Chi phí sản xuất trong dài hạn

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 54 - 60)

Bài 1: Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?

9. Khi thu nhập thay đổi sẽ làm thay đổi ngân sách là

4.2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn

a. Chi phí dài hạn

Chi phí dài hạn là những chi phí trong một thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi toàn bộ yếu tố đầu vào và như vậy không còn khái niệm chi phí cố định nữa.

Trong một thời gian dài, chúng ta có nhiều cơ hội để lựa chọn quy mô nhà máy với số lượng máy móc thiết bị và lao động thích hợp. Giả thiết trong việc sản xuất quần áo (hình 4.2), chủ nhà máy có thể lựa chọn nhà máy với quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn ứng với mỗi loại chi phí bình quân cho mỗi bộ quần áo (ATC). Ta thấy việc việc sản xuất quần áo ở nhà máy có quy mô nhỏ là rất đắt (Đường ATC1), đường ATC2 cho thấy ta có thể đạt được chi phí thấp hơn nếu chọn quy mô vừa. Và tất nhiên nếu chúng ta tiêu thụ được một lượng lớn quần áo trên thị trường thì tốt nhất là xây dựng nhà máy có quy mô lớn (Đường ATC3) vì nó chi phí bình quân nhỏ nhất.

Như vậy một khi đã xác định được sản lượng hợp lý phù hợp với yêu cầu của thị trường thì ta có thể dễ dàng chọn được nhà máy có ATCmin ứng với sản lượng ấy.

56

Những lựa chọn đó được thể hiện ở từng phần của 3 đường ATC. Các đường này tạo thành 3 đoạn (LATC) bao gồm cả các khả năng chi phí dài hạn. Vùng phía dưới đường LATC là vùng mà doanh nghiệp không thể đạt được trong tình trạng trình độ công nghệ và giá cả đầu vào hiện tại.

LATC là đường bao của các đường chi phí trung bình trong ngắn hạn SATC bởi vì: Trong dài hạn với mọi đầu vào đều có thể thay đổi nên Doanh nghiệp sẽ chọn quy mô nhà máy nào có chi phí là thấp nhất để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định nào đó. Do vậy ứng với mỗi mức sản lượng khác nhau Doanh nghiệp sẽ lựa chọn các nhà máy có chi phí bình quân trong ngắn hạn (SATC) là nhỏ nhất. LAC là đường bao của các đường chi phí trung bình trong ngắn hạn và lưu ý rằng các SATCmin có thể không nằm trên đường LAC.

ATC1

ATC2

ATC3 LATC

Chi phí

Q Q1 Q2 Q3

57

LATC SATC3

C

0 Q Q

1 Q2 Q3

SMC1

SATC1 SATC2 LMC

MC2 MC1

Hình 4.2. Chi phí dài hạn

Hình 4.3. Mối quan hệ giữa các loại chi phí trong ngắn hạn và dài hạn b. Chi phí bình quân dài hạn và hiệu suất theo quy mô.

Với đường chi phí bình quân dài hạn là LATC ta có thể minh hoạ các trường hợp hiệu suất tăng (hình 4.4.a), không đổi (hình 4.4.b) và giảm theo quy mô (hình 4.4.c).

Vận dụng vào thực tế ta có thể lấy ví dụ minh hoạ 3 trường hợp trên như sau:

- Trong công nghiệp sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại thì dễ gặp hiệu suất tăng theo quy mô, vì thời gian đầu thường chưa sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị.

- Trong các ngành công nghiệp khai thác (ví dụ than, khoáng sản…) thì ngược lại, hiệu suất thường giảm dần vì trong giai đoạn đầu thường khai thác các mỏ lộ thiên trước, chi phí khai thác thấp, sau đó càng xuống sâu thì chi phí càng tăng…

- Các ngành dịch vụ thì thường có hiệu suất không đổi, nếu tăng cà phê và lượng lao động lên 1%, thì số cốc cà phê bán ra cũng tăng tối đa không quá 1%...

Tình huống 4.2.2. Các đường chi phí trong ngành văn hóa phẩm

H&H là một doanh nghiệp nhỏ sản xuất bút chì. H&H sản xuất bút chì ở mức 50 chiếc một giờ lao động và có tổng sản lượng là 10000 bút chì một tuần. Hiện tại H&H sử dụng 5 nguời làm việc 8 giờ một ngày và 5 ngày một tuần, những nguời này được trả công 10 đôla một giờ. Chi phí cố định của công ty uớc tính khoảng 5000 đôla một tuần.

Bạn được mời đến làm tư vấn để phân tích cơ cấu chi phí dài hạn của quá trình sản xuất của H&H. Người quản lý đã cho bạn thông tin trên và yêu cầu bạn sử dụng làm cơ sở để xác định chi phí ngắn hạn của hãng, tổng chi phí và chi phí trung bình.

Phân tích sản xuất cho thấy rằng H&H có hiệu suất không đổi của quy mô trong quá trình sản xuất của mình và do đó H&H yêu cầu bạn ước tính đường mở rộng của

LAC

LAC

LAC

58 ATC ATC ATC

Q Q Q Hình 4.4a Hình 4.4.b Hình 4.4.c

doanh nghiệp nếu sản lượng tăng đến 20000, 30000 và 40000 bút chì một tuần trên cơ sở tỷ lệ tư bản – lao động hiện thời. Ngoài ra H&H cũng muốn biết các đường chi phí cận biên và chi phí trung bình của doanh nghiệp.

