Sau khi học xong học viên có khả năng:
1. Phân biệt được thuốc mê- thuốc tê.
2. Nêu được đặc điểm của các thuốc mê.
2. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng của các thuốc: Lidocain và Novocain dùng để gây tê.
NỘI DUNG 1. Thuốc mê
1.1. Khái niệm thuốc mê
Thuốc mê là thuốc ức chế có hồi phục thần kinh trung ương khi dùng ở liều điều trị, thuốc mê có tác dụng làm mất ý thức, mất dần cảm giác (nóng, lạnh, đau) mất dần phản xạ, thuốc mê còn giúp giãn cơ, mất khả năng vận động nên giúp cho việc tiến hành phẫu thuật được thuận lợi, an toàn.
1.2. Phân loại thuốc gây mê a. Thuốc mê theo đường hô hấp
- Thường ở thể lỏng dễ bay hơi hoặc ở thể khí.
- Đưa vào cơ thể qua đường hô hấp (quá trình hít thở).
- Hấp thu nhanh, dễ sử dụng và điều chỉnh được liều lượng.
- Ngoài ra còn có tác dụng gây ngủ, giảm đau và giãn cơ.
Ví dụ: Halothan, isofluran b. Thuốc mê đường tĩnh mạch
- Đưa vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch.
- Tác dụng gây mê nhanh, thời gian gây mê ngắn.
- Ít có tác dụng giảm đau giãn cơ.
- Khởi mê nhanh nhưng dễ gây ngừng hô hấp và khó điều chỉnh liều lượng.
Ví dụ: Thiopental, Ketamin, Propofol 1.3. Các thuốc gây mê thường dùng
KETAMIN Tên chung quốc tế: Ketamine hydrochloride Dạng thuốc và hàm lượng
Lọ 20 ml: 10 mg/ml pha với nước muối đẳng trương. Lọ 10 ml (50 mg/ml), 5 ml (100 mg/ml): có chứa chất bảo quản benzalkonium clorid.
Chỉ định
Dùng khởi mê và duy trì mê; giảm đau trong các thủ thuật ngắn nhưng gây đau: cắt lọc tổ chức hoại tử, thay băng trong bỏng, chụp điện quang, mổ mắt khi không có tăng nhãn áp, tai mũi họng, răng hàm mặt, nắn xương, chỉnh hình, soi đại tràng, mổ lấy thai.
Chống chỉ định
Nhiễm độc giáp; tiền sử tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, khối u hoặc xuất huyết trong não hoặc các nguyên nhân khác làm tăng áp lực nội sọ; tăng huyết áp; có tiền sử tai biến mạch máu não; suy vành; sản phụ có sản giật, tiền sản giật; tổn thương mắt và tăng nhãn áp; bệnh tâm thần, đặc biệt là ảo giác.
Liều lượng và cách dùng
Khởi mê:Tiêm tĩnh mạch, người lớn và trẻ em: 1 - 2 mg/kg trong 60 giây (2 mg/kg thường tác dụng 5 - 10 phút). Không nên dùng quá 4,5 mg/kg.
Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: 5 - 10 mg/kg (10 mg/kg thường tác dụng 12 - 25 phút). Không nên dùng quá 13 mg/kg.
Nhỏ giọt tĩnh mạch dung dịch chứa 1 mg/ml, người lớn và trẻ em, tổng liều khởi mê 0,5 - 2 mg/kg;
Duy trì mê (dùng bơm điện): 10 - 45 microgam/kg/phút, tốc độ điều chỉnh theo đáp ứng.
Giảm đau và an thần: Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: bắt đầu 2 - 4 mg/
kg; nếu tiêm tĩnh mạch, khởi đầu 0,2 - 0,75 mg/kg trong 2 - 3 phút, sau đó tiếp tục truyền tĩnh mạch 5 - 20 microgam/kg/phút.
Tác dụng không mong muốn
Rối loạn hành vi khi hồi tỉnh (trong vài giờ đến 24 giờ sau); tăng huyết áp, mạch nhanh, có thể có loạn nhịp tim; đau vùng tiêm; suy hô hấp: co thắt thanh quản; tăng tiết nước bọt.
