Nội dung phần “Công dân với pháp luật” ở trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 35 - 38)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

1.3. Lý luận về môn học Giáo dục công dân lớp 12 ở trường phổ thông

1.3.1. Nội dung phần “Công dân với pháp luật” ở trường Trung học phổ thông

* Về vị trí

Nội dung chương trình GDCD ở cấp THPT được cấu trúc thành năm phần chính với thời lượng phân phối như sau:

Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học.

Phần thứ hai: Công dân với đạo đức.

Phần thứ ba: Công dân với kinh tế.

Phần thứ tư: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội.

Phần thứ năm: Công dân với pháp luật.

Xuất phát từ vị trí của từng phần trong chương trình, thời lượng phân bố cho từng khối lớp được bố trí như sau:

Lớp 10: Học phần thứ nhất và phần thứ hai.

Lớp 11: Học phần thứ ba và phần thứ tư.

Lớp 12: Học phần thứ năm.

Chương trình GDCD lớp 12 ở trường THPT là phần “Công dân với pháp luật”. Nội dung của nó cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các kiến thức của phần “Công dân với pháp luật” sẽ giúp HS chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của mình qua đó có thể đánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay.

*Về cấu trúc chương trình

Cấu trúc phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT gồm 10 bài, thời lượng được phân phối như sau:

Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết) Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)

Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết) Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)

Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)

Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (Theo phân phối chương trình bài 10 giảm tải - yêu cầu HS đọc thêm)

Ngoài những bài học chính trong sách giáo khoa chương trình còn dành một số thời gian cho hoạt động thực hành, ngoại khóa các vấn đề ở địa phương.

Toàn bộ chương trình GDCD lớp 12, phần “Công dân với pháp luật”

gồm hai chủ đề lớn:

Chủ đề thứ nhất: Bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước và nhân loại được cụ thể hóa trong các bài 1, 8, 9, 10.

Chủ đề thứ hai: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội được cụ thể hóa trong các bài 2, 3, 4, 5, 6, 7.

* Về mục tiêu chương trình

Sau khi học xong phần này, học sinh cần đạt được những mục tiêu cụ thể về kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Về kiến thức:

Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật; mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.

Nhận biết được vai trò và giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội.

Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân.

Về kỹ năng:

Có kỹ năng phân tích, đánh giá các biểu hiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội.

Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các văn bản đã được trang bị trong nhà trường vào việc tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong các mối quan hệ xã hội mà HS tham gia hằng ngày.

Về thái độ:

Trân trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng; có ý thức trách nhiệm và tính tích cực công dân trong việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo pháp luật, trước tiên là tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của HS trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội cũng như chủ động góp phần phòng, chống các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

Như vậy, chương trình GDCD lớp 12 đã có rất nhiều nội dung mới, hiện đại hơn so với chương trình cũ. Việc vận dụng những phương pháp dạy học mới như phương pháp tình huống là hết sức quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)