THUỐC TÁC DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Một phần của tài liệu Bài giảng Dược lý - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 87 - 118)

Sau khi học xong, học viên có khả năng:

1. Liệt kê được các nhóm thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa

2. Trình bày được đặc điểm của nhóm thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa.

3. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định của các thuốc có tác dụng trên cơ quan tiêu hóa đã học.

4. Nêu được cách dùng, liều lượng của các thuốc đã học NỘI DUNG

Thuốc tác dụng trên đường tiêu hoá gồm:

- Thuốc kháng acid và thuốc chống loét dạ dày – tá tràng - Thuốc chống nôn

- Thuốc chống co thắt - Thuốc tẩy, nhuận tràng - Thuốc chữa ỉa chảy - Thuốc điều trị trĩ

- Thuốc điều trị viêm ruột không đặc hiệu

I. CÁC KHÁNG ACID, THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG VÀ ĐẦY HƠI

Loét đường tiêu hoá bao gồm loét dạ dày, tá tràng và đoạn dưới của thực quản. Loét tá tràng thường lành tính nhưng loét dạ dày rất hay kèm theo khối u ác tính. Vì vậy đối với tất cả người bệnh trên 40 tuổi nghi ngờ có loét, phải tính đến khả năng bệnh ác tính.

Nhóm thuốc thường dùng để điều trị loét bao gồm:

- Thuốc kháng acid: Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd

- Thuốc ức chế bài tiết acid và pepsin: thuốc ức chế thụ thể histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton: Cimetidin, Ranitidin,Famotidin, Nizatidin; Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Pantoprazol, Rabeprazol…

- Các thuốc khác: muối bismuth, sucralfat, thuốc hủy phó giao cảm, chất tương tự prostaglandin.

*Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày

Phác đồ điều trị bằng 3 thuốc, thời gian 2 tuần lễ:

- Amoxicilin: 750 mg, 3 lần/ngày, cộng với:

- Metronidazol: 500 mg, 3 lần/ngày, cộng với:

- Ranitidin: 300 mg, lúc tối (hoặc 150 mg, 2 lần/ngày) uống trong 14 ngày.

Phác đồ điều trị bằng 2 thuốc, thời gian 2 tuần lễ:

- Ranitidin bismuth citrat: 400 mg, 2 lần/ngày, cộng với, hoặc:

- Amoxicilin: 500 mg, 4 lần/ngày, hoặc:

- Clarithromycin: 250 mg, 4 lần/ngày (hoặc 500 mg, 3 lần/ngày), uống trong 14 ngày.

- Chú ý: Phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori hiệu quả hơn phác đồ 2 thuốc.

NHÔM HYDROXID Tên chung quốc tế: Aluminium hydroxide Loại thuốc: Kháng acid

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 300 mg, 500 mg; viên nén bao phim: 600 mg.

Nang: 400 mg, 475 mg, 500 mg.

Hỗn dịch: 320 mg/5 ml, 450 mg/5 ml, 600 mg/5 ml, 675 mg/5 ml.

Chỉ định

Tăng tiết acid (đau, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua) ở người có loét và không có loét dạ dày - tá tràng; trào ngược dạ dày - thực quản;

tăng phosphat máu.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc; giảm phosphat máu; trẻ nhỏ (đặc biệt trẻ bị mất nước và suy thận); rối loạn chuyển hoá porphyrin; chảy máu trực tràng hoặc dạ dày - ruột chưa chẩn đoán được nguyên nhân; viêm ruột thừa.

Thận trọng

Suy thận và thẩm tách thận; suy gan; suy tim sung huyết; táo bón; mất nước; mất dịch; rối loạn tiêu hoá có giảm nhu động ruột hoặc tắc nghẽn; tương tác thuốc. Kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat máu khi điều trị lâu dài.

