Đặc điểm nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 42)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

1.3. Lý luận về môn học Giáo dục công dân lớp 12 ở trường phổ thông

1.3.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông

Về tâm sinh lý tuổi HS THPT, các yếu tố về thể lực, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Đây cũng là thời kỳ trưởng thành về giới tính của các em, từ đó có sự ổn định, công bằng hơn so với lứa tuổi trước đó. Cũng giống như HS các trường THPT trên cả nước, HS cấp THPT ở huyện Pác Nặm có các đặc điểm chung dưới đây:

Ở các em có sự phát triển mạnh mẽ về mặt thể chất như chiều cao, trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, tạo điều kiện hình thành một cơ thể cân đối, tăng sự dẻo dai của cơ thể, cơ bắp phát triển mạnh mẽ. Giới tính cũng có bước phát triển hơn. Nhận thức cảm tính thay đổi theo chiều hướng tinh tế hơn, trí nhớ có chủ đích hơn và óc quan sát hạy bén hơn.

Về đời sống tình cảm, cảm xúc ở lứa tuổi học sinh THPT rất phong phú, đa dạng, đồng thời áp lực trong học tập để đạt được mục tiêu cùng với rất nhiều yếu tố khác trong đời sống gia đình, các mối quan hệ giới tính, các mối quan hệ trong nhà trường, cộng đồng có thể gây căng thẳng cho các em.

Về nhận thức: khả năng tự ý thức phát triển và đây cũng là đặc điểm nổi bật nhất để từ đó học sinh có khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, do tính tự trọng cao trong khi đó tính phê phán, sự phân tích lại chưa cao và do suy nghĩ còn nông cạn nên các em có thể có những hành vi không đúng với người khác khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột.

Tiêu biểu cho tình trạng này là tồn tại khá phổ biến hiện tượng giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực. Bên cạnh đó, học sinh có sự phát triển về tư duy tưởng tượng, tư duy lí luận cùng với các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa.

Học sinh THPT là những chủ thể có xu hướng khẳng định tính độc lập trong tư duy, suy nghĩ và hành động, nhiều học sinh THPT bắt đầu quan tâm đến các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.

Các em thích đánh giá, nhận xét, có nhu cầu được trao đổi, bàn luận và đánh giá về các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Đây là điểm quan trọng quy định tính cần thiết phải vận dụng tình huống trong dạy học GDCD.

Ở lứa tuổi THPT, học sinh đã bắt đầu ý thức được vị trí, vai trò của mình, các em bắt đầu có tính định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. Điều này lý giải vì sao, hứng thú học tập đối với môn học cũng có sự thay đổi theo hướng chú trọng và tích cực học những môn học liên quan trực tiếp đến kỳ thi THPT quốc gia, đặc biệt là những môn học mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình sẽ chọn. Trong những năm học vừa qua, thực tiễn ở các trường đã chỉ ra rằng, số lượng học sinh đăng ký lựa chọn các môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia thuộc khối kiến thức khoa học xã hội, đặc biệt là môn GDCD có tỷ lệ rất cao, khoảng trên 70%. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học GDCD ở các trường THPT theo hướng nâng cao chất lượng và phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.

Trách nhiệm của giáo viên là bằng dạy học và chất lượng bài giảng phải khơi gợi được niềm hứng thú của học sinh khi các em tiếp cận môn GDCD. Điều này đã khách quan hóa tính cấp thiết cần vận dụng tình huống trong dạy học GDCD lớp 12 cho học sinh các trường THPT nói chung và học sinh trên địa bàn huyện Pác Nặm nói riêng.

Phân tích, luận giải, đánh giá và có kỹ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành nhân cách của học sinh THPT. Thực tiễn này đòi hỏi giáo viên cần giúp học sinh phát triển nhận thức thông qua hoạt động dạy học, trong đó vận dụng tình huống trong dạy học có ưu thế để định hướng, hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán đối với những vấn đề học sinh gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

Hiện nay, nhu cầu và mong muốn khẳng định mình, được thành đạt trong tương lai ngày càng được các em học sinh THPT, đặc biệt là con em dân tộc Tày ở huyện Pác Nặm xem trọng. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến mức độ hứng thú, tích cực học tập và rèn luyện của học sinh THPT. Nhiều học sinh miền núi mong muốn thoát nghèo nên các em bắt đầu tập trung, nỗ lực phấn đấu học tập để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nên thái độ học tập còn thờ ơ, thiếu động lực, thiếu chí hướng phấn đấu cho tương lai. Trước những đặc điểm tâm lý ấy, các chủ thể giáo dục cần tiến hành những hình thức và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Với yêu cầu này, vận dụng tình huống trong dạy học GDCD cần trở thành lựa chọn có tính hướng đích rất thực tiễn đối với giáo viên đang giảng dạy bộ môn này ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm.

Kết luận chương 1

Phương pháp tình huống là một phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học và tạo ra được môi trường dạy học tích cực. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD trong những năm qua ở trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, mặc dù cố gắng rất nhiều trong đổi mới cách dạy, cách học tuy nhiên, những kế quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của nhà trường. Vì vậy, cần thiết kế bài giảng dưới hình thức những vấn đề, câu hỏi, các tình huống để học sinh tích cực, chủ động giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo và năng lực phát triển của người học.

Để sử sụng phương pháp dạy học tình huống có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết đầy đủ về phương pháp tình huống, nắm vững quy trình và các yêu cầu khi sử dụng phương pháp này. Đồng thời, nhà trường cũng phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động dạy và học.

Chương trình GDCD ở trường trung học phổ thông nói chung và ở lớp 12 nói riêng có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc hình thành và phát triển năng lực, nhân cách của người công dân Việt Nam trước yêu cầu hội nhập.

Qua thực tế nghiên cứu, bản thân thấy việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học GDCD lớp 12 phần “Công dân với pháp luật” cho học sinh trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn nói riêng có khả năng đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để vận dụng thành công và đáp ứng được mục tiêu môn học, dạy học theo phương pháp tình huống cần được

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)