Đáp ứng truyền thống so với đáp ứng điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 193 - 196)

ứng Đẩy Đẩy-kéo

Vận tải Khối lượng lớn Bưu kiện

Hậu cần ngược Một phần nhỏ của kinh doanh

Quan trọng và phức tạp nhiều

Nơi giao hàng Số lượng nhỏ các cửa hàng Nhiều khách hàng trên phạm vi địa lý rộng Thời gian đặt hàng Tương đối dài Tương đối ngắn

Một tác động khác của đáp ứng điện tử đến ngành vận tải gia tăng đáng kể trong hậu cần ngược. Thực ra, trong vũ đài doanh nghiệp đến khách hàng, đáp ứng điện tử điển hình nghĩa là nhà cung cấp cần quản lý nhiều hàng hóa trả lại, và mỗi hàng hóa này từ vận chuyển số lượng nhỏ. Điều này là đúng vì các nhà bán lẻ trực tuyến cần xây dựng sự tin tưởng của khách hàng thông qua thời hạn trả lại hàng hóa dài.

Vận chuyển bưu kiện đã được thiết đặt sẵn sàng để quản lý việc trả lại hàng hóa này, đó là một vấn đề nổi cồm trong B2C và trong nhiều trường hợp đối với B2B.

Đây chính là thách thức đối với ngành LTL, một ngành về mặt truyền thống thì không để tâm đến dịch vụ giao hàng tận nhà.

Hậu cần đáp ứng điện tử đòi hỏi thời gian đặt hàng ngắn, khả năng phục vụ phục vụ khách hàng trên phạm vi toàn cầu, và khả năng đảo ngược dòng từ B2C sang C2B.

Chỉ có vận chuyển bưu kiện có thể thực hiện tất cả đáp ứng này. Thực ra, một thuận lợi quan trọng của ngành vận chuyển bưu kiện là sự hiện hữu của cơ sở hạ tầng thông tin vượt trội cho phép kiểm tra thời gian thực tế. Vì vậy, chúng ta nhận thấy tương lai đầy triển vọng của ngành vận chuyển bưu kiện, đặc biệt đối với những nhà vận tải, những doanh nghiệp thực hiện việc điều chỉnh hệ thống của họ để tích hợp với chuỗi cung ứng của khách hàng họ.

V. CÁC CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI

Bây giờ chúng ta xem xét việc việc phân chia của chuỗi cung ứng bắt đầu với nhà sản xuất, nhà cung ứng và cấu thành tiếp tục, trong trường hợp của hàng hóa bán lẻ, đối với nhà bán lẻ. Điển hình có ba chiến lược phân phối ra bên ngoài được sử dụng:

1. Vận chuyển trực tiếp. Trong chiến lược này, hàng hóa được vận chuyển một cách trực tiếp từ nhà cung cấp đến các cửa hàng bán lẻ mà không qua các trung tâm phân phối

2. Xếp hàng vào kho. Đây chính là chiến lược cổ điển mà ở đó các nhà kho giữ hàng hóa trong kho và cung cấp những sản phẩm yêu cầu cho khách hàng.

3. Dịch chuyển chéo. Trong chiến lược này, hàng hóa được phân phối liên tục từ nhà cung cấp thông qua nhà kho đến khách hàng. Tuy nhiên, các nhà kho hiếm khi giữ hàng tồn kho nhiều hơn từ 10 đến 15 giờ.

Chúng ta đã thảo luận các chiến lược giữ tồn kho truyền thống ở mức độ chi tiết ở chương 3. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu phương thức vận chuyển trực tiếp và dịch chuyển chéo.

1. Vận chuyển trực tiếp

Các chiến lược vận chuyển trực tiếp tồn tại nhằm né tránh nhà kho và trung tâm phân phối. Thực hiện việc vận chuyển trực tiếp, nhà sản xuất hoặc cung cấp phân phối hàng hóa một cách trực tiếp đến các cửa hàng bán lẻ. Điểm mạnh của chiến lược này là:

• Nhà bán lẻ tránh được chi phí hoạt động của một trung tâm phân phối

• Giảm thời gian đặt hàng

Kiểu chiến lược phân phối này cũng có nhiều bất lợi.