Liều lượng và cách dùng

Khó tiêu do tăng acid và trào ngược dạ dày - thực quản:

Người lớn: Dạng viên nhai mỗi lần 0,5 - 1,0 g, dạng hỗn dịch uống mỗi lần 320 - 640 mg, ngày 4 lần, uống vào 1 - 3 giờ sau khi ăn và khi đi ngủ, hoặc khi đau, khó chịu.

Trẻ em 6 - 12 tuổi: Uống 320 mg dạng hỗn dịch, ngày 3 lần.

Tăng phosphat máu: Người lớn: Uống 2 - 10 g mỗi ngày, chia làm nhiều lần, vào các bữa ăn. Uống với nhiều nước để giảm táo bón do thuốc.

Chế phẩm phối hợp nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd:

Hỗn dịch: chứa magnesi hydroxyd 195 mg + nhôm hydroxyd 220 mg/

5ml: người lớn uống mỗi lần 10 - 20 ml, vào 20 - 60 phút sau khi ăn, trước khi đi ngủ hoặc khi đau, khó chịu. Trẻ em dưới 14 tuổi không nên dùng.

Dạng viên: Chứa magnesi hydroxyd 400 mg + nhôm hydroxyd 400

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: táo bón; chát miệng; cứng bụng; buồn nôn; phân trắng. ít gặp: giảm phosphat máu làm tăng tiêu xương; giảm magnesi máu;

tăng calci niệu; nguy cơ nhuyễn xương (khi chế độ ăn ít phosphat hoặc điều trị lâu dài); tăng nhôm trong máu gây bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.

CIMETIDIN Tên chung quốc tế: Cimetidine.

Loại thuốc: Kháng thụ thể H2 histamin.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén và viên sủi: 200 mg, 300 mg, 400 mg, 800 mg. Siro: 200 mg/5 ml, 300 mg/5 ml. Thuốc tiêm: 200 mg/2 ml, 300 mg/2 ml. Dịch truyền: 400 mg/100 ml natri clorid 0,9% .

Chỉ định

Loét dạ dày, tá tràng lành tính; loét miệng nối sau phẫu thuật; trào ngược dạ dày - thực quản; hội chứng Zollinger-Ellison; một số trường hợp khác cần phải giảm acid dịch vị.

Chống chỉ định Mẫn cảm với thuốc.

Thận trọng

Trước khi dùng cimetidin, phải chẩn đoán loại trừ khả năng ung thư dạ dày, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi; suy gan ; suy thận ; mang thai và cho con bú ; tránh tiêm tĩnh mạch (dùng bằng đường truyền tĩnh mạch), đặc biệt khi dùng liều cao và có suy tim mạch (nguy cơ loạn nhịp tim);

Liều lượng, cách dùng

Loét dạ dày, tá tràng lành tính:

Uống: Người lớn mỗi lần 400 mg, ngày 2 lần (vào bữa ăn sáng và khi đi ngủ), hoặc mỗi lần 300 mg vào các bữa ăn và khi đi ngủ, hoặc 800 mg khi đi ngủ, ít nhất trong 4 tuần đối với loét tá tràng, 6 tuần đối với loét dạ dày và 8 tuần trong loét do dùng NSAID. Khi cần thiết, có thể tăng liều lên mỗi lần 400 mg, 4 lần mỗi ngày, tối đa 2,4 g một ngày, chia làm nhiều lần.

Trẻ dưới 1 tuổi: 20 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần; trẻ em trên 1 tuổi:

25 - 30 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần.

Điều trị duy trì: người lớn uống 400 mg trước khi đi ngủ.

Trào ngược dạ dày - thực quản: Người lớn uống mỗi lần 400 mg, ngày 4 lần (vào bữa ăn và trước khi đi ngủ) trong 4 - 8 tuần.

Hội chứng Zollinger-Ellison: Người lớn uống mỗi lần 400 mg, ngày 4 lần, có thể tăng liều cao hơn tới tối đa 2,4 g một ngày.

