Hộp 5.1. Thị trường lúa gạo ở Việt Nam
5.3. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO
a. Khái niệm
Thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường trong đó có nhiều người bán một sản phẩm nhất định nhưng sản phẩm của mỗi người bán ít nhiều có sự phân biệt đối với người tiêu dùng.
74
b. Đặc điểm của thị trường
- Có nhiều người mua và nhiều người bán.
Số lượng người bán là tương đối lớn, vì vậy quyết định của mỗi doanh nghiệp không gây ra sự điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp khác.
- Sản phẩm có sự phân biệt.
Sự phân biệt sản phẩm được thông qua: nhãn hiệu bao bì, danh tiếng, dịch vụ cung cấp,… làm cho người mua có sự lựa chọn nhất định giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của thị trường cạnh tranh độc quyền.
- Tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.
Các doanh nghiệp mới dễ dàng ra nhập thị trường với các nhãn hiệu của riêng họ, các doanh nghiệp trong ngành cũng tự do rút lui khỏi ngành khi không có lợi nhuận.
c. Đặc điểm của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường nhưng luôn bị đe doạ bởi sức ép cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp khác cung ứng những sản phẩm tương đồng.
Do đó, đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp luôn biến động theo sức ép cạnh tranh đó (đường cầu nghiêng xuống).
- Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau do bán các sản phẩm khác biệt, có thể thay thế cho nhau nhưng không phải thay thế hoàn toàn. Co giãn của cầu theo giá là lớn nhưng không phải vô hạn.
- Doanh nghiệp là người chấp nhận mặt bằng giá chung của thị trường, nhưng doanh nghiệp cũng có quyền chi phối đến giá cả của riêng mình. Kết quả thị trường hình thành nhiều mức giá nhưng chênh lệch nhau không lớn.
- Lợi nhuận đạt cực đại tại MR = MC. Trong dài hạn, lợi nhuận tiến đến 0.
TÌNH HUỐNG 5.2: THỊ TRƯỜNG NHÀ HÀNG
Thị trường nhà hàng của bất kỳ thành phố nào đều có đặc tính của thị trường cạnh tranh độc quyền. Có hàng nghìn nhà hàng ở bất cứ thành phố lớn nào với nhiều loại thực đơn ăn uống khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với thu nhập, sở thích khác nhau. Một số nhà hàng cao cấp và đắt tiền, một số khác thì rất đơn giản và rẻ tiền. Gần đây, tác giả có ăn tối tại một nhà hàng tốt nhất của Pháp ở thành phố New York cùng với các nhà kinh tế học nổi tiếng sau khi tham dự hội thảo- chi phí cho hóa đơn là 234 đô la. Hai ngày sau đó, tác giả ăn tối cùng với đồng nghiệp tại một nhà hàng không nổi tiếng gần khu giảng đường của trường đại học chi phí là 17.5 đô la. Một vài nhà hàng cung cấp các chương trình giải trí như ca nhạc, một số khác thì không. Một số nhà hàng ở trung tâm, một số khác ở xa và kiểu dạng kinh doanh hộ gia đình.Tại trung tâm Mahattan, New York, tác giả gần đây đến thăm 19 nhà hàng: 5 nhà hàng Ý, 4 nhà hàng Pháp, 3 nhà hàng Trung Quốc và một nhà hàng Brazil, một nhà hàng Nhật, một nhà hàng Ấn Độ, một nhà hàng Mexico, một nhà hàng Hàn Quốc, một nhà hàng Pakistan, một nhà hàng Tây Ba Nha. Trong một số tạp chí New York gần đây, có hơn 100 nhà hàng quảng cáo. Việc gia nhập thị trường kinh doanh nhà hàng tương đối dễ dàng (sự thật là có hàng trăm nhà hàng được mở mới trong thành phố hàng năm). Bởi vì mỗi nhà hàng bán các món ăn khác nhau, có các quảng cáo khác nhau, địa điểm, thực đơn khác nhau cho nhiều tầng lớp khác 75
nhau.
(Nguồn: Tạp chí New York, tháng 3 năm 2000) TÌNH HUỐNG 5.3: Cạnh tranh độc quyền trong thị trường cà phê và Cola Các thị trường đồ uống nhẹ và cà phê minh họa các đặc trưng của cạnh tranh độc quyền. Mỗi thị trường có rất nhiều sản phẩm khác biệt chút ít nhưng có thể thay thế được cho nhau ở mức độ cao. Ví dụ mỗi loại cola đều có sự khác biệt nhỏ về vị. (bạn có thể nói được sự khác nhau giữa Coca Cola và Pepsi không? Giữa Coca Cola và Tribeco Cola không?). Và mỗi loại sản phẩm cà phê bột đều có sự khác biệt chút ít về mùi, vị và hàm lượng cafein. Hầu hết người tiêu dùng đều có sở thích riêng của mình.
Bạn có thể thích cà phê Trung Nguyên hơn các loại cà phê khác và thường mua nó.
Nhưng sự trung thành của thương hiệu này thường là có hạn. Nếu giá của cà phê Trung Nguyên tăng đáng kể so với các loại khác, thì bạn và phần lớn người tiêu dùng đã mua cà phê Trung Nguyên sẽ chuyển sang các loại khác.
