LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 48 - 51)

Bài 1: Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?

9. Khi thu nhập thay đổi sẽ làm thay đổi ngân sách là

4.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT

a. Khái niệm

50

Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hoá tối đa có thể thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công nghệ nhất định và nghệ thuật kinh doanh hiện có.

b. Các dạng của hàm sản xuất

- Hàm sản xuất sử dụng nhiều yếu tố đầu vào Q = f(X1,X2,X3 ...Xn)

Trong đó:

Q: Là sản lượng (đầu ra);

X1,X2, ...Xn: Là các yếu tố đầu vào.

- Hàm sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào lao động (L) và vốn (K) Q = f(L,K) hoặc Q = A. K L 

Trong đó:

A: Là hằng số đặc trưng cho các biến ngoại sinh của hàm sản xuất như công nghệ sản xuất;

,: Là những hằng số cho chúng ta biết về tầm quan trọng tương đối của lao động và vốn trong quá trình sản xuất, 0 < ,  < 1.

c. Hiệu suất kinh tế của quy mô

Dựa vào hàm sản xuất với 2 yếu tố đầu vào ta có thể xác định hiệu suất kinh tế của từng quy mô:

- Nếu  +  > 1 hoặc khi tăng 2 lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng hơn 2 lần thì hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô;

- Nếu  +  < 1 hoặc khi tăng 2 lần các yếu tố đầu vào mà lượng đầu ra tăng dưới 2 lần thì hiệu suất kinh tế giảm dần theo quy mô;

- Nếu  +  = 1 hoặc khi tăng 2 lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng đúng 2 lần thì hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô.

d. Các giả thiết khi xây dựng mô hình sản xuất

- Các yếu tố lao động (L) và vốn (K) là đồng nhất.

- Cả K và L đều có thể chia nhỏ vô cùng và là những biến độc lập do đó hàm sản xuất là hàm liên tục có sản lượng Q tăng dần khi K hoặc L tăng hoặc cả hai cùng tăng.

- Khi phân tích hành vi người sản xuất, người ta ngầm giả định rằng các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có mục tiêu là lợi nhuận.

4.1.2. Sản xuất trong ngắn hạn (sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi) a. Năng suất bình quân (AP)

- Định nghĩa: Là số lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên một đơn vị đầu vào biến đổi.

- Công thức:

A P

= Số lượng đầu ra Số lượng đầu vào

51

- Năng suất bình quân của lao động (APL): Là số lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên 1 đơn vị lao động.

L APLQ

- Năng suất bình quân của vốn (APK): Là số lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên 1 đơn vị vốn.

K APKQ

b. Năng suất cận biên (Sản phẩm cận biên – MP)

- Định nghĩa: Năng suất cận biên của một yếu tố đầu vào biến đổi là số lượng sản phẩm đầu ra thay đổi khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào biến đổi đó, trong khi các yếu tố đầu vào khác giữ nguyên.

+ Năng cận biên của lao động (MPL): Là số lượng sản phẩm đầu ra thay đổi khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào L.

+ Năng cận biên của vốn (MPK): Là số lượng sản phẩm đầu ra thay đổi khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào K.

- Công thức tính:

+ Nếu hàm sản xuất là hàm gián đoạn

L MPL Q

 ; MPK KQ

 + Nếu hàm sản xuất là hàm liên tục

L

L Q

dL

MPdQ  ; K QK

dK MPdQ  

Trong đó: + ∆Q: Sự thay đổi của số lượng sản phẩm đầu ra + ∆L: ∆K: Sự thay đổi của L và K

Ví dụ: Cho hàm sản xuất ngắn hạn với hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động được cho ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Hàm sản xuất ngắn hạn Số lượng lao động

(L)

Số bộ quần áo (Q)

Số lượng lao động (L)

Số bộ quần áo (Q)

0 0 4 48

1 15 5 50

2 34 6 51

3 44 7 47

Giả định lượng vốn K cố định ở mức bằng 1 thì kết quả tính năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Năng suất bình quân, năng suất cận biên của lao động

L K Q APL MPL

0 1 0 - -

52

1 1 15 15 15

2 1 34 17 19

3 1 44 14,33 10

4 1 48 12 4

5 1 50 10 2

6 1 51 8,5 1

7 1 47 6,71 -4

c. Quy luật năng suất cận biên giảm dần

* Nội dung của quy luật được phát biểu qua hai cách sau:

- Với các yếu tố đầu vào khác nhau là không đổi, khi tiếp tục bổ sung thêm những lượng bằng nhau về một đầu vào biến đổi thì tới một giới hạn nào đó, mỗi đơn vị bổ sung thêm phía sau sẽ tạo ra lượng sản phẩm đầu ra nhỏ hơn mỗi đơn vị bổ sung thêm phía trước.

- Khi một yếu tố đầu vào được sử dụng ngày càng nhiều hơn (các yếu tố đầu vào khác cố định) thì sẽ đến một điểm mà kể từ đó, sản phẩm cận biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ ngày càng giảm.

Căn cứ vào bảng 4.2 ta thấy: Sự gia tăng của sản lượng không được duy trì khi doanh nghiệp tiếp tục thuê thêm lao động. Số sản phẩm cận biên (bộ quần áo tăng thêm) giảm dần với năng suất cận biên của người lao động thứ 3 là 10 bộ quần áo, lý do: Thêm lao động nhưng không thêm máy may nên phát sinh thời gian chết. Với 4 lao động thì MP của người thứ 4 chỉ là 4 bộ quần áo và MP của người thứ 7 là âm.

Rõ ràng là khi thêm nhiều lao động thì mỗi lao động chỉ có ít máy móc và diện tích sản xuất để làm việc. Như vậy năng suất cận biên sẽ giảm dần.

* Điều kiện tồn tại quy luật:

- Có ít nhất một yếu tố đầu vào là cố định;

- Tất cả các yếu tố đầu vào đều có chất lượng ngang nhau;

- Thường áp dụng trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)