CÂN BẰNG CUNG - CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 22 - 26)

Bài 1: Chủ thể nào trong các chủ đề sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô hoặc kinh tế vi mô?

2. Độ dốc của một đường biểu diễn mối quan hệ

2.3. CÂN BẰNG CUNG - CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG

2.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu

Cân bằng cung – cầu đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó xuất hiện khi lượng cung vừa đủ để thỏa mãn lượng cầu trong một khoảng thời gian nhất định. Tại trạng thái cân bằng cung cầu, chúng ta xác định được điểm cân bằng thị trường E (Q,P) = (D) x (S), tại đó QS = QD = QE; PD = PS = PE. Trong đó: PE, QE là mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường.

24 QS (Lượng cung)

P (Giá)

Tăng cung Tăng lượng cung Giảm cung

Giảm lượng cung

Q (Sản lượng) P (Giá)

E (Equilibrium)

D S

QE PE

P2 P1

Thiếu hụt Dư thừa

Hình 2.5. Cân bằng cung cầu trên thị trường

* Các cách xác định trạng thái cân bằng Cung – Cầu: Có 3 cách

+ Cách1: Dựa vào biểu cung- biểu cầu. Tìm P tại đó QS = QD  PE và QE

+ Cách 2: Dựa vào đồ thị đường cung- đường cầu + Cách 3: Dựa vào hàm cung – cầu

- Nếu hàm cung, hàm cầu có dạng là Q = f(P): Cho QD = Qs  PE; QE

- Nếu hàm cung, hàm cầu có dạng là P = f(Q): Cho PD = Ps QE; PE

2.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt thị trường a.Trạng thái dư thừa thị trường

- Lượng dư thừa ∆Q = QS - QD

- Nguyên nhân dẫn đến sự dư thừa thị trường là do mức giá thực tế cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường, người sản xuất sẽ mong muốn cung ứng nhiều hàng hoá (theo luật cung) người mua ít muốn cầu hàng hoá hơn (theo luật cầu) và như vậy sẽ xuất hiện sự dư thừa hàng hoá trên thị trường.

b. Trạng thái thiếu hụt thị trường

Trạng thái thiếu hụt thị trường là trạng thái tương ứng tại một mức giá nào đó lượng cung nhỏ hơn lượng cầu (Qs < QD).

- Lượng thiếu hụt ∆Q = QD – QS

- Nguyên nhân của sự thiếu hụt thị trường là khi giá thực tế thấp hơn giá cân bằng trên thị trường thì người mua cầu hàng hoá nhiều hơn (theo luật cầu) ngược lại người bán ít mong muốn cung hàng hoá hơn (theo luật cung) và như vậy sẽ xuất hiện sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường.

2.3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng

Trạng thái cân bằng sẽ thay đổi khi có yếu tố bất kỳ nào tác động làm đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển. Trạng thái cân bằng mới sẽ xuất hiện khi các đường cung, cầu mới xuất hiện.

Các trường hợp làm thay đổi trạng thái cân bằng Cung – Cầu:

- Trường hợp 1: Cung thay đổi, cầu không thay đổi + Cung tăng, cầu không đổi

+ Cung giảm, cầu không đổi.

- Trường hợp 2: Cầu thay đổi, cung không thay đổi + Cầu tăng, cung không đổi

+ Cầu giảm, cung không đổi - Trường hợp 3: Cả cung và cầu đều thay đổi

+ Cung tăng, cầu tăng + Cung giảm, cầu giảm

Trạng thái dư thừa thị trường là trạng thái tương ứng tại một mức giá nào đó lượng cung lớn hơn lượng cầu (Qs > QD).

25

+ Cung tăng, cầu giảm + Cung giảm, cầu tăng 2.3.4. Kiểm soát giá

a. Khái niệm

Kiểm soát giá là việc Chính phủ can thiệp vào thị trường thông qua việc định ra các mức giá trần và giá sàn để điều chỉnh mức giá thị trường cho phù hợp.

b. Các loại giá kiểm soát

* Giá trần

- Khái niệm: Giá trần là mức giá cao nhất do Chính phủ quy định đối với một số hàng hoá.

- Mục đích: Giá trần nhằm mục đích bảo hộ một nhóm người nhất định (người mua).

