C HUẨN BỊ CHO NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA , CHUYỂN VIỆN

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU DƯỠNG

7. TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM, NHẬP VIỆN VÀ CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA, CHUYỂN VIỆN VÀ RA VIỆN

7.4. C HUẨN BỊ CHO NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA , CHUYỂN VIỆN

7.4.1.1. Mục đích.

Người bệnh có tình trạng bệnh nặng, bệnh không đúng với chuyên khoa vượt quá khả năng điều trị của khoa, của bệnh viện.

Người bệnh đã được hội chẩn toàn khoa, liên khoa (bệnh viện hạng I, II), toàn viện (bệnh viện hạng III) và có chỉ định chuyển viện sau khi hội chẩn.

Chuyển người bệnh từ phòng này sang phòng khác, khoa này sang khoa khác hoặc viện này sang viện khác giúp cho người bệnh nhận được sự chăm sóc và điều trị tốt hơn.

Có sự đồng ý của bác sỹ trưởng khoa (nếu là chuyển khoa).

Có giấy chuyển viện do giám đốc bệnh viện ký (đối với bệnh viện hạng III) trưởng phòng kế hoạch tổng hợp được giám đốc uỷ nhiệm kí giấy chuyển viện đối với bệnh viện hạng I, II.

7.4.1.2 Các thủ tục cần thiết của việc chuyển khoa, chuyển viện

* Chuyển khoa phòng.

Phải liên hệ với khoa phòng mới để họ chuẩn bị giường tiếp nhận người bệnh.

Thông báo và giải thích cho người bệnh lý do cho người bệnh và gia đình họ biết để họ chuẩn bị.

Bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án và những vấn đề khác (nếu có) cho khoa phòng mới.

*. Chuyển viện.

Phải liên hệ với bệnh viện mới để bố trí thời gian chuyển người bệnh đến.

Báo cho phòng kế hoạch tổng hợp để làm thủ tục, chuẩn bị phương tiện vận chuyển.

Báo cho người bệnh và gia đình họ biết ngày giờ chuyển viện, giải thích rõ lý do để người bệnh yên tâm, hợp tác.

Khi chuyển viện điều dưỡng viên phải đi cùng người bệnh và chuẩn bị sẵn phương tiện chuyên chở, thuốc cấp cứu.

Khi đến nơi điều dưỡng phải bàn giao người bệnh, giấy tờ, hồ sơ bệnh án…. đầy đủ có ký giao, nhận.

7.4.2. Quy trình kỹ thuật.

Nhận định Lý do

1. Nhận định các dấu hiệu sinh tồn của

người bệnh. Giải thích cho người bệnh và gia đình lý do vì sao phải chuyển người bệnh.

Là cơ sở để bàn giao người bệnh cho đội chăm sóc tại nơi người bệnh chuyển đến.

2. Đánh giá tình trạng tâm lý, lo lắng và những khó khăn của người bệnh khi chuyển viện.

Giải thích cho người bệnh, gia đình an tâm.

3. Thu thập chỉ định của bác sỹ cho người bệnh chuyển viện, phiếu ghi chức năng sống của nguời bệnh.

Đảm bảo tính pháp lý.

4. Đánh giá lý do chuyển viện. Người bệnh cần được chuyển đến nơi phù hợp có đủ điều kiện điều trị tốt nhất.

5. Thông báo cho người bệnh, gia đình biết thời gian chuyển viện và cơ sở y tế được chuyển đến.

Giúp người bệnh sắp xếp dụng cụ và bố trí người đi cùng chăm sóc người bệnh.

6. Thu thập giấy cam kết chuyển viện có chữ ký của người bệnh hoặc của gia đình.

Đảm bảo tính pháp lý.

7. Kiểm tra các phương tiện và trang thiết

bị, dụng cụ hỗ trợ cấp cứu. Giúp chuyển người bệnh được an toàn.

Lập kế hoạch

1. Người bệnh, gia đình người bệnh hiểu được lý do phải chuyển viện

2. Người bệnh được chuyển viện, vận chuyển an toàn, hiệu quả.

Thực hiện Lý do

1. Hoàn thành mọi thủ tục giấy tờ liên quan đến người bệnh, bao gồm:

Hồ sơ bệnh án: giấy chuyển viện, tóm tắt bệnh án...

Sổ ký bàn giao người bệnh và thuốc Phương tiện vận chuyển: cáng, xe lăn, xe ô tô.

Dụng cụ cấp cứu đi kèm: bình ô xy, hộp chống sốc.

Giúp cho việc chuyển viện được thuận tiện.

2. Thông báo, giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh lý do chuyển viện.

Hướng dẫn thủ tục cho người bệnh chuyển viện.

Giúp người bệnh hiểu và bớt lo lắng Thông tin chính xác giúp cho khoa/bệnh viện tiếp nhận người bệnh có kế hoạch điều trị, chăm sóc phù hợp người bệnh.

3. Hoàn tất các thủ tục chuyển viện theo quy định của bệnh viện.

Giúp cho việc chuyển viện được thuận tiện.

Cung cấp đầy đủ các thông tin cho nơi điều trị mới.

4. Chuyển thông tin điều trị cập nhật tới

bệnh viện mới. Đảm bảo cho người bệnh được điều trị và chăm sóc đạt hiệu quả tại bệnh viện mới, giảm nguy cơ sai sót trong điều trị, chăm sóc.

5. Tập hợp các vật dụng chăm sóc người bệnh: quần áo, chăn màn, các vật dụng có giá trị.

Tránh mất tài sản của người bệnh.

6. Đưa ra các khả năng có thể xảy ra cho

người bệnh trong khi vận chuyển. Biết cách đề phòng nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi vận chuyển.

7. Đánh giá tình trạng người bệnh: tinh thần, dấu hiệu sinh tồn, cản trở về hô hấp… và ghi vào hồ sơ bệnh án

Hạn chế được các tai nạn xảy ra trong qua trình vận chuyển.

Đảm bảo tính pháp lý.

8. Kiểm tra phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc trước khi vận chuyển người bệnh.

Đảm bảo an toàn khi vận chuyển người bệnh.

9. Giúp người bệnh lên cáng hoặc xe lăn

để chuyển đến ô tô. Hỗ trợ người bệnh tạo sự gần gũi, an tâm cho người bệnh.

bệnh đến cơ sở y tế mới. trên người bệnh.

11. Bàn giao người bệnh cho bệnh viện mới:

Tình trạng người bệnh, các thủ tục hành chính chuyên môn, tư trang của người bệnh.

Ký nhận bàn giao với điều dưỡng của khoa mới, viện mới.

Đảm bảo tính pháp lý.

12. Trở về khoa mình báo cáo với điều dưỡng trưởng:

Người bệnh đã chuyển đến khoa mới an toàn.

Ngày, giờ chuyển.

Tình trạng người bệnh khi di chuyển.

Đảm bảo tính pháp lý.

Đánh giá Không

1. Người bệnh, gia đình người bệnh hiểu được lý do phải chuyển viện.

2. Người bệnh được chuyển viện, vận chuyển an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)