• Tác động của phân tán rủi ro và chúng ta đã thảo luận ở chương 3 thừa nhận là không tồn tại bởi vì không có nhà kho trung tâm

• Chi phí vận chuyển của nhà sản xuất và nhà phân phối gia tăng vì nó phải gởi hàng hóa bằng các xe tải nhỏ hơn đến nhiều vị trí hơn

Vì những lý do này, vận chuyển trực tiếp là phổ biến khi các cửa hàng bán lẻ yêu cầu vận chuyển bằng tải trọng của xe (chất đầy hàng), điều này hàm ý rằng cac nhà kho không hỗ trợ trong việc giảm cước phí vận chuyển. Điều này thường do một nhà bán lẻ quyền năng ủy thác hoặc được sử dụng trong những trường hợp mà thời gian đặt hàng là đáng kể. Thỉnh thoảng, nhà sản xuất miễn cưỡng tham gia vào vận chuyển trực tiếp nhưng không có thể không có lựa chọn để tiếp tục kinh doanh. Vận chuyển trực tiếp cũng phổ biến trong ngành tạp hóa, nơi mà thời gian đặt hàng là quyết định do hàng hóa bị phân hủy, giảm giá trị.

Ví dụ: JCPenny đã thực hiện thành công chiến lược vận chuyển trực tiếp.

JCPenny bán hàng hóa thông qua gần 1000 cửa hàng và hàng triệu catalog.

Với hơn 200.000 loại sản phẩm từ hơn 20.000 nhà cung cấp thì việc quản lý dòng dịch chuyển hàng hóa là một công việc kinh khủng. Mỗi cửa hàng riêng lẻ quản lý toàn bộ hoạt động đối với doanh thu, tồn kho và lợi nhuận của mình, có trách nhiệm dự báo doanh số, điều phối và giao hàng. Các đơn hàng được thông báo đến cho khách hàng và khách hàng phối hợp với nhân viên phân giao hàng để đảm bảo đáp ứng nhanh chóng cho yêu cầu của mình. Công ty sử dụng một hệ thống kiểm soát nội bộ và theo dõi để quản lý dòng dịch chuyển nguyên

vật liệu. Trong đa số các trường hợp, sản phẩm được vận chuyển trực tiếp đến các cửa hàng của Penny.

2. Dịch chuyển chéo (trung chuyển)

Dịch chuyển chéo là chiến lược mà Wal-Mart thực hiện thành công và trở nên nổi tiếng. Trong hệ thống này, các nhà kho có chức năng như điểm phối hợp tồn kho hơn là điểm lưu trữ tồn kho. Trong hệ thống dịch chuyển chéo tiêu biểu, hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà kho, sẽ được chuyển lên xe để chở đến nhà bán lẻ càng nhanh càng tốt. Thời gian hàng hóa nằm ở nhà kho là rất ít- thường ít hơn 12 giờ.

Hệ thống này hạn chế chi phí tồn kho và giảm thời gian đáp ứng đơn hàng bằng cách giảm thời gian lưu trữ.

Dĩ nhiên, hệ thống dịch chuyển chéo yêu cầu khoản đầu tư ban đầu đáng kể và rất khó để quản lý:

1. Các trung tâm phân phối, nhà bán lẻ và nhà cung cấp phải được liên kết bằng hệ thống thông tin tân tiến nhằm đảm bảo hoạt động bốc dỡ và phân phát được tiến hành trong khoảng thời gian yêu cầu.

2. Hệ thống vận chuyển nhanh là cần thiết cho hoạt động của hệ thống dịch chuyển chéo.

3. Dự báo là quyết địn và cần thiết cho việc chia sẻ thông tin

4. Chiến lược dịch chuyển chéo chỉ hiệu quả đối với hệ thống phân phối lớn mà ở đó có nhiều xe tải bốc dỡ và phân phối hàng hóa ở các cơ sở trung chuyển tại bất kỳ thời điểm nào. Trong hệ thống như vậy, có đủ khối lượng đơn hàng ở mỗi ngày cho phép vận chuyển với phương thức TL từ nhà cung cấp đến nhà kho. Vì những hệ thống này điển hình bao gồm nhiều nhà bán lẻ, nhu cầu phải đủ lớn để hàng hóa đến các trạm trung chuyển có thể được vận chuyển đến nhà bán lẻ ngay lập tức trong tình trạng xe chất đầy hàng.

