Các bước tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 95)

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀO DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

3.2. Các bước tiến hành và phân tích kết quả thực nghiệm

3.2.1. Các bước tiến hành thực nghiệm

3.2.1.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức thực nghiệm

Do nội dung chương trình môn GDCD rất rộng. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ lựa chọn một số đơn vị kiến thức để tiến hành thực nghiệm và đối chứng (không tiến hành thực nghiệm đối với những tiết học thực hành, ngoại khóa, các tiết học dạy thêm, các tiết làm bài kiểm tra).

Được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy tại Trường trung học phổ thông Bộc Bố huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, tôi đã tiến hành soạn bài giảng và dự giờ thực nghiệm sư phạm ở lớp 12A1, 12A2 và lớp đối chứng (lớp 12A3, 12A4). Những lớp này đều có trình độ nhận thức và điều kiện dạy học ngang nhau. Do đặc thù của trung tâm GDNN - GDTX với số lượng học sinh ít, chất lượng học sinh chưa cao việc soạn giảng và dự giờ thực nghiệm được tiến hành ở một lớp duy nhất.

Giáo viên lựa chọn nội dung thực nghiệm dạy học theo tình huống ở các bài sau:

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2 theo phân phối chương trình).

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 1 theo phân phối chương trình).

3.2.1.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm

GIÁO ÁN SỐ 1:

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

2. Về kĩ năng

- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác

3. Về thái độ

- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.

II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh Năng lực tự học

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực giải quyết tình huống

Năng lực tư duy phê phán III. Phương pháp dạy học

Chủ yếu sử dụng phương pháp tình huống kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại...

IV. Phương tiện dạy học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân 12.

- Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu…

- Tình huống pháp luật liên quan đến bài học.

- Những số liệu, thông tin có liên quan đến nội dung bài học.

V. Tổ chức dạy học 1. Khởi động

* Mục tiêu:

- Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.

* Cách tiến hành:

Giới thiệu bài: Mỗi công dân đều có những quyền tự do cơ bản nhất định và được ghi nhận trong Hiến pháp, trong tiết này cô và các em sẽ cùng tìm hiểu nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

2. Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là quyền được

pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

* Mục tiêu:

- Học sinh nêu được thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV đặt vấn đề:

Với mỗi cá nhân, tính mạng, sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng, nó là cơ sở, là tiền đề cho mọi hoạt động trong cuộc sống của con người. Tính mạng sức khỏe không được đảm bảo thì con người không thể tồn tại và phát triển được.

Trong sự phát triển đó, đời sống tinh thần của con người cũng không kém phần quan trọng. Để công dân được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, Nhà nước đã đưa và pháp luật những nội dung cụ thể để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân như một quyền bất khả xâm phạm.

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là:

+ Công dân được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.

+ Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- GV nêu tình huống: Nguyễn Thị T và Trịnh Thị H có quen biết nhau. Do nghi ngờ chị H lấy trộm điện thoại của mình, T đã ép chị H về nơi mình ở trọ, rồi gọi điện thoại cho mấy

người khác đến. T và đồng bọn đe dọa rồi dùng vũ lực đưa chị H đến một nhà nghỉ trong thành phố. Sau đó, bọn chúng bắt ép chị H phải viết giấy biên nhận có vay nợ 10 triệu đồng mới thả chị H ra.

Câu hỏi:

1. Hành vi của Nguyễn thị T và đồng bọn đã xâm phạm đến quyền gì của công dân?

2. Đối với những người thực hiện những hành vi này pháp luật nước ta coa quy định như thế nào?

- HS làm việc và trình bày cá nhân - GV nhận xét, bổ sung, kết luận

- GV hỏi: Theo em, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại văn bản pháp luật nào?

- HS trả lời: Ghi nhận tại Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự

- GV nhận xét, bổ sung

- GV giới thiệu điều 19, 20 Hiến pháp 2013.

Điều 19: “Mọi người có quyền sống.

Tính mạng của con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”.

Điều 20:

1. Mọi người cua quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đƣợc pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”

- GV hỏi: Qua điều 19, 20 trong Hiến pháp 2013. Em hiểu thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

- HS trả lời

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận

Như vậy, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là: công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- GV giới thiệu thêm: Nội dung này đã được cụ thể hóa và trở thành nguyên tắc cơ bản trong điều 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân… đều bị xử lý theo pháp luật.

- GV chuyển ý: Để tìm hiểu chi tiết quyền này, cô và các em cùng tìm hiểu phần nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

* Mục tiêu:

- Học sinh nêu được nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Có thái độ và hành vi đấu tranh bảo vệ quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác.

* Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Dựa vào sách giáo khoa, em hãy cho cô biết quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân gồm những nội dung nào?

- HS trả lời

- GV kết luận: Gồm 2 nội dung + Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe + Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

- GV đặt câu hỏi:

1. Nếu tính mạng và sức khỏe của một người luôn bị đe dọa thì cuộc sống của họ sẽ như thế nào?

* Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Nội dung thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

- HS trả lời cá nhân

Nếu tính mạng, sức khỏe của một người luôn bị đe dọa thì họ luôn sống trong lo sợ, bất an.

2. Nếu tính mạng và sức khỏe của nhiều người luôn bị đe dọa thì xã hội sẽ như thế nào, có phát triển lành mạnh không?

- HS trả lời cá nhân

Xã hội sẽ mất ổn định thiếu lành mạnh.

- GV nhận xét, kết luận: Đúng vậy, nếu cá nhân bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe thì cuộc sống của họ sẽ lâm vào tình trạng lo sợ, hoảng loạn bất an. Còn trong xã hội, tính mạng sức khỏe của nhiều người bị đe dọa thì xã hội đó không thể phát triển lành mạnh, mọi hoạt động khác sẽ bị ảnh hưởng và xã hội mất ổn định.

