PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cam kết gắn bó với tổ chức
Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, các tổ chứcsẽ có được sự gắn kết của nhân viên bằng cách thỏa mãn các khía cạnh khác nhau của nhu cầu liên quan đến các nhân tố sau ( Nguồn: mô hình AJDI của TS Trần Thị Kim Dung, 2005).
- Bản chất công việc - Cơ hội đào tạo thăng tiến
- Lãnhđạo(quan hệ với cấp trên) - Mốiquan hệ với đồng nghiệp - Tiền lương, thưởng
- Điều kiện làm việc - Phúc lợi
Bản chất công việc
Khi đánh giá mức độ cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức thì nhân tố đầu tiên cần quan tâm đó là bản chất công việc của mỗi nhân viên thực hiện.
Việc phân chia lao động đúng đắn và hợp lý có ý nghĩa quan trọng tới sựhài lòng của người lao động cũng như tạo điều kiện đểhọlàm việc đúng với năng lực sở trường của mình. Một khi một nhân viên làm việc đúng với năng lực sở trường, đúng mong muốn của mình,đồng thời khối lượng công việc vừa sức thì họkhông những có cơ hội phát huy khả năng của mình trong công việc đó mà còn giúp họcảm thấy hài lòng với công việc, hài lòng với chính sách của công ty và mối quan hệgiữa nhân viên với tổ chức càng thêm gắn bó.
Nếu một nhân viên hài lòng và thích thú với công việc của mình thì sẽ nâng cao thái độ làm việc của họ. Nhân viên làm việc với một thái độ làm việc tích cực, hăng hái sẽgiúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công việc hay nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp. Một công việc có mức độ thách thức cao có thể làm cho người lao động không nhàm chán công việc của mình, mức độ hài lòng của nhân viên tăng lên, từ đó có thể làm họ cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp, đây cũng là một khía cạnh cần được quan tâm khi nghiên cứu vềsựcam kết gắn bó của nhân viên với tổchức.
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Có lẽ bất kì một nhân viên nào cũng mong muốn mình có cơ hội được đào tạo để hiểu biết hơn về công việc và có được cơ hội thăng tiến trong công việc.
Đào tạo là quá trình được hoạch định và tổ chức nhằm trang bị kỹ năng và kiến thức cho nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc. Trong một tổ chức, vấn đề đào tạo và phát triển được áp dụng nhằm:
- Giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn
- Truyền đạt cho họ những kiến thức và kĩ năng giúp nhân viên có thểáp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.
- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời: Các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh.
- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới: Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên làm việc trong tổ chức doanh nghiệp, các chương trìnhđịnh hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thíchứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp.
- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận: Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thếcho cán bộquản lý, chuyên môn khi cần thiết.
- Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên: Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên làm việc tốt hơn, đạt nhiều thành tích tốt hơn, mong muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Tạo cơ hội cho nhân viên thăng tiến sẽ là một trong những yếutố khiến cho nhân viên có động lực, mục tiêu để cố gắng và gắn bó lâu dài với công ty hơn.
Lãnhđạo
Theo House (2014) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới hay mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người lao động là một vấn đề rất lớn tác động trực tiếp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức. Người lao động không chỉ cần tiền mà còn nhiều nhu cầu khác cần được thoả mãn và một trong những nguyên nhân khiến người lao động bỏ việc là mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới không được tốt. Người lao động luôn mong
muốn lãnh đạo của họ luôn đối xử công bằng, biết lắng nghe và tôn trọng nhân viên, ghi nhận những đóng góp của họ và có những khen ngợi kịp thời và khi nhà lãnh đạo làm được những điều đó nhân viên sẽ trung thành hơn và dốc hết sức làm tốt công việc của họ vì mỗi việc họ làm,năng lực của họ đều sẽ được ghi nhận vì có một nhà lãnh đạo thấu hiểu.
Mối quan hệ đồng nghiệp
Trong một tổ chức doanh nghiệp mối quan hệ đồng nghiệp thực sự rất quan trọng, việc cần sự giúp đỡ của những người đồng nghiệp là rất cần thiết. Mối quan hệ giữa các nhân viên tốt sẽ giúp họ thuận tiện hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong công việc. Khi có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, người lao động sẽ không thấy chán nản mỗi khi đến nơi làm việc, đó cũng là động lực để họ yêu công việc của mình hơn, bởi mối quan hệ tốt sẽ khích lệ, động viên tinh thần làm việc tốt hơn.
