THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 69 - 72)

Hộp 5.1. Thị trường lúa gạo ở Việt Nam

5.2. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

Thị trường độc quyền bao gồm thị trường độc quyền bán và thị trường độc quyền mua. Ở đây chúng ta xét thị trường độc quyền bán.

5.2.1. Khái niệm

Thị trường độc quyền bán là thị trường chỉ có một người bán duy nhất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó.

5.2.2. Đặc điểm của thị trường độc quyền bán

- Chỉ có một hãng duy nhất sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó, có nhiều người mua.

71

- Sản phẩm là độc nhất không có sản phẩm thay thế gần gũi.

- Trong thị trường độc quyền bán, người bán có ảnh hưởng rất lớn đến giá thị trường của sản phẩm.

- Việc gia nhập thị trường là cực kỳ khó khăn có trở ngại rất lớn - Cũng tiến hành quảng cáo để thu hút thêm khách hàng.

5.2.3. Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền - Do đạt được tính kinh tế theo quy mô

Ngành đạt được tính kinh tế theo quy mô sẽ có đường chi phí bình quân dốc xuống:

ở mức sản lượng lớn sẽ có chi phí rẻ hơn sản xuất ở mức sản lượng nhỏ. Trong trường hợp này một doanh nghiệp cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ duy nhất cho toàn bộ thị trường sẽ có chi phí thấp hơn trường hợp có hai hoặc nhiều doanh nghiệp cung ứng. Tính kinh tế theo quy mô cho phép một hãng lớn có lợi thế hơn các hãng nhỏ. Do vậy tính kinh tế của quy mô sẽ là “một rào cản tự nhiên” đối với việc xâm nhập thị trường.

Doanh nghiệp độc quyền tự nhiên ít quan tâm đến những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, vì các doanh nghiệp mới sẽ có chi phí cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong ngành.

- Bản quyền

Doanh nghiệp có thể dành được địa vị độc quyền nhờ chế độ bảo vệ bản quyền.

Độc quyền về nhãn hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp và giải pháp kỹ thuật trong một thời gian nào đó.

- Sự kiểm soát các yếu tố đầu vào

Doanh nghiệp có thể giành được địa vị độc quyền khi nó kiểm soát được toàn bộ hoặc hầu hết một yếu tố đầu vào cơ bản để sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó.

- Do chính phủ quy định

Chính phủ có thể cho phép một doanh nghiệp nào đó là người duy nhất được bán, hoặc cung cấp một loại hàng hoá hoặc dịch vụ cho thị trường. Độc quyền trong trường hợp này được coi là độc quyền nhà nước.

5.2.4. Đường cầu và doanh thu cận biên của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền

Trong độc quyền bán, chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ cho thị trường, nên đường cầu của doanh nghiệp độc quyền bán chính là đường cầu của thị trường. Đường cầu của doanh nghiệp là một đường dốc xuống phía dưới, hay khi doanh nghiệp tăng hàng hoá bán ra sẽ làm cho giá bán giảm xuống.

Do vậy đường doanh thu cận biên luôn nằm dưới đường cầu, hay doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán (P > MR) vì việc tăng sản lượng bán ra không chỉ làm cho giá bán của số sản lượng bán ra tăng thêm giảm xuống, mà còn làm giảm giá bán của tất cả sản lượng được bán ra từ trước.

Chứng minh:

PD = - a.Q + b; TR = P.Q = (- a.Q + b) Q = - a.Q2 + b.Q;

MR = (TR)' Q = - 2.a.Q + b < - a.Q + b

Vậy đường doanh thu cận biên có độ dốc gấp đôi độ dốc của đường cầu (Hình 5.2) 72

5.2.5. Tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền

Nguyên tắc xác định sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận MR = MC (sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của nhà độc quyền được xác định bởi giao điểm của đường MC và MR).

+ Tại điểm tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ xác định được mức giá và sản lượng tối ưu P*,Q*.

+ Lợi nhuận tối đa: Õmax = TR(Q*) – TC(Q*) = Q*(P* - ATC) 5.2.6. Đường cung của doanh nghiệp độc quyền bán

Trong độc quyền bán không có đường cung. Vì doanh nghiệp là người định giá (doanh nghiệp quyết định giá phụ thuộc vào MC và hình dáng đường cầu) nên định giá bán đúng vào thời điểm chọn lượng cung.

Tình huống 5.1: Độc quyền của mô hình công ty mua bán điện tại thị trường điện Việt nam.