Chảy máu do loét dạ dày, tá tràng: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 200 mg (nếu tiêm tĩnh mạch phải tiêm chậm ít nhất trong 5 phút), tiêm nhắc lại sau mỗi 4 - 6 giờ nếu cần thiết. Khi cần dùng liều lớn hơn hoặc người bệnh có rối loạn tim mạch thì truyền tĩnh mạch cách quãng 400 mg trong 30 - 60 phút hoặc truyền liên tục với tốc độ 50 - 100 mg/

giờ.

Giảm liều ở người suy thận.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: ỉa chảy; đau đầu; chóng mặt; mệt mỏi; ngủ gà; lú lẫn;

trầm cảm; kích động; bồn chồn; ảo giác; chứng vú to ở đàn ông (khi dùng lâu hơn 1 tháng).

Ít gặp: chứng bất lực có thể hồi phục (khi dùng lâu); tăng enzym gan tạm thời; tăng creatinin máu; phản ứng quá mẫn.

Hiếm gặp: viêm tụy cấp; rối loạn chức năng gan (khỏi khi ngừng thuốc), mạch nhanh hoặc chậm; nghẽn nhĩ thất; giảm bạch cầu hạt;

giảm tiểu cầu; giảm hồng cầu; viêm thận kẽ; viêm da cơ; rụng lông tóc.

RANITIDIN Tên chung quốc tế: Ranitidine.

Loại thuốc: Ðối kháng thụ thể histamin H2. Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 75 mg, 150 mg, 300 mg. Nang, viên sủi: 150 mg, 300 mg.

Gói bột: 150 mg. Dung dịch uống: 75 mg/5 ml. Thuốc tiêm: 50 mg/2 ml.

Chỉ định

Loét dạ dày, tá tràng lành tính; trào ngược dạ dày - thực quản; hội chứng Zollinger-Ellison; loét miệng nối sau phẫu thuật; các trường hợp khác cần thiết phải giảm acid dịch vị.

Chống chỉ định Quá mẫn với thuốc.

Thận trọng

Phải chẩn đoán loại trừ khả năng ung thư trước khi dùng thuốc; suy thận ; suy gan nặng; rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp; bệnh tim;

mang thai ; cho con bú.

Liều dùng và cách dùng

Loét dạ dày, tá tràng lành tính:

Người lớn: Uống mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần vào sáng và tối, hoặc một lần 300 mg vào buổi tối, trong 4 - 8 tuần; viêm dạ dày mạn tính uống tối đa 6 tuần; loét do dùng NSAID uống trong 8 tuần.

Loét tá tràng có thể uống mỗi lần 300 mg, ngày 2 lần trong 4 tuần để chóng lành vết loét.

Điều trị duy trì: 150 mg uống khi đi ngủ.

Trẻ em: Uống mỗi lần 2 - 4 mg/kg, ngày 2 lần, tối đa 300 mg/ngày.

Ðề phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Uống liều 150 mg, ngày 2 lần.

Ðiều trị trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150 mg, 2 lần 1 ngày hoặc 300 mg 1 lần vào đêm, trong thời gian 8 tới 12 tuần. Khi đã khỏi, để điều trị duy trì dài ngày, uống 150 ngày 2 lần.

Ðiều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 150 mg, ngày 3 lần. Có thể uống đến 6 g/ngày, chia làm nhiều lần uống.

Loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori: áp dụng phác đồ 2 thuốc hoặc 3 thuốc dưới đây trong 2 tuần lễ, sau đó dùng thêm ranitidin 2 tuần nữa.

Tiêm bắp thịt: Tiêm 50 mg (trong 2 ml dung dịch nước); cứ 6 - 8 giờ tiêm 1 lần.

Tiêm tĩnh mạch chậm: Tiêm 50 mg, hòa tan thành 20 ml dung dịch, tiêm chậm trong tối thiểu 2 phút; cứ 6 - 8 giờ, có thể tiêm nhắc lại.