Những người biết cách tạo dựng và thiết lập mối quan hệ xung quanh mình sẽ giúp công việc của họ đạt kết quả cao hơn và tiết kiệm nhiềuthời gian hơn. Người lao động luôn mong muốn làm việc trong môi trường thân thiện, hòa nhã với mọi người, luôn ân cần, giúp đỡ lẫn nhau nên mối quan hệ đồng nghiệp tốt cũng ảnh hưởng đến mức độ gắn bó lâu dài của nhân viên với tổ chức mà họ đang làm việc.
“một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khi những đồng nghiệp cùng giúp đoàn kết với nhau làm việc thì kết quả công việc sẽ rất cao.
Tiền lương, thưởng
Tiền lương là số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đãđóng góp.
Thu nhập cao làm cho con người thấy thỏa mãn hơn về mặt vật chất để từ đó an tâm cống hiến, chú trọng đến công việc nhiều hơn và cố gắng chứng minh giá trị của mình nhiều hơn. Do đó, tác động rất lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên, tác động này thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Khi được hưởng thu nhập mà người lao động cho là xứng đáng với cống hiến của họ, họ sẽ phấn khởi nhiệt tình trong công việc.
- Họ ít có ý định bỏ đi tìm một việc khác trong khi đang làm và tạm hài lòng với thu nhập của mình.
- Họ có tinh thần và trách nhiệm cao hơn với công việc mà họ phụ trách.
- Họ có tính kỷ luật cao hơn trong việc chấp hành nội quy và tự chủ trong công việc.
Tiền lương có thể nói là nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sự hài lòng công việc của nhân viên, quyết định sự gắn bó lâu dài của nhân viên với tổ chức. Tiền lương là vấn đề đầu tiên mà người lao động quan tâm khi bắt đầu một công việc nào đó. Ai cũng vậy đi làm là để có thu nhập trang trải cuộc sống gia đình, hay nói cách khác là đi làm là để có lương, nó phản ánh công sức mình làm việc tại doanh nghiệp. Nếu thu nhập nhận được thoả mãn sẽ là động lực kích thích tăng năng lực sáng tạo, tăng năng suất lao động, tạo ra hoà khí cởi mở giữa những người lao động, tạo thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và vì lợi ích phát triển bản thân họ. Chính vì vậy mà người lao động làm việc hăng say, có trách nhiệm và tự hào về mức lương của họ.
Công ty nên tăng lương thường xuyên cho nhân viên, giống như một sự thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên hơn, như một lời khen ngợi sự đóng góp của nhân viên cho tổchức, khiến cho nhân viên ngày càng gắn bó và trung thành với công ty hơn.
Ngoài ra vấn đề thưởng cũng rất quan trọng đến sựcam kết gắn bó của nhân viên, khi nhân viên làm việc tốt và họ được thưởng sẽ kích thích thêm tinh thần làm việc cho họ, và họcảm nhận được sự cố gắng nỗ lực làm việc của mình được ghi nhận họ sẽlàm việc hết mình cho doanh nghiệp, đóng góp cho doanh nghiệp.
Điều kiện làm việc
Khi một cá nhân được làm việc trong một điều kiện an toàn, sạch sẽ, với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ hữu ích cho công việc thì cá nhân đó sẽ tích cực làm việc hơn, năng suất lao động sẽ tăng cao nhờ vào sự thoải mái, vui vẻ khi làm việc của nhân viên đó. Chính bởi lý do đó mà nhân viên sẽmuốn làm việc lâu dài tại công ty, muốn cống hiến hết mình cho tổchức ngày càng phát triển. Mặt khác, nếu áp lực công việc quá cao làm cho người lao động mất hết lòng nhiệt tình, thờ ơ,cảm thấy chán nản và mệt mỏi, những điều nàyảnh hưởng đến sựbất mãn trong công việc của người lao động. Nhân viên không thể tự tin làm việc trong một điều kiện thiếu an toàn, ẩn chứa
nhiều rủi ro, họ càng không hài lòng khi doanh nghiệp mà họ đang gắn bó quá thờ ơ đến điều kiện làm việc của họ.
Phúc lợi
Phúc lợi Là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng bổ trợ về cuộc sống cho người lao động. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tnh thần cho người lao động. Phúc lợi bao gồm hai loại chính:
- Phúc lợi bắt buộc: là các khoản phúc lợi tối thiểu mà tổchức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợcấp thất nghiệp…
- Phúc lợi tự nguyện: là các khoản phúc lợi do các tổ chức đưa ra, tùy vào khả năng kinh tếvà sựquan tâm của người lãnhđạo.
Thực hiện tốt các chương trình phúc lợi thì sẽkích thíchđộng viên nhân viên làm việc và duy trì nâng caonăng suất lao độngmứcsống vật chấtvà tinh thầnchongườilaođộng, từ đócó thể góp phầnlàm cho nhân viên gắn bó dài lâu vớidoanh nghiệp.