Các nguyên tắc cần đảm bảo khi sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình Giáo dục công dân lớp

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 55 - 59)

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀO DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

2.2. Đề xuất quy trình sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình Giáo dục công dân lớp 12

2.2.1. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình Giáo dục công dân lớp

Quy trình sử dụng phương pháp tình huống là trình tự các giai đoạn, các bước được xắp xếp có tổ chức, có mục đích được thực hiện liên tiếp nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt việc vận dụng tình huống và giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập. Từ việc nhận thức thấu đáo sự cần thiết của vấn đề đã nêu, trên cơ sở kế thừa một số các công trình nghiên cứu đi trước, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của hai trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi tiến hành xây dựng quy trình thiết kế bài giảng và quy trình thực hiện bài giảng theo phương pháp tình tình huống trong dạy học GDCD lớp 12.

Trong quá trình tổ chức giảng dạy theo phương pháp tình huống trong môn GDCD lớp 12 chỉ đạt kết quả tối ưu khi được tổ chức theo một quy trình cụ thể. Khi xây dựng quy trình sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học chúng tôi dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học

Cả về lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục nói

chung và mục tiêu môn học nói riêng. Môn GDCD Ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Theo đó, phương pháp tình huống cần được vận dụng để hiện thực hóa mục tiêu đã nêu. Nếu xa rời mục tiêu giáo dục thì các phương pháp dạy học sẽ không có giá trị, thậm chí là phản tác dụng.

Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” chương trình GDCD cần đảm bảo tính hướng đích là trang bị cho HS những hệ thống tri thức cơ bản về pháp luật và giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội. Qua đó phương pháp tình huống cần được sử dụng để giúp HS từng bước hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật; mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức; hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật.

Thông qua hệ thống tri thức khoa học về một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phần “Công dân với pháp luật” chương trình GDCD lớp 12, khi sử dụng phương pháp tình huống, GV cần giúp HS ý thức được các giá trị của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công dân, giáo dục để các em có cái nhìn đúng đắn về thế giới và thời đại, về con người và cộng đồng, về quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân. Qua đó khi sử dụng phương pháp tình huống, HS phải thể hiện được quan điểm, lập trường và thái độ tích cực, biết đấu tranh để bảo vệ và ủng hộ cái tiến bộ, tích cực, cái đúng và chống lại những biểu hiện, hành vi tiêu cực, lạc hậu, sai trái.

Với mục tiêu trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phân tích, đánh giá các biểu hiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội, nhất là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phản biện xã hội của môn GDCD, khi sử dụng phương pháp tình huống cần nhận thức thấu đáo mục tiêu này để xây dựng, thiết kế, lựa chọn các tình huống, định hướng cho

HS giải quyết tình huống và tổ chức các hoạt động nhận thức một các phù hợp và hiệu quả. Hơn nữa, mỗi bài học với những nội dung cụ thể, mục tiêu khác nhau, giáo viên phải lựa chọn, xây dựng tình huống bám sát mục tiêu của từng bài học. Có như vậy, mới mang lại kết quả cao trong quá trình dạy học bằng phương pháp tình huống

Thứ hai: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hoạt động dạy và hoạt động học là hai nhân tố cơ bản nằm trong cấu trúc hệ thống của quá trình dạy học, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tạo nên sự thống nhất của quá trình này. Quy trình dạy học sử dụng phương pháp tình huống được liên kết với nhau theo một lo gic chặt chẽ, yếu tố trước phải là điều kiện, tiền đề theo sự thực hiện chức năng của các yếu tố đứng sau. Đồng thời, các yếu tố đứng sau như là sự kế tục, sự thực hiện hóa các yếu tố đứng trước.

Ở mỗi bước, mỗi giai đoạn, các theo tác sư phạm của giáo viên phải phù hợp với các thao tác của học sinh và ngược lại. Sự phù hợp đó tạo thành sự thống nhất toàn vẹn của quy trình và làm cho nó trở thành chỉnh thể hợp lý.

Để đạt được điều đó cần xác định:

Số lượng các giai đoạn, các bước vừa đủ để hoạt động có hiệu quả Nội dung các giai đoạn, các bước không quá phức tạp, cũng không quá đơn giản, đảm bảo cho GV và HS có thể thực hiện được trong quá trình dạy học.

Các giai đoạn và các bước phải sắp xếp theo một cấu trúc lô gic, kế tục nhau, không được chồng chéo lên nhau.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống là nguyên tắc cơ bản để xây dựng và xác lập quy trình dạy học sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường THPT.

Thứ ba: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng quy trình sửa dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD phải dựa vào điều kiện thực tiễn ở trường THPT. Nó phải phù hợp với đặc điểm, nội dung, điều kiện, yêu cầu của giáo viên, học sinh, đồng

Phù hợp với đặc điểm nội dung, chương trình môn GDCD.

Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh THPT.

Phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên, phù hợp với điều kiện cụ thể của các trường THPT, có khả năng triển khi ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học môn GDCD ở trường THPT.

Đảm bảo tính vừa sức đối với các em HS THPT.

Có khả năng nâng cao chất lượng dạy học, có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các phương pháp dạy học truyền thống.

Như vậy, sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường THPT theo quy trình đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn và phải có khả năng ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học môn GDCD cho HS THPT hiện nay.

Thứ tư: Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Quy trình dạy học theo phương pháp tình huống trong môn GDCD không chỉ đảm bảo các nguyên tắc đã nêu mà còn phải đảm bảo tính hiệu quả.. Nó vừa có thể ứng dụng rộng rãi đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn GDCD ở trường THPT hiện nay. Việc dạy học theo phương pháp tình huống phải đảm bảo cho HS lĩnh hội được tri thức cơ bản, đầy đủ bên cạnh đó, phải hình thành được cho HS kỹ năng nhận thức, giao tiếp và có thái độ đúng đắn trong cuộc sống..

Việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD theo quy trình này phải tăng cường được mức độ hoạt động của HS trong giờ học, làm cho các em tích cực hơn, chủ động, hứng thú hơn và phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS THPT, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Như vậy, để tạo hiệu quả một cách toàn diện, giúp học sinh nắm vững những tri thức cơ bản, đồn thời hình thành các kỹ năng: kỹ năng nhận thức, kỹ

năng học tập, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, giáo viên phải biết cách sử dụng quy trình sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD. Bên cạnh đó, phải hình thành và phát triển cho các em những năng lực và phẩm chất cần thiết để các em tiếp tục học tập lên cấp cao hơn, đặc biệt trang bị cho các em hành trang để chuẩn bị bước vào cuộc sống với tư cách là một công dân.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)