Truyền tĩnh mạch: Liều 25 mg/giờ, truyền trong 2 giờ; cứ 6 - 8 giờ, có thể truyền nhắc lại.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: đau đầu; ban đỏ da; chóng mặt; mệt; ỉa chảy. ít gặp:

giảm bạch cầu; giảm tiểu cầu; tăng enzym gan. Hiếm gặp: các phản ứng quá mẫn (kể cả sốc phản vệ); tình trạng kích động; giảm hồng cầu; mất bạch cầu hạt; nhịp tim chậm hoặc nhanh; nghẽn nhĩ thất;

viêm tụy; viêm gan; rối loạn thị giác; chứng vú to ở đàn ông; rụng lông tóc.

OMEPRAZOL Tên chung quốc tế: Omeprazole

Loại thuốc: Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm: Lọ 40 mg thuốc bột, kèm ống dung môi 10 ml để pha tiêm.

Chỉ định

Loét dạ dày - tá tràng lành tính; trào ngược dạ dày - thực quản; hội chứng Zollinger-Ellison.

Chống chỉ định Quá mẫn với thuốc Thận trọng

Bệnh gan; mang thai và cho con bú; trước khi dùng omeprazol phải chẩn đoán loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày.

Liều lượng và cách dùng Đường uống: Người lớn

Loét dạ dày - tá tràng lành tính: Uống mỗi ngày một lần 20 mg (bệnh nặng hoặc tái phát tăng lên 40 mg) trong 4 tuần nếu loét tá tràng; trong 8 tuần nếu loét dạ dày. Dự phòng tái phát loét tá tràng:

mỗi ngày uống một lần 10 mg, tăng lên 20 mg nếu các triệu chứng trở lại.

Loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Mỗi ngày uống một lần 20 mg trong 4 tuần, sau đó uống thêm 4 tuần nữa nếu vết loét chưa liền hoàn toàn; dự phòng tái phát: uống mỗi ngày một lần 20 mg.

Loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori dương tính: Dùng theo phác đồ để điều trị tiệt căn: Omeprazol +amoxycilin (hay tetracyclin) + metronidazol (hay tinidazol) trong 10 ngày

Trào ngược dạ dày - thực quản: Mỗi ngày uống một lần 20 mg trong 4 tuần, sau đó uống thêm 4 - 8 tuần nữa nếu chưa khỏi hoàn toàn; trong trường hợp đã kháng với các điều trị khác: mỗi ngày một lần 40 mg trong 8 tuần, sau đó có thể tiếp tục duy trì mỗi ngày một lần 20 mg.

Hội chứng Zollinger-Ellison: Khởi đầu mỗi ngày uống một lần 60 mg, về sau dùng ngày 20 - 120 mg; nếu liều dùng cao hơn 80 mg thì chia làm hai lần mỗi ngày. Liều lượng và thời gian điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Không được dừng thuốc đột ngột.

Bệnh ợ chua (bệnh trào ngược dịch vị acid)(điều trị dài ngày): 10 - 20 mg ngày uống 1 lần nếu triệu chứng tái phát.

Chứng khó tiêu liên quan đến dịch vị acid: Uống mỗi ngày một lần 10 - 20 mg, trong 2 - 4 tuần theo sự đáp ứng của người bệnh.

Trẻ em trên 2 tuổi, viêm thực quản trào ngược gây loét nặng, uống 0,7 - 1,4 mg/kg/ngày trong 4 - 12 tuần; tối đa 40 mg/ngày (bắt đầu điều trị do thầy thuốc nhi khoa ở bệnh viện chỉ định).

Tiêm tĩnh mạch trẻ em: Không khuyến cáo.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: nhức đầu; buồn ngủ; chóng mặt; rối loạn tiêu hóa. ít gặp:

mất ngủ; rối loạn cảm giác; nổi mày đay; phát ban; ngứa; rụng lông tóc; tăng enzym gan. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn nặng (phù mạch;

co thắt phế quản; hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Stevens - Johnson, phản vệ... ); thay đổi về số lượng tế bào máu; rối loạn thần kinh (lẫn lộn, kích động, trầm cảm); rối loạn thị giác; chứng vú to ở đàn ông;

đau cơ; đau khớp; viêm thận kẽ.

