Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀO DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
2.1. Thực trạng việc sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Khái quát về các trường Trung học phổ thông ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Năm 2003 huyện Pác Nặm được thành lập theo Nghị định số 56/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ. Pác Nặm là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 95 km. Huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 10 xã: Nghiên Loan, An Thắng, Xuân La, Bộc Bố, Bằng Thành, Nhạn Môn, Giáo Hiệu, Công Bằng, Cổ Linh, Cao Tân.
Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình (Cao Bằng).
Phía Tây giáp huyện Na Hang (Tuyên Quang).
Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng).
Phía Nam giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn).
Được sự chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, trong những năm qua nhân dân huyện Pác Nặm tăng gia lao động, sản xuất và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mặt kinh tế - xã hội. An ninh chính trị nội bộ trong Huyện được ổn định, hòa nhập chung với xu thế phát triển chung của nhân dân tỉnh Bắc Kạn và nhân dân cả nước. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc, duy trì tổ chức lễ hội truyền thống của các địa phương…
Là một huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn, xác định được những khó khăn, vất vả trong quá trình phát triển, để hoàn thành các nhiệm vụ được giao và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục chung của tỉnh, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Pác Nặm đã thực hiện đồng bộ các giải pháp:
tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để mở rộng mạng lưới trường lớp học, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu dạy và học của thầy trò các nhà trường, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp học, nâng cao chất lượng dạy và học… Đội ngũ cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện luôn tận tâm, tận tụy với nhiệm vụ được giao.
Được huyện quan tâm đầu tư và phát triển, quy mô giáo dục đào tạo được mở rộng, chất lượng giáo dục các ngành học, bậc học, cấp học có nhiều chuyển biến tích cực. So với những ngày đầu mới thành lập huyện (năm 2003), trong những năm gần đây, từ nguồn vốn của các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức và sự đóng góp của nhân dân, cơ sở vật chất các trường học đã từng bước đầu tư được xây dựng, sửa chữa. Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện được chú trọng. Đội ngũ giáo viên ngày càng được bổ sung thêm về số lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng.
Trên địa bàn huyện Pác Nặm có một trường THPT là trường THPT Bộc Bố và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Tính chung trên toàn huyện, tại thời điểm năm học 2019 - 2020, số học sinh THPT với khoảng hơn 600 học sinh.
Bảng 2.1. Quy mô học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2019
STT Tên trường Năm 2014 Năm 2019
1 THPT Bộc Bố 528 535
2 Trung tâm GDNN - GDTX 190 71
Tổng số 718 606
Nguồn: kết quả điều tra xã hội học
Số lượng học sinh ở trường THPT Bộc Bố có sự gia tăng. Tại thời điểm năm 2014 có 528 học sinh thì đến năm 2019 số học sinh ở trường THPT Bộc Bố là 535. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có sự giảm mạnh. Hầu hết học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm đều là con em dân tộc thiểu số với trên 85% gia đình làm nghề nông nghiệp. Điều này chi phối trực tiếp đến quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng.
Những ngày mới thành lập, các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi thứ. Song, không vì thế mà sự nghiệp giáo dục không được quan tâm, phát triển. Với lòng say mê được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và truyền thống hiếu học, lòng yêu nghề các thế hệ thầy trò đã vượt qua những khó khăn thách thức, xây dựng nên những ngôi trường khang trang, sạch đẹp và chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Hiện nay, đa số các trường đều có cơ sở vật chất khá đầy đủ, đáp ứng nguyện vọng học tập của con em trong huyện. Các phòng học lý thuyết, nhà hiệu bộ, phòng học máy tính, phòng thí nghiệm, phòng thư viện, sân thể dục…đã được các cấp, các ngành quan tâm và các trường chú ý đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo tiêu chuẩn quốc gia.
Bảng 2.2. Cơ sở vật chất của các trường THPT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn năm học 2019 - 2020
STT Tên trường
Số lƣợng phòng học
lý thuyết
Số lƣợng phòng học
tin học, ngoại ngữ
Số lƣợng phòng học thí nghiệm
1 THPT Bộc Bố 15 1 2
2 Trung tâm GDNN - GDTX 6 0 1
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học
Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em các địa phương trong huyện, đội ngũ giáo viên ngày càng tăng. Phần đa giáo viên dạy ở các trường này là những thầy cô giáo được đào tạo bài bản trong các trường Đại học Sư phạm ở miền Bắc. Trong công việc họ luôn nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh.
Các trường THPT trong huyện Pác Nặm luôn thực hiện đúng phương châm đi tắt, đón đầu trong việc nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nhà trường hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Cho đến nay, 100% GV trong các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều giáo viên còn được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh và vinh dự nhận được bằng khen của các cấp. Phong trào tự học, bồi dưỡng đã trở thành động cơ bên trong và có chiều sâu trong mỗi cán bộ giáo viên. Với bản lĩnh và tình yêu đối với nghề nghiệp, các thầy cô giáo trong các trường luôn nỗ lực, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tiếp thu những phương pháp giáo dục mới, nêu cao tinh thần đạo đức của nhà giáo “tất cả vì học sinh thân yêu”, xây dựng tập thể đoàn kết phát triển.