Từ các thông tin đã cho, có thể trình bày các chi phí ngắn hạn của công ty H&H dưới dạng biểu.

Các chi phí ngắn hạn của công ty H&H Tổng sản phẩm: Q 10000 bút chì /một tuần

Số công nhân 5 người

Giờ làm việc một tuần 8 giờ/ngày; 5 ngày/tuần Chi phí lương: w 10 đôla/giờ

Tổng chi phí cố định 5000 đôla /một tuần Lượng đầu vào lao động:

L

Tổng chi phí lao động:

TCL = w.L

5 người x 8 x 5 ngày/tuần = 200 giờ/tuần

200 giờ/tuần x 10$/giờ = 2000$/tuần

Chi phí lao động trung bình:

AVCL = TCL/Q hay w/APL

Chi phí cố định trung bình:

AFC = TFC/Q Chi phí bình quân:

ATC = AFC + AVCL

Tổng chi phí: ATC.Q

(2000$/tuần)/(10000bút chì/tuần) = 0,20$/bút chì

5000$/10000 = 0,50$

0,70$ = 0,50$ + 0,20$

0,70$x10000 = 7000$

c. Đường đồng phí - Khái niệm:

Đường đồng phí là đường mô tả các kết hợp đầu vào khác nhau trong cùng một mức chi phí. Nghĩa là nó bao gồm tất cả những tập hợp có thể có của lao động và vốn mà doanh nghiệp có thể mua được với một tổng chi phí nhất định.

- Công thức:

TC = K.PK + L . PL = Kr+ Lw hay : K =

r Lw r TC

Trong đó:

+ K, L số đơn vị vốn và lao động doanh nghiệp đã sử dụng + TC: Tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào.

+ r,w (PK,PL): Chi phí của một đơn vị vốn và lao động.

Với mỗi mức chi phí doanh nghiệp sẽ có một đường đồng phí tương ứng.

- Tính chất của đường đồng phí

59

Đường đồng phí là đường thẳng với hệ số góc  r ; cắt trục tung tại (TCr ) và cắt trục hoành tại (TCw). Tương tự như đường ngân sách, hệ số góc đường đồng phí cho biết nếu doanh nghiệp bớt một lao động thì có thể mua thêm r lao động mà chi phí sản xuất vẫn được giữ như cũ.

- Đồ thị:

Hình 4.5. Đồ thị đường đồng phí d. Đường đồng lượng

- Khái niệm:

Đường đồng lượng là tập hợp cac điểm trên đồ thị thể hiện tất cả những sự kết hợp có thể có của các yếu tố đầu vào có khả năng sản xuất một lượng đầu ra nhất định

- Tính chất:

Các tính chất của đường đồng lượng

* Không có đường đồng lượng có độ dốc dương

* Đường đồng lượng có dạng cong lõm về phía gốc toạ độ

* Đường đồng lượng càng dịch ra xa gốc toạ độ biểu thị sản lượng càng tăng lên

* Khi phân tích sản xuất của 1 hãng, các đường đồng lượng không bao giờ cắt nhau

- Đồ thị:

60

0 L

K

Tư bản (K)

Lao động (L) K2

K1

0 L2 L1

M1

M2

∆L

∆K

Q

- Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên:

MRTS là tỷ lệ thay thế giữa các yếu tố sản xuất nhưng vẫn bảo đảm tạo ra một mức sản lượng không đổi. Cụ thể MRTS của lao động cho tư bản biểu thị lượng tư bản phải giảm đi bao nhiêu khi sử dụng thêm một đơn vị lao động để vẫn tạo ra được mức sản lượng như cũ. MRTS là độ dốc của đường đồng sản lượng. MRTS tương tự như tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) trong lý thuyết tiêu dùng. Cũng giống như đối với MRS, các nhà kinh tế thường sử dụng các số dương nên có thể bỏ qua dấu âm (-).

Giả sử chúng ta đưa thêm một lượng lao động nào đó vào quá trình sản xuất và giảm bớt một lượng vốn sao cho sản lượng không thay đổi. Sản lượng gia tăng do tăng thêm đầu vào lao động bằng sản lượng gia tăng trên mỗi đơn vị lao động bổ sung (sản phẩm cận biên của lao động) nhân với số đơn vị lao động bổ sung.

Sản lượng gia tăng do tăng lao động =

Tương tự như vậy, mức giảm sản lượng do giảm lượng vốn sử dụng sẽ bằng mức sản lượng giảm trên mỗi đơn vị vốn rút ra (sản phẩm biên của vốn) nhân với số đơn vị vốn rút ra. Mức giảm sản lượng do giảm vốn = . Vì khi di chuyển dọc theo đường đồng sản lượng, sản lượng không đổi nên tổng các thay đổi của sản lượng phải bằng 0. Hay nói cách khác:

Từ đó ta có: MPMP KL MRTS

K

L

 

e. Lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu

- Mục tiêu: Đạt mức chi phí thấp nhất với 1 mức sản lượng nào đó, hoặc đạt mức sản lượng lớn nhất với một chi phí cho trước.

- Nguyên tắc: Để đạt điểm sản xuất tối ưu, phải lựa chọn kết hợp giữa vốn và lao động sao cho tại đó đường đồng lượng tiếp xúc với đường đồng phí. Tại đó ta có:

Hệ số góc đường đồng lượng = hệ số góc đường đồng phí MPMP wr

K L 

r MP w

MPL K

61

Với các hình 4.6.a và 4.6.b, C là điểm sản xuất tối ưu.

K K

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)