- Tác động: Do giá trần thường thấp hơn so với giá cân bằng nên có tác động tiêu cực tới động cơ kinh doanh của các doanh nghiệp thể hiện rất rõ ở chất lượng giảm sút của hàng hoá, gây ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường.

Ở Việt nam, xăng dầu từ lâu đã là mặt hàng do Chính phủ kiểm soát giá vì Chính phủ quan niệm rằng nó là hàng hóa thiết yếu và rất quan trọng đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Chính phủ Việt Nam áp đặt trần giá thấp hơn nhiều so với giá thế giới1. Trong thực tế đã xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực do giá trần đối với xăng. Thứ nhất, người dân các tỉnh sát biên giới Campuchia tìm mọi cách để mua rồi sau đó chuyển sang biên giới bán ăn chênh lệch giá. Thứ hai, các chủ cây xăng thường không phấn khởi do giá thấp và tìm cách đong sai cho người tiêu dùng, bán xăng không đúng chất lượng. Và cuối cùng là chính phủ tốn kém rất nhiều tiền để bù lỗ xăng dầu và thực thi chính sách giá trần này. Tình huống này được minh họa điển hình qua hộp 2.1.

1 Riêng năm 2011, Chính phủ nhiều lần thay đổi giá xăng theo hướng tăng dần nhưng vẫn thấp hơn giá xăng tại các nước lân cận như Lào và Campuchia.

26

Hộp 2.1. Kiểm tra đột xuất các cây xăng

Xăng dầu là mă ̣t hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhiên liê ̣u rất lớn của xã hội, nhiều doanh nghiê ̣p cung ứng xăng dầu đã ra đời và từ chỗ cạnh tranh không lành mạnh đã áp dụng các thủ thuâ ̣t gian dối như bán xăng dầu thiếu số lượng, hoă ̣c bán các chủng loại xăng dầu không đúng cấp chất lượng. Việc gian lâ ̣n xăng dầu bằng con chip điê ̣n tử lần đầu tiên được phát hiê ̣n tại TP.HCM và Bình Dương.

Hành vi gian lâ ̣n về chất lượng và số lượng của các chủ cây xăng đã được hội chúng tôi cảnh báo hơn 10 năm nay nhưng ngày càng diễn tiến phức tạp và người tiêu dùng ngày càng bị móc túi nhiều hơn. Năm 2006, hô ̣i chúng tôi có khảo sát về tình trạng thất thoát xăng dầu gây thiê ̣t hại cho người tiêu dùng tại bốn tỉnh phía Nam và TP.HCM. Trong mô ̣t đợt kiểm tra vào tháng 8-9, chúng tôi phát hiê ̣n tình trạng gian lâ ̣n về đo lường (đong thiếu) lên đến 8%; tình trạng gian dối về chất lượng của các loại xăng là 38%. Tính chung cả hai thiê ̣t hại (số lượng và chất lượng) thì người tiêu dùng đã bị móc túi gần 34 triê ̣u USD/năm. Nếu tính cả lượng tiêu thụ trên toàn quốc thì số tiền mà người tiêu dùng bị móc túi là rất lớn.

Tại thời điểm này, các đơn vị sản xuất vẫn tiếp tục đưa ra thị trường loại xăng A83, tạo điều kiê ̣n cho các đơn vị kinh doanh pha trô ̣n thành A92 để bán với giá của xăng A92, gây thiê ̣t thòi cho khách hàng. Đáng nói là có nhiều cơ quan như Tổng Công ty Petrolimex, Cục Quản lý hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Hô ̣i Bảo vệ người tiêu dùng Viê ̣t Nam đã kiến nghị không sản xuất loại xăng này.

Phổ biến nhất là việc đong đo thiếu thông qua việc tác đô ̣ng trực tiếp vào cô ̣t bơm xăng dầu. Năm 2002, cơ quan chức năng cũng đã thống kê có hơn chục thủ thuâ ̣t ăn cắp ở các cô ̣t bơm xăng cơ học và các cô ̣t bơm xăng điê ̣n tử. Trong đó, thủ thuâ ̣t gian dối bằng bo mạch điê ̣n tử là tinh vi và khó phát hiê ̣n hơn cả vì nó được kết nối với cô ̣t bơm xăng qua hê ̣ thống dây chạy ngầm dưới đất đi vào nhà điều hành.