THIOPENTAL
Tác dụng gây mê ngắn, chống co giật, liều thấp tác dụng an thần, không có tác dụng giảm đau. Mê sau khi tiêm 30 - 40 giây, tỉnh lại sau 30 phút nếu dùng một lần với liều nhỏ.
Tên chung quốc tế: Thiopental sodium
Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 0,5 g, 1 g, 2,5 g dạng bột đông khô mầu trắng ngà kèm nước cất để pha tiêm 20 - 40 ml. Khi dùng thì pha thành dung dịch 2,5 - 5,0%.
Chỉ định: Phải có sẵn phương tiện hồi sức hô hấp, tuần hoàn.
Khởi mê các cuộc mê dài; gây mê mổ ngắn; chống co giật; chống phù não nhưng phải có thở máy.
Chống chỉ định: Không có thông khí hỗ trợ; quá mẫn với barbiturat;
rối loạn chuyển hoá porphyrin.
Thận trọng: Giảm huyết áp: khi mất nước, chảy máu nặng, bệnh tim nặng; suy gan nặng; nhược cơ; suy thận; người cao tuổi và trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai; suy hô hấp,hen. Cần thận trọng khi tiêm: nếu
phải xử lý ngay bằng Papaverin pha loãng hoặc Lidocain 1% vào mạch máu đó.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng: Hòa tan ống 0,5 g hoặc 1 g bột vào 20 hoặc 40 ml nước cất pha tiêm để được dung dịch có nồng độ 2,5%, pha ngay trước khi tiêm. Nếu dung dịch có vẩn đục, kết tủa hoặc pha lâu trên 24 giờ phải bỏ.
Liều dùng:
Khởi mê: Tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 - 15 giây dung dịch 2,5%, người lớn 100 - 150 mg (giảm liều và tiêm chậm hơn ở người cao tuổi hoặc suy nhược), tiếp theo tiêm thêm 100 - 150 mg nếu cần, tuỳ theo đáp ứng sau 60 giây; hoặc tối đa 4 mg/kg; trẻ em: 2 - 7 mg/kg, tiêm lại nếu cần, tuỳ theo đáp ứng sau 60 giây.
Tác dụng không mong muốn: Giảm huyết áp (phải giảm liều ở người cao tuổi); suy hô hấp; co thắt thanh quản; dị ứng; ban da; sốc phản vệ;ho; đau nơi tiêm do viêm tĩnh mạch.
Cần lưu ý: Sau mê thuốc chuyển hóa chậm nên một vài tác dụng an thần buồn ngủ có thể kéo dài trong vòng 24 giờ.
2. Thuốc gây tê 2.1. Khái niệm
Thuốc tê là thuốc có tác dụng phong bế thần kinh cảm giác, ức chế thần kinh cảm giác, làm mất sự dẫn truyền các xung tác thần kinh lên thần kinh trung ương.
Có 2 cách gây tê:
- Gây tê tại chỗ: gây tê niêm mạc mũi, họng (Cocain,Tetracain, ethylclorid...)
- Gây tê vùng: Dưới da-thần kinh-tủy sống. (Lidocain, Procain, Bupivacain Ropivacain )
2.2. Các thuốc gây tê thường dùng
NOVOCAIN ( PROCAIN HYDROCLORID) Tác dụng
Gây tê ngắn, yếu, không có tác dụng gây tê bê mặt, tác dụng kém hơn lidocain nên phải phối hợp với Epinephrin để kéo dài tác dụng.
Tác dụng không mong muốn
Có thể gây dị ứng, giảm huyết áp, suy yếu toàn thân, làm giảm tác dụng của sulfamid kháng khuẩn.
Chỉ định
Gây tê theo đường tiêm để giảm đau khi bị bong gân, sai khớp, chấn thương.
Chống chỉ định
Phối hợp với Sulfamid kháng khuẩn, người mẫn cảm với thuốc.