Chính vì vậy, pháp luật nước ta có những quy định rất chặt chẽ để bảo vệ quyền này.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra những trường hợp vi phạm pháp luật, xâm phạm về tính mạng và sực khỏe của công dân.

- GV hỏi: Em hãy lấy ví dụ về trường hợp xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của công dân?

- HS lấy ví dụ

- GV dẫn dắt: Năm 2015, ở Bình Phước đã xảy ra một vụ thảm án. Sau đây, cô mời các em cùng hướng lên màn hình theo dõi một đoạn video về vụ thảm án này.

Các em lưu ý tập trung theo dõi và ghi nhớ những thông tin trong vụ án để trả lời câu hỏi cô sẽ đặt ra cho các em.

- HS theo dõi video

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cặp đôi, thời gian 2 phút.

Câu hỏi:

1. Đối tượng Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại đã bị tuyên án như nào? Vì tội danh gì?

2. Thế nào là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác?

- HS đại diện cặp đôi trình bày - GV nhận xét, bổ sung, kết luận

Trong trường hợp này, hành vi sát hại 6 người trong một gia đình của các đối tượng trên là hành vi cố ý, có kế hoạch và động cơ.

Trong tình huống này, ngoài đối tượng Tiến và Dương đã trực tiếp thực hiện hành vi giết người còn có đối tượng Thoại cũng chịu mức án là 16 năm tù giam, mặc dù không trực tiếp tham gia giết người nhưng đã cùng Tiến lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch giết người nhưng không thành. Như vậy, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân pháp luật nước ta quy định:

+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

+ Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.

- GV hỏi: Những việc làm vô ý làm chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?

- HS trả lời cá nhân

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Tính mạng con người rất quan trọng nên mọi hành vi dù vô ý: Chủ quan, cẩu thả, quá tự tin… gây ra hậu quả làm tổn hại đến tính mạng hay sức khỏe của người khác đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi đó gây ra.

- GV chuyển ý: ngoài được bảo đảm về tính mạng thì sức khỏe của con người cũng được pháp luật bảo vệ.

- GV hỏi: Để bảo vệ sức khỏe của công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?

- HS trả lời cá nhân: hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích

- GV chốt kiến thức cần nhớ

- GV giảng thêm: các em đã được học và biết rằng mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, do vậy, mỗi cá nhân thực hiện quyền của mình thì cũng phải tôn trọng quyền của những người xung quanh. Mọi hành vi đánh người đều là trái pháp luật.

Pháp luật nước ta quy định:

+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

- GV mời các em cùng theo dõi thông tin:

Vụ cháu Trần Thị Kim Ngân bị mẹ đẻ đánh Hỏi: Em có nhận xét gì về việc đánh bé Kim Ngân của đối tượng Trang và Minh?

- HS trả lời cá nhân

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: đó là hành vi cố ý đánh người gây thương tích. Theo quy định của pháp luật: không ai được đánh người dù người đó ở bất kì cương vị nào.

GV kết luận: Như vậy chúng ta thấy công dân trong xã hội chúng ta được pháp luật bảo vệ cả về tính mạng và sức khỏe, điều đó giúp cho chúng ta có cuộc sống bình yên và tự do về thân thể. Đối với mỗi cá nhân trong xã hội, đời sống tinh thần cũng vô cùng quan trọng, nó gắn liền với danh dự và nhân phẩm của mỗi người tạo nên sức mạnh tinh thần cho mỗi người. Để bảo vệ danh dự và nhân phẩm cá nhân, pháp luật nước ta cũng có những quy định cụ thể.

- GV đặt vấn đề: Ở chương trình lớp 10 các em đã được học về nhân phẩm và danh dự.

Sau đây, cô mời 1 em nhắc lại cho cả lớp biết thế nào là nhân phẩm và danh dự?

- HS trả lời cá nhân

+ Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người.

+ Không ai được đánh người;

đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Danh dự là sự coi trọng, công nhận và đánh giá cao của xã hội đối với một người dựa trên những giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

- GV hỏi: Tại sao phải bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người?

- HS trả lời cá nhân

Vì danh dự và nhân phẩm là toàn bộ giá trị làm người cao đẹp của công dân, là những thứ quý giá nhất thuộc về giá trị tinh thần của mỗi con người. Trong cuộc sống, đó là sức mạnh tinh thần, là đạo đức của con người và của xã hội.

- GV tổ chức thảo luận nhóm: chia 4 nhóm theo vị trí chỗ ngồi

Thời gian: 5 phút

Tình huống: Do ghen ghét Bình học giỏi và được nhiều người quý mến, Anh đã dựng chuyện nói xấu Bình với các bạn là Bình ăn trộm tiền của bạn cùng lớp. Anh còn tung tin đó lên mạng xã hội facebook.

Câu hỏi thảo luận:

1. Em có nhận xét gì về hành vi của Anh?

Hành vi đó có thể gây ra hậu quả gì?

2. Thế nào là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân?

- HS thảo luận sau đó trình bày kết quả - GV nhận xét, kết luận

- GV giới thiệu luật:

Nội dung thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác

Điều 155. Tội làm nhục người khác Bộ luật Hình sự năm 2015 (trích)

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Điều 156. Tội vu khống (trích)

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a. Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hai đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b. Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến hai năm.

- GV cho HS liên hệ: Em sẽ làm gì nếu bị người khác bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc phạm?

- HS trả lời cá nhân - GV kết luận:

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền về tự do thân thể và phẩm giá con người.

+ Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)