Nhóm giải pháp đối với học sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 111 - 120)

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀO DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT” CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 cho học sinh Trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

3.3.3. Nhóm giải pháp đối với học sinh

Học sinh phải có động cơ học tập đúng đắn. Học sinh phải xây dựng, xác định được tầm quan trọng, ý nghĩa của bộ môn ngay từ đầu năm học, nhận thức được vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của môn Giáo dục công dân đối với sự phát triển tư duy cũng như ý nghĩa của việc học môn Giáo dục công dân trong hình thành nhân cách mỗi con người. Từ đó, tạo nên nhu cầu mong muốn được học tập để trang bị cho bản thân hệ thống tri thức toàn diện.

Học sinh phải thực sự chủ động, tích cực, tập trung suy nghĩ về tình huống được đưa ra trong tiết học. Thông qua quá trình này học sinh có thể rút ra được nội dung kiến thức và hành vi ứng xử trong cuộc sống. Chính sự tích cực, chủ động trong quá trình tiếp cận nghiên cứu về tình huống sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của tiết học.

Học sinh phải biết nắm bắt đúng yêu cầu của phương pháp tình huống do giáo viên đưa ra từ đó biết phán đoán, phân tích tìm cách giải quyết tình huống.

Xuất phát từ nhận thức sai lầm khi cho rằng môn Giáo dục công dân là môn học phụ, đồng thời bản thân môn học này lại mang tính trừu tượng và lý luận cao nên phần lớn học sinh Trung học phổ thông không thích học, không có hứng thú tìm hiểu và khám phá nội dung bài học. Vì vậy, để nâng cao chất lượng môn học này, điều cốt yếu là cần phải thay đổi nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò của môn học. Muốn vậy ngoài sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo quản lý, các giáo viên giảng dạy bộ môn thì sự hợp tác, nỗ lực của học sinh đóng một vai trò quyết định.

Thứ nhất: Học sinh phải có động lực học tập đúng đắn

Khi có được động lực học tập đúng đắn thì học sinh sẽ tích cực tham gia vào quá trình dạy học, có được sự say mê, yêu thích môn học và tìm được niềm vui trong học tập thông qua kết quả đạt được. Động cơ học tập đúng đắn còn giúp học sinh vượt qua khó khăn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ học tập, luôn tôn trọng kỷ luật và có ý thức cao trong quá trình học tập. Điều quan trọng là giáo viên phải định hướng, giúp học sinh tự nhận thức và xây dựng cho mình một động cơ đúng đắn trong học tập. Để đạt được điều này, trong mỗi bài giảng, giáo viên phải giúp học sinh nhận thức được nhiệm vụ học tập và ý nghĩa của môn học đối với bản thân học sinh. Qua đó thúc đẩy học sinh chủ động tìm kiếm tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, biến tri thức của môn học thành những phẩm chất tư duy trí tuệ và nhân cách của mình, chỉ khi đó niềm say mê nghiên cứu học tập, năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh mới được phát huy cao nhất.

Thứ hai: Học sinh phải tự xây dựng được tính tổ chức, kỷ luật, khoa học trong học tập

Quá trình dạy học muốn đạt được hiệu quả cao đòi hỏi học sinh phải có được tính tự giác trong học tập. Để có được điều đó, bên cạnh việc xác

định được động cơ học tập đúng đắn thì trong quá trình học tập trước tiên học sinh phải tuân theo kỷ luật học tập mà giáo viên đưa ra. Bởi vì ngay từ đầu không phải học sinh nào cũng xác định được động cơ học tập đúng đắn cho mình, chỉ khi họ buộc phải thực hiện theo những quy tắc và kỷ luật học tập mà giáo viên đưa ra và sẽ dần hình thành thói quen tham gia quá trình dạy học đó một cách tự giác. Tính tổ chức, kỷ luật, khoa học trong học tập được thể hiện ở ý thức tích cực học tập và chuẩn bị bài ở nhà. Đó là việc sắp xếp, phân bố thời gian, xây dựng kế hoạch và phương pháp học tập khoa học, hợp lý. Đi đôi với đó là tập trung chú ý, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và hoàn thành những nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho. Bên cạnh đó còn là thái độ nghiêm túc và trung thực trong thi cử.

Như vậy, chính việc tuân thủ tính tổ chức, kỷ luật và khoa học trong học tập đã tạo nên tính tích cực, tự giác trong học tập và cùng với sự khích lệ, động viên của giáo viên, học sinh sẽ không ngừng vươn lên để chiếm lĩnh toàn bộ hệ thống tri thức môn học.

