người được 1/10ml

=10 ĐV penicilli n

500000

ĐV Pha

5ml nước cất

Pha 1ml

nước cất Pha

1ml nước cất

Pha 1ml nước cất 100000

0 ĐV

Pha 10ml nước cất

Pha 1ml nước cất

Pha 1ml nước cất

Pha 1ml nước cất 14.2.5. Quy trình kỹ thuật tiêm trong da:

14.2.5.1. Chuẩn bị người bệnh:

- Xem y lệnh, thực hiện 5 đúng.

- Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm.

- Hỏi người bệnh đã từng bị phản ứng với thuốc gì chưa.

- Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp

+ Tiêm để thử phản ứng thường tiêm vào 1/3 giữa mặt trong cẳng tay, để người bệnh ngồi, đặt tay lên bàn, kê gối dưới cẳng tay.

+ Tiêm vacxin thường tiêm mặt sau cánh tay hoặc vùng cơ Delta bên trái: Để người bệnh ngồi, tay chống vào hông.

14.2.5.2. Chuẩn bị điều dưỡng:

- Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh.

14.2.5.3. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ vô khuẩn: khay chữ nhật trải săng vô khuẩn, bơm kim tiêm 1 ml, kim lấy thuốc, bông khô.

- Dụng cụ sạch: Khay chữ nhật, khay quả đậu, thuốc tiêm theo y lệnh, trụ cắm 2 kẹp Kocher, cốc đựng bông cồn 70 độ, hộp thuốc chống sốc, sổ y lệnh, phiếu thử phản ứng thuốc, bút xanh hoặc đen để đánh dấu, dụng cụ đựng đồ bẩn.

14.2.5.4. Tiến hành:

- Sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc.

- Rút thuốc vào bơm tiêm đúng kỹ thuật.

- Xác định đúng vị trí tiêm: 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay hoặc cơ đenta.

- Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc bằng cồn 70 độ.

- Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 2.

- Lấy bơm tiêm đuổi khí, mũi vát để ngửa theo chiều ml của bơm tiêm.

- 1 tay căng da, 1 tay cầm bơm kim tiêm ngửa mũi vát lên đâm kim nhanh chếch 10 - 15độ so với mặt da, khi kim bén mặt da thì hạ sát bơm kim tiêm với mặt da để đẩy cho ngập hết mũi vát của kim.

- Khi mũi kim đã ngập hết chỗ vát thì ngón cái tay trái từ từ chuyển ra chỗ đốc kim và tay phải dùng ngón cái đẩy thuốc vào.

- Khi bơm thuốc vào thì phải theo dõi xem thuốc có vào đúng trong da không bằng hai cách:

+ Nhìn vết tiêm chỗ thuốc vào bao giờ cũng nổi phồng da cam bằng hạt ngô, màu da chỗ tiêm đang hống ngả sang trắng bạch (bơm chừng 1/10 ml).

+ Tự mình thấy đẩy thuốc vào rất chặt tay và có cảm giác như kim bị tắc.

- Bơm thuốc từ từ, theo dõi người bệnh trong và sau khi tiêm.

- Hết thuốc, rút kim nhanh và căng da chỗ tiêm vài giây cho thuốc khỏi trào ra theo kim, sát khuẩn lại nơi tiêm (nếu thử phản ứng dùng bông khô thấm phần thuốc chảy ra theo kim, tiêm vắc xin không sát khuẩn lại).

- Nếu là thử phản ứng thì phải thử thêm một mũi làm chứng bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl không sát khuẩn lại. Lấy bút màu xanh hoặc màu đen vẽ vòng tròn quanh chỗ tiêm đường kính rộng 1cm để đánh dấu theo dõi.

- Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, dặn người bệnh không được chạm hoặc gãi vào nơi tiêm, nếu có bất thường khó chịu trong người thì phải báo ngay.

- Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu chăm sóc, phiếu thử phản ứng thuốc.

Hình 14.9: Kỹ thuật tiêm trong da 14.2.6. Tai biến của tiêm trong da và cách xử trí:

- Người bệnh có thể phản ứng với thuốc: Khi tiêm phải có hộp thuốc cấp cứu.

- Tiêm vắc xin quá lâu hoặc quá liều quy định có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

14.2.7. Quy trình kỹ thuật làm test lẩy da:

- Test lẩy da là test khá chính xác, tương đối an toàn và dễ làm để dự phòng sốc phản vệ.

- Các bước: chuẩn bị người bệnh, chuẩn bị dụng cụ: giống như kỹ thuật tiêm trong da.

14.2.7.1. Kỹ thuật làm test:

- Nhỏ 1 giọt dung dịch kháng sinh định tiêm cho người bệnh (Penixillin hoặc Streptomicin...) nồng độ 100.000 đơn vị/ml lên mặt da (1 gram Streptomicin tương đương 1 triệu đơn vị).

- Cách đó 3 - 4 cm nhỏ 1 giọt dung dịch muối sinh lý (NaCl 0,9%) làm chứng.

- Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dùng 1 kim riêng) qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 45 độ rồi lẩy nhẹ, không được làm chảy máu.

- Dùng bút màu xanh hoặc đen khoanh tròn nơi tiêm đường kính 1cm.

- Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, dặn người bệnh không được chạm hoặc gãi vào nơi tiêm.

- Theo dõi người bệnh và nơi tiêm, sau 20 phút đọc và đánh giá kết quả.

14.2.7.2. Đọc kết quả:

Bảng 14.2: Bảng đối chứng kết quả thử phản ứng thuốc

Thuốc Nước cất Kết quả

Đỏ Không đỏ Không tiêm được

Không đỏ Không đỏ Tiêm được

Đỏ ít Không đỏ Tiêm được

Bảng 14.3: Bảng đọc kết quả thử phản ứng thuốc

Mức độ Ký hiệu Biểu hiện

Âm tính - Giống như chứng âm tính

Dương tính giả Khi ở giọt thuốc và NaCl 9‰ đều nổi sẩn như nhau.

Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính < 3mm

Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3 - 5 mm, ngứa, xung huyết Dương tính vừa ++ Đường kính ban sẩn 6 - 8 mm, ngứa, ban đỏ Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sẩn 9 - 12 mm, ngứa, chân giả

Dương tính rất mạnh ++++ Đường kính ban sẩn > 12 mm, ngứa nhiều, nhiều chân

14.2.7.3. Chú ý:

- Không được làm test lẩy da khi người bệnh đang có cơn dị ứng cấp tính (Viêm mũi, mày đay, hen phế quản...)

- Trước khi làm test lẩy da chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 179 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)