Ví dụ: Sự phát triển nhanh chóng của Wal-Mart trong vòng 15 -20 năm qua đã chứng tỏ tầm quan trọng của một chiến lược hiệu quả nhằm phối hợp các chính sách bổ sung tồn kho và vận tải. Trong thời gian này, Wal-Mart đã phát triển thành nhà bán lẻ lớn nhất và đạt lợi nhuận cao nhất trên thế giới. Nhiều bộ phận chính trong chiến lược cạnh tranh của Wal-Mart quyết định đến sự thành công của nó, nhưng có lẽ cấu thành quan trọng nhất là sự hăng hái sử dụng dịch chuyển chéo. Wal-Mart phân phối khoảng 85% háng hóa sử dụng kỹ thuật dịch chuyển chéo, so với khoảng 50% của Kmart. Nhằm tạo thuận lợi cho dịch chuyển chéo, Wal-Mart sử dụng và vận hành hệ thống truyền thông vệ tinh riêng để gởi dữ liệu về điểm bán hàng cho tất cả người bán, giúp họ có bức tranh rõ ràng về doanh thu ở tất cả các cửa hiệu. Hơn nữa, Wal-Mart đưa vào sử dụng một đội 2.000 xe tải và ở mức trung bình các cửa hàng được bổ sung hai lần một tuần. Dịch chuyển chéo cho phépWal-Mart đạt hiệu quả nhờ quy mô bằng cách mua hàng hóa và vận chuyển đầy xe. Chiến lược này giảm tồn kho bảo hiểm và cắt giảm chi phí bán hàng 3% so với mức trung bình của ngành, một nhân tố đáng kể giải thích cho mức lợi nhuận biên cao của Wal- Mart.

Chỉ có một vài nhà bán lẻ chính sử dụng chỉ một trong số các chiến lược này. Tiêu biểu, các cách tiếp cận khác nhau được sử dụng cho các sản phẩm khác nhau. Điều cần thiết là phải phân tích chuỗi cung ứng và quyết định cách tiếp cận thích hợp được sử dụng cho một sản phẩm cụ thể hoặc loại sản phẩm.

Để đánh giá những khái niệm này chúng ta cần trả lời câu hỏi đơn giản: Những nhân tố nào tác động đến các chiến lược phân phối? Hiển nhiên là nhu cầu và vị trí khách hàng, mức phục vụ, và chi phí bao gồm chi phí vận chuyển và chi phí tồn kho. Chúng ta nên nhớ rằng chí phí vận chuyển và tồn kho có tác động lẫn nhau. Cả chi phí tồn kho và chi phí vận chuyển lệ thuộc vào quy mô hàng gởi, nhưng theo cách trái ngược. Tăng quy mô đơn hàng giảm mức độ thường xuyên phải đặt hàng và cho phép người gởi hàng hưởng lợi từ khoản chiết khấu theo số lượng, vì thế giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên quy mô lớn của đơn hàng gia tăng chi phí tồn kho cho mỗi đơn vị do thời gian tồn kho của các đơn vị dài hơn cho đến khi chúng được bán.

Sự biến động của nhu cầu cũng ảnh hưởng đến chiến lược phân phối. Thực ra, như chúng ta quan sát ở chương 3, tính biến động của nhu cầu có tác động lớn đến chi phí; sự biến động càng lớn thì doanh nghiệp cần tồn kho bảo hiểm càng nhiều. Vì vậy lưu trữ tồn kho nhằm bảo vệ trước sự biến động của nhu cầu và tính không chắc chắn, và vì phân tán rủi ro, nhà phân phối càng có nhiều nhà kho thì càng cần nhiều tồn kho bảo hiểm. Mặt khác, nếu nhà kho không được sử dụng để lưu trữ hàng hóa, như trong chiến lược dịch chuyển chéo, hoặc thậm chí nếu không có nhà kho, như trong phân phối trực tiếp thi nhiều tồn kho bảo hiểm hơn là cần thiết trong hệ thống phân phối. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì trong cả hai trường hợp mỗi cửa hàng cần lưu trữ đủ lượng tồn kho bảo hiểm. Tuy nhiên tác động này được giảm nhẹ bởi các chiến lược phân phối cho phép dự báo nhu cầu chính xác hơn và tồn kho bảo hiểm nhỏ hơn, và các chiến lược vận tải được mô tả ở phần tiếp theo.

Bất kỳ sự đánh giá các chiến lược phân phối cũng phải xem xét thời gian đặt hàng và sản lượng yêu cầu, cũng như khoản đầu tư tài chính vào các phương án khác nhau.

Biểu 5-3 tóm tắt và so sánh ba chiến lược phân phối được thảo luận ở phần trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 193 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)