Vậy, công ty cà phê Trung Nguyên, nơi ông Nguyễn Trần Nguyên Vũ- một doanh nhân được cho là thành đạt nhất Việt Nam về cà phê, có sức mạnh thị trường lớn như thế nào đối với cà phê Trung Nguyên? Nói cách khác đường cầu về cà phê Trung Nguyên co giãn như thế nào? Phần lớn các công ty lớn nghiên cứu rất cẩn thận về cầu đối với sản phẩm của mình- một phần trong nghiên cứu thị trường của họ. Những ước lượng của công ty thường là của riêng, nhưng một nghiên cứu về cầu đối với các loại cola và cà phê đã sử dụng biện pháp thí nghiệm mô phỏng mua sắm để xác định sản lượng của mỗi nhãn hiệu thay đổi như thế nào khi giá của chúng thay đổi.
Co giãn của cầu theo giá đối với các loại cola và cà phê
Loại Co giãn của cầu theo giá (EDP)
Cà phê
Trung Nguyên -2,4
Vina Cà phê -5,2
Netsle Cà phê -5,7
Cola
Pepsi -7,1
Coca Cola -8,0
Tribeco -9,0
Bảng trên tóm tắt kết quả mô phỏng trình bày độ co giãn của cầu theo giá về một số loại. Thứ nhất, trong các loại cà phê, Trung Nguyên có độ co giãn của cầu theo giá ít nhất. Trung Nguyên là nhãn hiệu cà phê có thị trường rất lớn ở Việt nam và có nhiều khách hàng trung thành với mình. Tuy nhiên, Trung Nguyên có sức mạnh thị trường lớn nhất không có nghĩa là nó sẽ lãi nhất vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác. Bởi vì lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí cố định, lượng bán cũng như giá của sản phẩm.
Thứ hai, nhóm cola có co giãn của cầu theo giá nhiều hơn so với cà phê. Điều này giải thích người tiêu dùng Việt nam ưa thích cà phê hơn Cola- một sản phẩm từ nước ngoài mới vào Việt nam mấy chục năm gần đây. Mức độ trung thành với một nhãn hiệu cola là nhỏ vì nhận biết về sự khác biệt lẫn nhau giữa chúng của người tiêu dùng Việt nam là nhỏ.
76
Trừ cà phê Trung Nguyên, tất cả các loại cà phê và cola đều rất co giãn theo giá. Với độ co giãn khoảng từ 5 đến 9, mỗi thương hiệu chỉ có sức mạnh độc quyền hạn chế.
Đây là điển hình của thị trường cạnh tranh độc quyền.
5.3.2. Độc quyền tập đoàn a. Khái niệm
Thị trường độc quyền tập đoàn là thị trường trong đó có một vài doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung ứng của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
b. Đặc điểm của thị trường
- Số lượng người bán tham gia thị trường tương đối ít. Do vậy mỗi người bán sẽ cung ứng một mức sản lượng rất lớn.
- Sản phẩm có thể giống hệt nhau (ĐQ nhóm thuần túy); hoặc khác nhau song thường theo tiêu chuẩn (ĐQ nhóm phân biệt).
- Các doanh nghiệp mới khó hoặc không thể ra nhập vào thị trường do các hàng rào chắn lối, hoặc các doanh nghiệp trong ngành tiến hành các hành động chiến lược.
c. Đặc điểm của doanh nghiệp
- Có sự phụ thuộc rất lớn giữa các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Mỗi doanh nghiệp khi đưa ra quyết định cho mình đều phải cân nhắc đến phản ứng của các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh của mình.
- Áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp tuỳ thuộc vào chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn.
Doanh nghiệp độc quyền tập đoàn bị rằng xé giữa mong muốn cấu kết, nhờ đó mà tối đa hoá lợi nhuận chung và mong muốn cạnh tranh với hy vọng tăng thị phần và lợi nhuận trước thiệt hại của các đối thủ.
- Các hãng độc quyền tập đoàn có đường cầu gẫy khúc vì sự thay đổi giá của một hãng sẽ gây ra phản ứng của các đối thủ trong ngành.
Ví dụ: Một hãng hoạt động trên thị trường độc quyền tập đoàn kinh doanh sản phẩm A. Tại mức giá P = 1.000 đồng/chiếc, lượng bán đạt tại QA. Giả sử khi hãng tăng giá và bán sản phẩm ở mức giá P = 1.100 đồng/chiếc thì lượng bán sẽ giảm từ QA xuống QB. Nếu hãng giảm giá xuống còn P = 900đồng/chiếc, theo luật cầu, hãng mong đợi lượng bán sẽ tăng lên QD. Tuy nhiên điều này không bao giờ xảy ra trong thị trường cạnh tranh tập đoàn. Các hãng đối phương sẽ giảm giá xuống làm cho đường cầu của hãng “gãy khúc” và chạy từ A đến C (Hình 5.3)
77
P
1.100 B 1.000 A
900 D
C
0 QB QA QC QD
Hình 5.3. Đường cầu gãy khúc của doanh nghiệp độc quyền tập đoàn d. Các phương thức xử thế về giá trong thị trường độc quyền tập đoàn
- Phương thức hoà bình kinh tế: Theo phương thức này các nhà độc quyền tập đoàn đưa ra các quyết định về giá và tiêu thụ của họ không hướng vào việc gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh mà chỉ hướng vào các mục tiêu chính của mình.
- Phương pháp chèn ép: Các hãng độc quyền tập đoàn tìm mọi cách để có thể chèn ép đối thủ cạnh tranh, mọi chính sách về giá cả và tiêu thụ của họ đều hướng vào việc gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh.
- Phương thức thoả hiệp, thoả thuận ngầm với nhau: Các hãng tiến hàng các thoả thuận, thoả hiệp ngầm không tiến hành cạnh tranh về giá với nhau. Chính sách giá trong trường hợp này chính là chính sách giá tập thể (có sự thống nhất, hiểu biết lẫn nhau).