Vụ vi phạm mới nhất được nêu ở trên là mô ̣t điển hình cụ thể.

Nguồn: phapluattp Văn Dũng - Đặng Tài

* Giá sàn

- Khái niệm: Giá sàn là là mức giá tối thiểu do Chính phủ quy định đối với một số loại hàng hoá.

- Mục đích: Giá sàn nhằm mục đích bảo hộ một nhóm người nhất định (bảo vệ người bán, người lao động).

- Tác động: Do giá sàn thường cao hơn mức giá cân bằng nên có tác động tích cực tới động cơ kinh doanh của các doanh nghiệp, người lao động, gây ra hiện tượng dư thừa hàng hóa trên thị trường.

Việt Nam đã áp dụng giá sàn đối với nhiều loại nông sản để bảo hộ người nông dân. Dưới đây, hộp 2.2 sẽ minh họa tình huống giá sàn đối với cá tra và basa của Việt Nam

27

Hộp 2.2. Giá sàn thu mua cá tra là 26.000 đồng/kg

Năm 2012, bà con nuôi cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ phá sản lần 2 do giá cá nguyên liệu liên tục “rơi tự do”. Tính từ thời điểm cá tra nguyên liệu đạt mức kỷ lục 29.000 đồng/kg, hiện cá tra nguyên liệu đã 4 lần giảm với 6.000-8.000 đồng/kg. Cụ thể, tại An Giang, Đồng Tháp cá tra nguyên liệu thịt trắng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đã giảm 5.000-6.000 đồng/kg, xuống mức giá chỉ 22.000-23.000 đồng/kg; cá tra thịt vàng chỉ còn 20.000-21.000 đồng/kg, giảm 7.500-8.000 đồng/kg. Đặc biệt đối với cá tra quá lứa (có trọng lượng lớn hơn 1kg/con) có giá chỉ còn 19.500-20.500 đồng/kg (tuỳ địa phương).

Theo tính toán của bà con nông dân nuôi cá, với giá bán như trên có trên 90% số hộ nuôi cá rơi vào cảnh lỗ nặng. Ông Trần Văn Phẩm ở huyện Phú Tân, An Giang cho biết, tính từ thời điểm cá tra thả nuôi đến nay bà con nuôi cá phải chịu một khoản lớn chí phí tăng thêm do giá thức ăn chăn nuôi tăng lên trong những tháng vừa qua.

Để “cắt cơn” cá tra nguyên liệu giảm, VASEP cùng 25 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu Việt Nam đầu tháng 7 đã thống nhất phương án áp giá sàn thu mua nguyên liệu của dân, với giá 26.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, thực tế diễn ra hoàn toàn khác, đa số các doanh nghiệp đều mua dưới giá sàn, kể cả cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay “cá quá lứa”.

Trong khi VASEP bị thất bại trong việc áp giá sàn thu mua cá nguyên liệu trong dân thì mới đây, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng dự thảo “nghị định về quản lý sản xuất tiêu thụ cá tra, cá ba sa”. Một trong những nội dung trong dự thảo mà bà con nông dân nuôi cá quan tâm là xây dựng giá sàn mua cá nguyên liệu nhằm đảm bảo cho người nuôi lãi ít nhất 5%.

Tuy nhiên, một số bà con nuôi cá tra tại các tỉnh ĐBSCL mà người viết trao đổi quan ngại rằng, giá sàn quy định là vậy nhưng khi thực hiện liệu các doanh nghiệp thu mua có thực hiện đúng? Hay lại đi theo lối mòn giá sàn đã được VASEP đề ra mới đây?

Nhiều chuyên gia trong ngành thuỷ sản Việt Nam lại nhận định, nếu nghị định được ban hành như đang dự thảo lấy ý kiến hiện nay thì đây là một bước tiến mới mang tính phát triển bền vững cho ngành sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa của Việt Nam, bảo đảm cho cả người nông dân và doanh nghiệp điều được hưởng lợi, chủ động được sản xuất và tiêu thụ.

Ngọc Mai - theo Dân Việt

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)