Hộp 5.2. Độc quyền tập đoàn trong ngành hàng không: tốt hay xấu?
6.1. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Hàng hoá công cộng là hàng hoá mà mọi người đều tự do hưởng thụ các lợi ích nó mang lại mà sự hưởng thụ của người này không làm giảm khả năng hưởng thụ của người khác.
Giả sử có hai người sử dụng sản phẩm A; D1 là đường cầu của người thứ nhất.
Mỗi một điểm trên đường này cho biết cá nhân đó phải trả bao nhiêu cho đơn vị cuối cùng của loại sản phẩm A và cho biết lợi ích đối với cá nhân đó. Đường D2 cho thấy lợi ích biên của người thứ hai về hàng hoá A. Đường D là đường lợi ích biên của xã hội. Mức sản lượng Q* là mức sản lượng có hiệu quả về mặt xã hội vì tại mức sản lượng Q* thì lợi ích cận biên của xã hội bằng chi phí cận biên của xã hội.
Hình 6.1. Ví dụ về hàng hóa công cộng thuần tuý A
Nếu giao cho tư nhân sản xuất và cung ứng hàng hoá A, người thứ nhất có thể trả giá P1 để có lượng Q, người thứ hai có thể trả giá P2 . Như vậy, người thứ hai sẽ được hưởng lợi ích từ việc tiêu dùng sản phẩm A khi người thứ nhất đã tiêu dùng.
Như vậy, tổng sản lượng tư nhân sản xuất và cung ứng trên thị trường tự do cạnh tranh luôn nhỏ hơn Q*. Do đó để có được sản lượng Q* thì Nhà nước cần can thiệp.
Hàng hoá công cộng thuần tuý có hai đặc tính chủ yếu là tính không cạnh tranh trong tiều dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng.
6.1.2. Các nhân tố ngoại ứng
Ngoại ứng là tác động của sản xuất và tiêu dùng một loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể đến những người không liên quan đến việc sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó.
P
MC P = P1 + P2
P1 D
P2 D1
D2
Q Q* Q
85
* Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất
Ngoại ứng tiêu cực là ngoại ứng gây ra thiệt hại cho người thứ ba.
Ví dụ: Chất thải của các nhà máy, doanh nghiệp gây ô nhiễm không khí, nguồn nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản…làm ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư lân cận. Để cải tạo môi trường đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn, song nó không phản ánh được giá cả thị trường. Kết quả là thị trường không tạo ra mức sản lượng tối ưu cho xã hội.
Hình 6.2. Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất
Thị trường cạnh tranh cung ứng mức sản lượng Q1 trên cơ sở chi phí tư nhân cận biên (MPC) và lợi ích tư nhân cận biên (MSB – trùng với đường cầu). Tuy nhiên càng tăng sản lượng thì xã hội càng phải bỏ ra nhiều chi phí để khắc phục ngoại ứng, chi phí xã hội đối với người sản xuất bằng chi phí tư nhân của người sản xuất cộng với chi phí của những người ngoài cuộc. Điều này làm cho chi phí xã hội cận biên (MSC) cao hơn chi phí tư nhân cận biên (MPC). Mức sản lượng tối ưu cho xã hội chỉ là Q2 nhỏ hơn mức sản lượng trên thị trường cạnh tranh.
* Ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng
Hình 6.3. Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng
Hình 6.3. Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng
86
P
MSC
F E
P MPC D
Q2 Q1 Q
P
MPC, MSC F
E E’
MSB D
Q1 Q2 Q
Trường hợp ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng, đường cầu dịch chuyển sang trái, sản lượng tối ưu của xã hội nhỏ hơn mức sản lượng được xác định trên thị trường tư nhân. Trong trường hợp này, đường phản ảnh giá trị xã hội nằm dưới đường cầu và sản lượng tối ưu xã hội Q1 nhỏ hơn sản lượng cân bằng thị trường Q2 (Hình 6.3).
Vậy với khuyết tật này, Chính phủ có thể sửa chữa bằng cách đánh thuế đối với các ngoại ứng tiêu cực.
Hộp 6.1.
Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 15/5, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, việc các chủ đầu tư khu đô thị không xây dựng hệ thống xử lý nước thải (mà xả thẳng ra kênh, hồ sông) là hành vi vi phạm. Trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm địa phương. Theo quy định, khu đô thị phải có nghiệm thu. Vì vậy, cơ quan nghiệm thu, xây dựng phải có trách nhiệm. Hiện nhiều khu đô thị viện đủ biện minh cho lý do vấn đề xả thẳng ra môi trường, như chi phí đầu tư lớn, kinh tế khó khăn...
“Chúng tôi đang lên kế hoạch kiểm tra, thanh tra các vấn đề liên quan đến môi trường tại khu đô thị. Chúng tôi sẽ kết hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, bởi nếu để tình trạng thế này rất nguy hiểm. Nếu không làm gắt gao, tình hình ô nhiễm ngày một gia tăng, không đảm bảo chất lượng cuộc sống cho chính người dân tại khu đô thị”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, trong Nghị định 117 về xử phạt hành chính lĩnh vực môi trường, mức lớn nhất là 500 triệu đồng cho 1 hành vi nói chung. Việc chủ đầu tư xả ra môi trường, Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường cần xem xét và có thể phạt nhiều hành vi.
Sau khi phạt xong, phải buộc chủ đầu tư xây khu xử lý nước thải. “Báo chí nên vào cuộc vì vấn đề này thời sự. Chủ đầu tư quảng bá và thu tiền cao, nhưng một số công trình về môi trường ít chú ý. Không thể để chủ đầu tư tiếp tục xả bẩn.Việc khắc phục tốn kém, nhưng bắt buộc phải làm”, ông Tùng cho biết.
Theo: Báo Tiền Phong 6.1.3. Thông tin không hoàn hảo
Khi thông tin không hoàn hảo (thông tin về giá cả thị trường, về chất lượng sản phẩm… không đầy đủ, chính xác) sẽ làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường và làm cho hệ thống thị trường hoạt động không hiệu quả. Việc thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều sản phẩm này trong khi lại có quá ít sản phẩm khác.
87
Hình 6.4. Ảnh hưởng của thông tin không hoàn hảo
Đường cầu D là đường cầu khi người tiêu dùng chưa có đầy đủ thông tin về sản phẩm (về chất lượng, về mức độ nguy hại của sản phẩm với người tiêu dùng).
Khi có thông tin đầy đủ, người tiêu dùng có thể giảm mức tiêu dùng, làm đường cầu dịch chuyển xuống D’. Với thông tin đầy đủ, mức tiêu dùng của thị trường là Q’ đảm bảo được lợi ích cho người tiêu dùng.