Cách dùng – Liều dùng
Dạng ống tiêm 0,25%, 0,5%, 1%, 2%, 3%,
+ Gây tê tại chỗ, từng vùng: đám rối thần kinh, tủy sống, thân thần kinh: Dùng dung dịch 0, 5-2 %
+ Phong bế , gây tê ngấm: tiêm thuốc tê vào dưới da dung dịch 0,25- 5 % - 15 ml / 24 h
+ Gây tê tuỷ sống dùng dung dịch 5%.Gây tê thấm dùng dung dịch 0,25 - 5%. Phong bế thần kinh ngoại vi dùng dung dịch 0,5 - 2%.
Liều dùng tuỳ thuộc vào từng trường hợp và nồng độ dung dịch.
LIDOCAIN Tên chung quốc tế: Lidocaine.
Loại thuốc: Thuốc tê, thuốc chống loạn nhịp nhóm 1B.
Dạng thuốc và hàm lượng
Hàm lượng và liều lượng được tính theo lidocain hydroclorid. Thuốc tiêm: 0.5% (50 ml); 1% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml); 1,5%
(20 ml); 2% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml); 4% (5 ml); 10%
(3 ml, 5 ml, 10 ml); 20% (10 ml, 20 ml).
Thuốc dùng ngoài: Gel: 2% (30 ml); 2,5% (15 ml). Thuốc mỡ: 2,5%, 5% (35 g). Dung dịch: 2% (15 ml, 240 ml); 4% (50 ml). Kem: 2% (56 g).
Chỉ định
Gây tê bề mặt niêm mạc khi nội soi, làm thủ thuật; gây tê thấm; phong bế thần kinh ngoại biên và giao cảm; gây tê tuỷ sống; gây tê vùng tĩnh mạch ;gây tê trong nha khoa; điều trị và dự phòng loạn nhịp thất
Chống chỉ định
Quá mẫn với thuốc , có rối loạn xoang - nhĩ nặng, blốc nhĩ - thất ở tất cả các mức độ, suy cơ tim nặng, hoặc blốc trong thất.
Tác dụng không mong muốn
Thường do liều quá cao hoặc tiêm vào mạch máu: chóng mặt, vật vã, nhìn mờ, mất tri giác, co giật, hôn mê; độc với tim mạch: hạ huyết áp, nhịp tim chậm, bloc dẫn truyền, ngừng tim; dị ứng quá mẫn. Gây tê ngoài màng cứng đôi khi gây bí đái, đại tiện không tự chủ, đau đầu, đau lưng hoặc mất cảm giác vùng đáy chậu.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng: Liều tối đa lidocain an toàn đối với người lớn và trẻ em là 4 mg/kg dùng dung dịch 0,5% hoặc 1% lidocain; dung dịch 0,5%
hoặc 1% lidocain + adrenalin 5 microgam/ml (1/200.000), 7 mg/kg.
Liều lượng:
- Dung dịch không pha adrenalin: Gây tê thấm và phong bế thần kinh ngoại biên: dùng dung dịch 0,5% tối đa 250 mg (tối đa 50 ml) hoặc dung dịch 1% tối đa 250 mg (tối đa 25 ml) cho người lớn. Gây tê bề mặt ở hầu, thanh quản, khí quản, dùng dung dịch 4%, người lớn 40 - 200 mg (1 - 5 ml).Gây tê bề mặt ở niệu đạo, dùng dung dịch 4%,
người lớn 400 mg (10 ml). Gây tê tuỷ sống, dung dịch 5% (với glucose 7,5%), người lớn 50 - 75 mg (1 - 1,5 ml).
- Dung dịch có pha adrenalin: Gây tê thấm và phong bế thần kinh ngoại biên, dung dịch 0,5% có pha adrenalin, người lớn tối đa 400 mg (tối đa 40 ml). Gây tê trong nha khoa, dung dịch 2% có pha adrenalin, người lớn, 20 - 100 mg (1 - 5 ml).
Lượng giá
1. Trình bày đặc điểm, phân loại thuốc mê theo đường dùng? cho ví dụ?
2. Trình bày chỉ định, chống chỉ định của Lidocain và Novocain.
3. Viết liều tối đa của Lidocain và liều gây tê tại chỗ của Novocain.