Quán triệt về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, giáo viên GDCD ở các trường THPT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn luôn có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt;
có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Các thầy cô có ý thức chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Lối sống lành mạnh, tận tụy, sáng tạo có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có tinh thần đoàn kết, thách thức, không ngừng tham gia học tập và tự học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nhận thức chính trị, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của xã hội. Có ý thức thực hiện cuộc vận động
“hai không” trong giáo dục với 4 nội dung: “nói không với tiêu cực trong thi
cử, bệnh thành tích , vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”.
Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lưng tâm nhà giáo. Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, sống có lí tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo, tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ với mọi người.
Những năm qua chất lượng giáo dục của các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục toàn diện. Kết quả đào tạo hàng năm cho thấy tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đều đạt trên 90%, tỷ lệ lên lớp hàng năm chiếm từ 95% đến 98%. Riêng học sinh khối 12 có kết quả học tập kỳ I năm học 2019 - 2020 như sau:
Bảng 2.3. Kết quả học tập học kỳ I năm học 2019 - 2020 của học sinh khối 12 các trường THPT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
STT Trường Giỏi Khá TB Yếu Kém
1 THPT Bộc Bố 1 33 91 15 0
2 Trung tâm GDNN - GDTX 0 2 9 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học Các em học sinh luôn có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, phát triển, tham gia nhiệt tình các hoạt động chung của lớp, của trường. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, đoàn thanh niên, Ban Giám hiệu luôn luôn có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong công tác giáo dục giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Nhưng, bên cạnh những học sinh ngoan, chăm chỉ vẫn còn tồn tại một số HS có những biểu hiện sa sút về nhận thức, lối sống, đạo đức như: một số em còn khá trầm trong học tập, bỏ học để chơi
game, sống ích kỉ, tách biệt với mọi người, ít chia sẻ tâm sự với bạn bè, thầy cô giáo,… Các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc mồ côi, tàn tật, bố mẹ li hôn… hay những hoàn cảnh đặc biệt khác thường có thái độ mặc cảm, tự ti, xa lánh mọi người, ít hoàn nhập với bạn bè xung quanh. Một vài học sinh khá chăm chỉ, có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập song lại thiếu kỹ năng sống, còn nhút nhát, hiểu biết về cuộc sống xã hội còn hạn chế.
Ngoài ra, do tác động của kinh tế thị trường, còn nhiều phụ huynh học sinh bận mải với việc kiếm tiền, làm ăn kinh tế nên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến sự phát triển toàn diện cho con em mình. Rất nhiều bậc phụ huynh nghĩ chỉ cần tạo điều kiện về mặt vật chất nhưng lại không quan tâm đến tâm tư, tình cảm, sở thích, lối sống, học tập của con mình. Cá biệt có một số phụ huynh còn suy nghĩ khoán trắng con em mình cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường trong việc dạy dỗ, giáo dục học sinh. Những điều trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và rèn luyện của học sinh..
Một trong những đặc điểm của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT huyện Pác Nặm nói riêng cần thiết phải lưu ý để vận dụng tình huống trong dạy học môn GDCD, đó là khả năng đánh giá và tự đánh giá nhiều mối quan hệ, những sự vật, hiện tượng xung quanh theo những thang giá trị đã được xác lập. Các em thường đánh giá cao những bạn thông minh, học giỏi, sáng tạo và những thầy cô có phương pháp giảng dạy tích cực. Cùng với đó, các em cũng tự đánh giá về mình, đánh giá người khác theo những chuẩn mực xã hội. Tuy vậy, hiện nay số học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi nêu trên còn chưa nhiều. Không ít học sin chưa chú ý phát huy hết năng lực sáng tạo, tính tích cực, đôi khi đánh giá mình và đánh giá người khác còn dựa nhiều vào cảm tính, khi giải quyết công việc còn vội vàng, thiếu sự phân tích kỹ lưỡng, thiếu hụt những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng giải quyết vấn đề… Đây là đặc điểm cần thiết phải được lưu tâm khi sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 12.
Nhìn chung, với phương châm “chất lượng, hiệu quả dạy và học là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường”, chất lượng giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã và đang được nâng cao, ý thức học sinh có nhiều chuyển biến tích cực, đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa nhận thứ đúng tầm quan trọng của việc học môn GDCD nên còn sao nhãng, thiếu tích cực, chủ động trong tiếp thu tri thức cũng như trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện và phát triển nhân cách. Thực tế này cùng với những đặc trưng tâm lý, ý thức nêu trên của học sinh THPT huyện Pác Nặm là cơ sở, tiền đề cần thiết để vận dụng tình huống trong dạy học GDCD lớp 12.