CHỨC NĂNG, CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 87 - 90)

Hộp 5.2. Độc quyền tập đoàn trong ngành hàng không: tốt hay xấu?

6.2. CHỨC NĂNG, CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ

6.2.1. Chức năng kinh tế của Chính phủ

- Xây dựng, ban hành pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết: Trên cơ sở Hiến pháp, Luật của Quốc hội, Chính phủ xây dựng và ban hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế nhằm cụ thể hoá và thực hiện Hiến pháp, Luật. Xây dựng hệ thống các quy định chi tiết, các quy chế điều tiết tạo nên một hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế, hướng các hoạt động kinh tế phát triển có hiệu quả.

- Ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế: Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả… nhằm giảm bớt dao động của chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ trì trệ, ổn định tăng trưởng kinh tế; hướng dẫn, điều tiết các hoạt động kinh tế trong nước đồng thời cải thiện quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, tạo cơ hội thuận lợi cho các hoạt động kinh tế phát triền, mở rộng quan hệ đầu tư thương mại với nước ngoài.

- Cải thiện phân phối thu nhập: Thông qua công cụ của chính sách tài khoá, Chính phủ các nước có thể điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.

- Đại diện cho quốc gia trên thương trường quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là, Chính phủ đóng vai trò thiết yếu đại diện cho quyền lợi quốc gia trên diễn đàn quốc tế.

6.2.2. Các công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động đến kinh tế

- Chính sách thuế: Thuế là công cụ tài chính quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hệ thống thuế, Chính phủ có thể điều chỉnh chu kỳ kinh tế, giữ nhịp tăng trưởng bền vững; thúc đẩy hình thành cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý; điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội; huy động mọi thành viên trong xã hội đóng góp kinh phí để sản xuất và cung ứng hàng hoá công cộng.

- Chi tiêu của Chính phủ: Qua chi tiêu, Chính phủ có thể hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt chủ đạo tạo ra sự phát triển cân đối trong nền kinh tế; tác động vào tổng cung, tổng cầu góp phần ổn định thị trường giá cả; đảm bảo quỹ hàng hoá công cộng cho nhu cầu xã hội; hỗ trợ các đối tượng chính sách thực hiện công bằng xã hội.

89

- Tiền t:. Thông qua công cụ tiền tệ, Chính phủ điều hoà lượng cung về tiền tệ trong lưu thông, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường giá cả, duy trì sự tăng trưởng bền vững.

- Giá cả: Thông qua công cụ giá cả, Chính phủ có thể chi phối đến sự hình thành và vận động của giá cả thị trường, từ đó hướng dẫn sản xuất tạo ra cơ cấu sản lượng tối ưu cho xã hội; chi phối đến quyền lực thị trường; điều hoà thu nhập giữa các ngành, các tầng lớp dân cư đảm bảo công bằng xã hội.

- Hệ thống kinh tế nhà nước: Hệ thống kinh tế nhà nước là một công cụ đắc lực để định hướng phát triển nền kinh tế, khắc phục các khuyết tật của thị trường.

Thông qua hệ thống kinh tế nhà nước, Chính phủ có thể trực tiếp tham gia điều hành việc sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ đặc biệt là các hàng hoá, dịch vụ công cộng.

6.2.3. Các phương pháp điều tiết của Chính phủ

* Các phương pháp điều tiết trực tiếp - Điểu tiết thông qua sản lượng

Đây là phương pháp điều chỉnh sản lượng trực tiếp. Theo phương pháp này, bằng các công cụ kinh tế chủ yếu, Chính phủ điều tiết các hoạt động kinh tế thông qua việc điều tiết sản lượng. Như công cụ thuế, chi tiêu và hệ thống kinh tế nhà nước nhằm điều tiết sản lượng của nền kinh tế, tạo ra một cơ cấu sản lượng tối ưu.

- Điều tiết thông qua giá cả

Phương pháp này điều tiết các hoạt động kinh tế trực tiếp thông qua kiểm soát giá trần và giá sàn.

* Các phương pháp điều tiết gián tiếp

- Với công cụ tiền tệ, thuế, Chính phủ tác động gián tiếp đến sự hình thành và vận động của giá cả thị trường. Từ đó góp phần phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả; phát tín hiệu, điều hướng các hoạt động sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế.

- Điều tiết thông qua luật pháp, thể hiện thông qua các luật lệ, quy định các điều kiện đối với các hoạt động kinh tế nào đó, như luật hạn chế mức độ ô nhiễm, độc quyền, các quy định về điều kiện làm việc,…

Sử dụng thuế và tài trợ để làm thay đổi động lực Chính sách chung

Vấn đề đã phát hiện: Thất bại thị trường (MF), thất bại nhà nước (GF), vấn đề phân phối (DI), hạn chế của mô hình cạnh tranh (LCF)

Các hạn chế điển hình và hậu quả bổ sung

Thuế bên phía cung

Thuế đầu ra MF: Yếu tố ngoại tác tiêu cực DI: Chuyển giao lợi nhuận khan hiếm

Điều chỉnh thường xuyên mức thuế yêu cầu

Hải quan LCF: Sức mạnh thị trường của nhà xuất khẩu nước ngoài

Thiệt hại vô ích cho khách hàng; hành vi mưu lợi của nhà sản xuất

90

Tài trợ bên phía cung

Trợ cấp phù hợp MF: Yếu tố ngoại tác tích cực MF: Hàng hóa công

DI: Tăng tính công bằng

Hướng đến thu nhập chung bằng cách giảm nỗ lực Chi tiêu thuế

(khấu trừ và tín dụng doanh nghiệp)

MF: Yếu tố ngoại tác tích cực MF: Hàng hóa công

Phân bổ sai nhân lực giữa các ngành; mất công bằng thuế theo chiều ngang Thuế bên phía cầu

Thuế hàng hóa và phí người dùng

MF: Yếu tố ngoại tác tiêu cực MF: Mất cân xứng thông tin

MF: Hàng hóa công, đặc biệt tự do tiếp cận

Thiệt hại vô ích và chợ đen

Tài trợ bên phía cầu

Tài trợ nói chung MF: Yếu tố ngoại tác tích cực LCF: Sự phụ thuộc qua lại của hữu dụng

DI: các sàn về tiêu dùng

Hạn chế lựa chọn của người tiêu dùng; thất bại cung do quan liêu; dồn cục dẫn đến phân phối mất công bằng Tem phiếu MF: Yếu tố ngoại tác tích cực

DI: Tăng công bằng

GF: Thất bại cung do quan liêu

Mất cân xứng thông tin;

cung mất tính co dãn trong ngắn hạn; phản kháng định chế

Chi tiêu thuế (khấu trừ và tín dụng cá nhân)

MF: Yếu tố ngoại tác tích cực DI: Tăng công bằng

Định mục tiêu tài trợ kém;

mất công bằng thuế theo chiều dọc

91

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích những ví dụ thực tế làm rõ những thất bại của nền kinh tế thị trường?

2. Phân tích vai trò của Chính phủ trong việc khắc phục những thất bại của nền kinh tế thị trường?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Lựa chọn đáp án đúng nhất

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)