Thứ ba: học sinh phải xây dựng được phương pháp học tập phù hợp và có hiệu quả

Thay vì học tập một cách thụ động, trông chờ vào việc cung cấp tri thức từ phía giáo viên, học sinh sẽ phải thực hiện hoạt động một cách tích cực hơn, phải suy nghĩ và làm theo nhiều hơn. Thực hiện phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật”, giáo viên phải có nhiệm vụ giúp học sinh tiếp cận được với phương pháp giảng dạy của mình, định hướng cho học sinh về phương pháp học tập. Từ đó, cùng với sự động viên khích lệ của giáo viên, học sinh sẽ tích cực tìm kiếm, mở rộng tri thức thông qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trao đổi ý kiến với giáo viên và các bạn khác;

chủ động tiếp nhận và huy động tri thức đã học để giải quyết những nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra với tinh thần độc lập và quyết tâm cao.

Thứ tư: Học sinh có ý thức xây dựng môi trường học tập thân thiện, đoàn kết, hợp tác

Tiết học chỉ thực sự thành công khi bài học kết thúc trong không khí vui vẻ, cởi mở. Điều dễ khiến học sinh cảm thấy yêu thích chính là việc phát hiện ra bí mật rằng bạn chính là một kho tàng tri thức phong phú mà mình cần khai thác và học hỏi nhiều. Đồng thời, nếu học tập trong môi trường thân thiện, đoàn kết, hợp tác sẽ tạo cho người học cảm giác an toàn, thoải mái về tinh thần, khiến người học hứng thú với học tập và tham gia tích cực vào hoạt động học tập; cảm thấy được tôn trọng và phát huy tiềm năng của bản thân một cách tốt nhất. Môi trường học tập thân thiện, đoàn kết, hợp tác có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường Trung học phổ thông nói chung và chất lượng học tập của học sinh nói riêng. Bởi vì nó đã góp phần tạo nên mục đích, động cơ, hứng thú học tập của học sinh và là phương tiện để các em tự hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, để xây dựng môi trường học tập thân thiện, đoàn kết, hợp tác cần: tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh trường lớp, công cộng và khu dân cư.

Đồng thời, học sinh cần tích cực hơn tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể lành mạnh với tinh thần thân thiện, đoàn kết và hợp tác. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động và bằng hoạt động thì nhân cách người học mới phát triển đầy đủ, xây dựng quan hệ bình đẳng với các học sinh trong lớp, trong trường. Thông qua các hoạt động này học sinh rèn luyện được tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tinh thần tập thể hợp tác đoàn kết để dần hình thành được “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.

Sự đoàn kết, hợp tác của các học sinh trong các hoạt động học tập, hoạt động tập thể tạo ra cơ sở xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh là tiền đề để học sinh tự học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.

Kết luận chương 3

Khi sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” cho học sinh THPT cần tuân theo các quy trình, từ khâu chuẩn bị của GV và HS đến khâu tổ chức cho HS nghiên cứu tình huống, giải quyết tình huống và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các quy trình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và nằm trong một chỉnh thể đảm bảo cho quá trình dạy học được thực hiện một cách thống nhất, khoa học và hiệu quả.

Cùng với việc tuân thủ các quy trình, khi sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” phải được đảm bảo bởi các điều kiện cần thiết. Đó là các điều kiện về người học, người dạy và các cấp quản lý giáo dục. Trong đó, vai trò quyết định cho việc thành công của sử dụng phương pháp tình huống là giáo viên và học sinh - các chủ thể của quá trình dạy học. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, không ngừng học tập để nâng cao trình độ và năng lực của mình, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, khéo léo các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Học sinh phải có động cơ học tập đúng đắn, phải nỗ lực và đổi mới phương pháp học tập để phù hợp với việc tiếp thu nội dung chương trình môn Giáo dục công dân. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng và Sở Giáo dục - Đào tạo cần tạo điều kiện để việc đổi mới phương pháp dạy học mà cụ thể là sự vận dụng phương pháp tình huống trong dạy chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” cho học sinh trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã trở thành yêu cầu cấp thiết để giáo dục, hình thành và phát triển kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc; hướng đến dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, phát triển năng lực theo yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

Ở mức độ nhất định, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm tình huống, dạy học tình huống, sự cần thiết của việc dạy học theo tình huống.

Từ việc tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tình Bắc Kạn cho thấy việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần “Công dân với pháp luật” là một trong những điều kiện góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục công dân nói chung và chương trình Giáo dục công dân lớp 12 nói riêng.

Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, từ những kết quả thực nghiệm cho thấy mức độ hứng thú với môn học và học tập tích cực ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng; kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng; tính tích cực, chủ động của học sinh đã được phát huy thông qua các hoạt động trên lớp. Điều đó khẳng định việc thiết kế giáo án thực nghiệm và tổ chức dạy học trên lớp là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp, chứng minh giả thuyết thực nghiệm là khoa học, đúng hướng, học sinh học tập nghiêm túc, hăng say, tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức; mục tiêu dạy học đạt được như mong muốn.

Mặc dù tác giả đã rất cố gắng thể hiện rõ ý tưởng và cụ thể hóa ý tưởng ấy thành đề xuất về những biện pháp cụ thể, nhưng việc dạy học theo phương

pháp tình huống phần “Công dân với pháp luật” chương trình GDCD lớp 12 vẫn là vấn đề còn ẩn chứa nhiều điều cần lý giải và luận chứng từ phương diện tiếp cận đa chiều. Trong đó, làm rõ những yếu tố tác động, ảnh hưởng, chi phối đến kết quả dạy học theo phương pháp tình huống; tính đặc thù và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 12 là những hướng nghiên cứu mới cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo để bổ sung và hoàn thiện.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần

“Công dân với pháp luật” cho học sinh trung học phổ thông huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới, tác giả xin đưa ra một vài khuyến nghị như sau:

Nhà trường cần thay thế một số bàn ghế đã cũ bằng hệ thống bàn mới thuận tiện cho việc di chuyển, ghép bàn phù hợp với nhu cầu dạy học thảo luận nhóm của GV và HS.

Nhà trường cần sắp xếp số lượng HS trong một lớp phù hợp. Hiện tại, tính trung bình khối 12 ở trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn có khoảng 40 - 41 HS/1 lớp nên gây ra những khó khăn nhất định khi phân chia nhóm thảo luận để giải quyết tình huống.

Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các đợt thi đua, các phong trào giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Có như vậy, việc dạy học theo phương pháp tình huống mới trở thành thói quen, nhu cầu của GV và HS khi tiếp cận môn GDCD vốn trừu tượng và mang tính khái quát cao.

Khi sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở các trường THPT trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, GV cần lưu ý đến mục tiêu phát triển tư duy, kỹ năng hợp tác và kỹ năng thuyết trình của HS vì phần lớn đối tượng HS trên địa bàn này thường rụt rè, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân của mình trước tập thể lớp, trước đông người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), sách giáo viên GDCD 12, Nxb giáo dục.

2. Trần Bá Hoành (2007) “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”, Nxb Đại học Sư phạm.

3. Đào Thị Hường (2011), “Sử dụng phương pháp tình huống kết hợp với phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát tại trường trung học phổ thông Lê Viết Thuật, thành phố Vinh”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Nghệ An.

4. M.I. Makhơnutốp (1972), Lý luận và thực hiện dạy học nêu vấn đề, Cadan.

5. Bùi Thị Mùi (2004), Tình huống Sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Dương Thị Thúy Nga (2007), Sử dụng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, Bản tin giáo dục công dân số 3 tháng 7/2007, Diễn đàn của khoa giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

9. Trần Thị Mai Phương (2007), Dạy học giáo dục công dân theo phương pháp tích cực, Hà Nội.

10. Phan Thế Sủng - Lưu Xuân Mới (2000), Tình huống và cách ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà, Đặng Quốc Bảo (1996), Dạy học giải quyết vấn đề, một hướng mới trong công tác giáo dục đào tạo, huấn luyện, Trường Cán bộ quản lý và đào tạo, Hà Nội.

12. Hồ Thanh Diện, Vũ Xuân Vinh (2007), Bài tập tình huống Giáo dục công dân 10, Nxb giáo dục, Hà Nội.

13. Vũ Thị Hương Trà (2016), “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp sử dụng tình huống trong dạy học môn pháp luật ở trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

14. Từ điển Tiếng Việt (1992), Viện Khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội.

15. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học – truyền thống và đổi mới, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

16. Phan Văn Tỵ (2002), Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở học viện Chính trị Quân sự, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Hà Nội.

17. Phan Thị Hồng Vinh (2007), Phương pháp dạy học giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

18. Phan Thị Hồng Vinh (2010), Phương pháp dạy học Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Doan (1994), “Vận dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy đại học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 5, 1994.

21. Đinh Tuấn Dũng (2020), “Đổi mới phương pháp dạy học theo tình huống”, Kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ III, Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 – QĐ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

24. Đinh Văn Đức - Dương Thị Thúy Nga (đồng chủ biên) (2011), Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 25. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học địa lý

theo hướng tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Trần Văn Hà (1996), “Lý thuyết tình huống và phương pháp xử lý tình huống trong hoạt động dạy học, nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 6/1996.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật cho học sinh trung học phổ thông huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 111 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)