BISMUTH SUBCITRAT (Bismuth subcitrat keo) Tên chung quốc tế: Bismuth subcitrate.

Loại thuốc

Tác nhân bảo vệ tế bào.

Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 120 mg

Phối hợp với các thuốc khác để điều trị loét dạ dày - tá tràng.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với thuốc, bệnh thận nặng, phụ nữ có thai.

Thận trọng

Nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng nếu dùng quá liều, dùng trong thời gian dài hoặc uống cùng hợp chất khác chứa bismuth; thận trọng khi dùng cho người có tiền sử chảy máu đường tiêu hoá (bis- muth làm phân màu đen, dễ nhầm với đại tiện phân đen); mang thai, cho con bú.

Liều lượng và cách dùng

Uống mỗi lần 120 mg, ngày 4 lần vào 30 phút trước bữa ăn và 2 giờ sau bữa ăn tối hoặc mỗi lần 240 mg, ngày 2 lần trước bữa ăn sáng và tối. Điều trị trong 4 tuần, có thể kéo dài tới 8 tuần nếu cần thiết.

Khi phối hợp với các thuốc khác để điều trị loét, liều dùng của bismuth subcitrat là mỗi lần 120 mg, 4 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: phân đen; lưỡi đen; làm biến màu răng (có hồi phục). ít gặp: buồn nôn; nôn. Hiếm gặp: độc với thận; bệnh não; độc với thần kinh.

II. THUỐC CHỐNG NÔN

Các thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, say tàu xe và do tác dụng phụ của thuốc, nhất là thuốc chống ung thư. Các nhóm thuốc chống nôn gồm có: Thuốc ức chế phó giao cảm: atropin, scopolamin; thuốc kháng histamin H1: diphenhydramin, hydroxyzin; thuốc kháng serotonin:

ondansetron; thuốc gây tê ở ngọn dây cảm giác ở dạ dày (natri citrat, procain), các benzodi- azepin, corticoid. Nhưng nhóm thuốc chống nôn quan trọng nhất là thuốc kháng thụ thể D2 dopaminergic như:

metoclopramid, domperidon, promethazin, butyrophenol.

DOMPERIDON

Loại thuốc: Thuốc chống nôn / thuốc đối kháng dopamin.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 10 mg. Thuốc đạn: 30 mg. Thuốc sủi dạng hạt: 10 mg/gói.

Hỗn dịch uống: 30 mg/30 ml. ống tiêm: 10 mg/2 ml.

Chỉ định

Buồn nôn và nôn, đặc biệt ở người đang điều trị bằng thuốc chống ung thư; rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột.

Chống chỉ định

Nôn sau khi mổ; chảy máu đường tiêu hoá; tắc ruột cơ học; trẻ em dưới 1 tuổi; dùng domperidon thường xuyên, dài ngày.

Thận trọng

Chỉ dùng chống nôn cho bệnh nhân Parkinson khi các biện pháp khác an toàn hơn không có tác dụng và không dùng quá 12 tuần; suy thận;

phải rất thận trọng khi dùng đường tiêm tĩnh mạch (đặc biệt ở người có nguy cơ loạn nhịp tim, hạ kali huyết hoặc đang dùng thuốc chống ung thư).

Liều lượng và cách dùng

Chủ yếu dùng đường uống, uống trước bữa ăn 15 - 30 phút. Rất hiếm khi dùng theo đường tiêm.

Người lớn: Uống mỗi lần 10 - 20 mg, cách 4 - 8 giờ một lần, tối đa 1 mg/kg/ngày; đặt trực tràng: 30 - 60 mg; Trẻ em: mỗi lần uống 200 - 400 microgam/kg, cách 4 - 8 giờ một lần hoặc đặt trực tràng 4 mg/kg/

ngày, chia làm nhiều lần.

