Bài 1: Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?
3.1. LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG
a. Tiêu dùng
Tiêu dùng là hành vi rất quan trọng của con người. Nó chính là hành động nhằm thoả mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là hàng hoá hoặc có thể là các dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng (để tiện lợi, dưới đây chúng ta sẽ chỉ sử dụng khái niệm hàng hoá). Tuy nhiên hành vi tiêu dùng của từng cá nhân lại rất khác nhau, phụ 39
thuộc vào nhu cầu và sở thích của họ. Điều này hàm ý rằng ở đây chúng ta chỉ đề cập tới tiêu dùng cá nhân.
b. Hộ gia đình
Với tư cách một đơn vị ra quyết định trong nền kinh tế, hộ gia đình được hiểu là một nhóm người có chung một quyết định tiêu dùng. Tuỳ thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng các vai trò khác nhau. Trong thị trường hàng hoá, hộ gia đình là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hoá mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ có khả năng và sẵn sàng chi trả.
c. Mục tiêu của người tiêu dùng
Người ta giả định rằng tất cả các hàng hoá đều đem lại lợi ích hay sự thoả mãn cho các cá nhân khi tiêu dùng và tất cả mọi người tiêu dùng đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình với ràng buộc nhất định về thu nhập. Trong lý thuyết về lợi ích, sự thoả mãn được giả định là có thể lượng hoá được hay coi lợi ích (đôi khi còn được gọi là độ thoả dụng) như một khái niệm đo lường được biểu thị bằng một đơn vị tưởng tưởng đó là đơn vị lợi ích. Đơn vị đo lợi ích chính là giả định quan trọng của các lý thuyết khác nhau về hành vi người tiêu dùng.
d. Hạn chế ngân sách của người tiêu dùng
Chúng ta đã giả định rằng, mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích nhưng rõ ràng sự lựa chọn tiêu dùng phải được xác định bởi hạn chế ngân sách và sở thích của người tiêu dùng, hay nói cách khác người tiêu dùng bị hạn chế bởi thu nhập và mức giá hàng hoá trên thị trường.
3.1.2. Lý thuyết lợi ích a. Các giả định
- Tính hợp lý: người tiêu dùng có mục tiêu là tối đa hoá ích lợi của mình với các điều kiện đã cho về thu nhập và giá của hàng hoá.
- Lợi ích của hàng hoá có thể đo được. Cách tiếp cận số lượng này giả thiết rằng người tiêu dùng có thể gán cho mỗi hàng hoá hoặc mỗi kết hợp hàng hoá một con số đo độ lớn của lợi ích tương ứng. Cách đo lợi ích bằng số lượng cũng giống như trọng lượng hay kích thước vật lý của các vật.
Ví dụ: Đối với người tiêu dùng A: 1 kg cá ---10 đơn vị lợi ích 2 kg cá---17 đơn vị lợi ích b. Lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên
- Lợi ích (Độ thỏa dụng – Utility - U) được hiểu là sự như ý, sự hài lòng do tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ mang lại.
- Tổng lợi ích (Total Utility - TU) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ mang lại.
- Lợi ích cận biên (Marginal Utility - MU) là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó (với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác).
40
Lợi ích cận
biên =
Sự thay đổi về tổng lợi ích
Sự thay đổi về lượng + Nếu tổng lợi ích là hàm gián đoạn: MU TUQ Trong đó: + MU: Lợi ích cận biên;
+ TU: Sự thay đổi về tổng lợi ích;
+ Q: Sự thay đổi về lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng.
+ Nếu tổng lợi ích là hàm liên tục:
MUX = (TU)’X ; MUY = (TU)’Y
Bảng 3-1. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên tiêu dùng hàng hóa (nước cam)
Lượng tiêu dùng
(Q)
Tổng lợi ích
( TU)
Lợi ích cận biên
(MU)
Sự thay đổi của TU và MU
0 0 -
1 4 4
2 7 3 MU > 0; tăng tiêu dùng Q thì TU tăng
3 9 2
4 10 1
5 10 0 MU = 0; tiêu dùng tới hạn Q* có TUMax
6 9 -1 MU < 0; tăng tiêu dùng Q thì TU giảm
c. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Lợi ích cận biên của một hàng hoá nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng hoá đó được tiêu dùng nhiều hơn ở trong một thời kỳ nhất định (với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác).
Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm là do giảm sự hài lòng hay thoả mãn của người tiêu dùng đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm hàng hoá đó.
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho biết khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng tuy nhiên với tốc độ chậm dần. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá đó.
41
Lợi ích cận biên
0
5 6
4
3
2
1 Số cốc nước cam
Hình 3.1.b Tổng lợi ích
2 3 4 5 6
1 Số cốc nước cam
H×nh 3.1.a 0
Tình huống 3-1. Nghịch lý kim cương-nước lã
Trong cuốn Của cải của các dân tộc (The Wealth of Nations) (1776), Adam Smith xây dựng lý thuyết giá trị giải thích tại sao những hàng hoá khác nhau lại có giá trị thị trường khác nhau. Tuy nhiên trong nỗ lực này, ông gặp phải một vấn đề được gọi là nghịch lý "kim cương - nước". Nghịch lý nảy sinh do nước là thứ thiết yếu với cuộc sống và có giá thị trường thấp (thường ở mức giá bằng 0) trong khi kim cương không có mức thiết yếu như nước lại có mức giá thị trường rất cao. Để giải quyết vấn đề này, Smith đề xuất ra hai khái niệm: giá trị sử dụng (value in use) và giá trị trao đổi (value in exchage). Kim cương có mức giá trị sử dụng thấp nhưng có mức giá trị trao đổi cao trong khi nước có giá trị sử dụng cao nhưng giá trị trao đổi thấp.
Smith cho rằng các nhà kinh tế có thể giải thích giá trị trao đổi một hàng hoá bằng số lượng lao động cần để sản xuất ra hàng hoá đó. ("Lý thuyết giá trị lao động" này sau đó được sử dụng là cơ sở cho những phân tích của Mác về sản xuất hàng hóa). Smith không đề xuất một lý thuyết để giải thích giá trị sử dụng của một hàng hoá. Tuy nhiên, phân tích cận biên cho phép chúng ta giải thích được cả giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
Sơ đồ dưới biểu diễn các đường lợi ích cận biên của kim cương và nước. Do các cá nhân tiêu dùng một lượng nước lớn, lợi ích cận biên của một đơn vị nước bổ sung là thấp. Do ít kim cương được tiêu dùng, mức lợi ích cận biên của kim cương bổ sung là tương đối cao.
42
Hình 3.2.a. Lợi ích cận biên khi tiêu dùng nước và kim cương
Tổng lợi ích (lợi ích toàn bộ) có thể được tính bằng diện tích phần dưới mức lợi ích cận biên. Phần bôi đen trong sơ đồ dưới cung cấp cách tính tổng lợi ích với việc tiêu dùng nước và kim cương. Lưu ý là tổng lợi ích từ nước là rất lớn (do một lượng nước lớn được tiêu thụ) trong khi tổng lợi ích từ kim cương là tương đối thấp (do ít kim cương được tiêu thụ).