Theo mô hình do Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương đưa ra, đơn vị có chức năng mua bán điện duy nhất là Công ty Mua bán điện - Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm ký các hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu.

Khi thị trường phát điện cạnh tranh chính thức được vận hành, sẽ có 6 đối tượng tham gia thị trường điện gồm: đơn vị phát điện; đơn vị truyền tải; các công ty điện lực thực hiện chức năng bán lẻ điện; đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện và công ty mua bán điện.

Trong đó, công ty mua bán điện là đơn vị mua bán điện trực tiếp của đơn vị phát điện và là "người mua" duy nhất trong thị trường phát điện cạnh tranh. Công ty mua bán điện hoạt động theo hình thức Công ty TNHH một thành viên, có quyền mua điện trực tiếp của các đơn vị bán điện theo hợp đồng có thời hạn và mua điện giao ngay trên thị trường.

Sau khi mua điện từ các đơn vị phát điện, Công ty sẽ bán buôn điện cho các công ty điện lực để các công ty này bán cho người sử dụng theo biểu giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.

73 P

P

MR AR

Q

Hình 5.2. Đường cầu và đường doanh thu cận biên

Trên thực tế ở Việt Nam thời gian qua, thị trường mua bán điện cũng đã từng bước hình thành với việc EVN mua lại điện thành phẩm của một số đơn vị phát điện ngoài EVN như các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, các nhà máy thủy điện của Tổng Công ty Sông Đà.

Vừa đá bóng, vừa thổi còi!

Theo hình thức trên, Công ty Mua bán điện làm việc dưới sự ủy quyền của EVN, việc thanh toán do vậy sẽ phải phụ thuộc vào EVN, nên nếu chậm thanh toán, nhà máy bán điện cho EVN sẽ không biết kêu ai. Nếu Bộ Công thương xác định Công ty Mua bán điện là một yếu tố quan trọng trên thị trường điện cạnh tranh thì công ty này cần phải có vai trò cụ thể và được quản lý dòng tiền thu được từ các nhà máy điện độc lập, chủ động trả cho các nhà máy điện độc lập để họ duy trì việc phát điện phục vụ truyền tải.

Ngoài ra, theo Nghị định 24/2011 của Chính phủ, từ 1-6-2011, EVN có quyền tăng giá điện bán lẻ cho người dân 3 tháng/lần, nhưng các quy định lại chưa làm rõ việc các nhà máy bán điện độc lập có được hưởng lợi gì từ việc tăng giá này không. Giả sử, EVN được phép tăng giá điện thêm 5%, thì các nhà máy phát điện mà EVN mua điện sẽ được hưởng bao nhiêu % của 5% ấy, hay sẽ vẫn phải giữ ở mức giá từ khi ký hợp đồng. Nếu không xử lý được thì việc thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường chỉ làm lợi cho duy nhất EVN và khó huy động, kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy mới.

Thiếu công bằng...

Các nhà máy điện ngoài EVN cũng bày tỏ lo ngại với nhiều điều kiện chưa công bằng trong thị trường phát điện hiện nay. Chẳng hạn, giá nguyên liệu chiếm chi phí lớn nhất trong việc hình thành giá điện đối với chạy dầu và khí. Tuy nhiên, giá khí bán cho các nhà máy điện trong và ngoài EVN chưa bình đẳng, các nhà máy ngoài EVN phải mua đắt hơn. Bộ Công thương cần sớm có kế hoạch thiết lập mặt bằng giá khí, rà soát mức giá với các loại nguyên, nhiên liệu bán cho các nhà máy điện mới tạo đầu vào cạnh tranh cho thị trường, bởi muốn có đầu ra cạnh tranh thì đầu vào cũng phải cạnh tranh.

Ngoài ra, việc tính giá trần chào bán cho các nhà máy cũng là một vấn đề cần phải quan tâm. Khi thị trường vận hành thí điểm, trước ngày 15-9 phải lập kế hoạch vận hành thị trường năm tới, phải tính toán và công bố giá trị nước cho từng thành phần.

Trong khi đó, giá trị nước phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khó mà tính toán chính xác. Từ đó dẫn đến việc không phản ánh đúng chào giá theo thành phần, thiệt thòi cho các nhà máy điện. Phương thức trực tiếp chào giá cạnh tranh phát điện sẽ khiến nhà máy điện rất căng thẳng trong quản lý, bởi dù có đăng ký công suất phát các ngày kế tiếp, nhưng nếu bị sự cố đột xuất, nhà máy sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)