Đường tiêm: ít dùng, mỗi lần 10 mg, tối đa 5 lần một ngày. Nếu dùng đường tĩnh mạch phải thật thận trọng, phải truyền thật chậm trong 15 -

Tác dụng không mong muốn

Domperidon khó qua được hàng rào máu - não nên ít gây tác dụng không mong muốn ở thần kinh trung ương hơn metoclopramid.

Hiếm gặp: Rối loạn kinh nguyệt; mất kinh; đau tức vú do tăng prolactin (khi dùng dài ngày). Rối loạn ngoại tháp và buồn ngủ xảy ra với tỷ lệ rất thấp và thường do rối loạn tính thấm của hàng rào máu - não (trẻ đẻ non, tổn thương màng não) hoặc do quá liều.

METOCLOPRAMID Tên chung quốc tế: Metoclopramide

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 5 mg, 10 mg; Siro 5 mg/5ml;Thuốc tiêm 5 mg/ml, ống tiêm 2 ml.

Chỉ định

Buồn nôn và nôn do đau nửa đầu, rối loạn tiêu hoá; điều trị ung thư bằng hóa trị liệu hoặc xạ trị; tiền mê; nôn sau phẫu thuật; trào ngược dạ dày - thực quản; liệt nhẹ dạ dày; giúp thủ thuật đặt ống thông vào đường tiêu hóa được dễ dàng; làm dạ dày tháo rỗng nhanh trong chụp X-quang.

Chống chỉ định

Xuất huyết đường tiêu hoá; tắc ruột cơ học; thủng ruột; các rối loạn gây co giật (động kinh); u tế bào ưa crôm.

Thận trọng

Người cao tuổi; trẻ em và người trẻ; suy gan; suy thận; mang thai và cho con bú; bệnh Parkinson; trầm cảm; rối loạn chuyển hoá porphyrin;

có thể che lấp các rối loạn như khi não bị kích thích; tránh dùng trong 3 - 4 ngày sau phẫu thuật đường tiêu hoá; tăng huyết áp; hen phế quản.

Thuốc có thể gây buồn ngủ, phải thận trọng khi lái xe, điều khiển máy.

Liều lượng và cách dùng

Buồn nôn và nôn: Nói chung trong tất cả các trường hợp, tổng liều không quá 0,5 mg/kg/ngày. Phải giảm liều ở người suy gan, suy thận.

Liều thường dùng: Uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.

Người lớn: mỗi lần 10 mg, ngày 3 lần trước bữa sáng, bữa tối và trước khi đi ngủ ;

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: ỉa chảy; buồn ngủ; phản ứng ngoại tháp (đặc biệt ở trẻ em và người trẻ); yếu cơ.

III. THUỐC CHỐNG CO THẮT

Thuốc chống co thắt đường tiêu hoá có tác dụng làm giãn các cơ trơn, dùng để điều trị các triệu chứng đau do co thắt đường tiêu hoá, đường mật và cả đường sinh dục, tiết niệu. Các thuốc chống co thắt có 2 nhóm:

Thuốc huỷ phó giao cảm: Atropin, hyoscin butylbromid.

Atropin có tác dụng kháng cholinergic cả trung ương và ngoại biên, nên gây nhiều tác dụng không mong muốn. Hyoscin butylbromid không vào được thần kinh trung ương, chỉ có tác dụng hủy phó giao cảm ngoại biên, nên không gây các tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như atropin. Vì vậy, dùng hyoscin butylbromid an toàn hơn atropin.

Thuốc chống co thắt cơ trơn trực tiếp: Papaverin, alverin citrat, mebe- verin, phloroglucinol có tác dụng làm giãn trực tiếp cơ trơn đường tiêu hoá, đường mật, đường tiết niệu và sinh dục. Nhóm thuốc này ít gây các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, dễ dùng hơn các thuốc hủy phó giao cảm.

ALVERIN CITRAT

Một phần của tài liệu Bài giảng Dược lý - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 87 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)