PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên apatit việt nam (Trang 31 - 36)

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:

- Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam hiện nay là như thế nào?

- Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam?

- Giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập tài liệu thứ cấp bao gồm: Số liệu thống kê về lao động, thực trạng sức khỏe của người lao động, bảng lương, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam. Các báo cáo kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty. Các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan tới chủ đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như luận văn, luận án, các bài báo trên tạp chí uy tín, sách…

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để tiến hành phân tích đánh giá việc nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, tác giả sử dụng nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng hỏi đáp. Xác định cỡ mẫu thông qua công thức SLovin, cụ thể cỡ mẫu được tính như sau:

n = N

1 + N(e)2 Trong đó:

n là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)

N là tổng số các đơn vị của tổng thể chung e là sai số cho phép (%)

Hiện tại, số lượng nhân viên của công ty tính tới thời điểm tháng 12/2019 là 2461 người. Tác giả áp dụng mức sai số cho phép là 5%. Số mẫu được chọn sẽ tính như sau:

n = 2461

1 + 2461 (0.05)2

Số nhân viên được chọn để phỏng vấn là: 344 người.

Trong phiếu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thang đo Likert để đo mức độ hài lòng của người trả lời về vấn đề đặt ra. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội, nó được áp dụng cho một hay nhiều chỉ báo có tính đa hướng, bao gồm tập hợp nhiều mục hỏi để phản ánh một yếu tố khái niệm. Thang đo này thường được sử dụng với nhiều mức độ khác nhau.

Ví dụ đo lường sự hài lòng

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Trong đó ý nghĩa của từng khoảng thang đo như sau:

Khoảng cách giữa các thang đo được áp dụng là 0.8. Mức độ ý nghĩa của các thang đo như sau:

1.00 - 1.80:Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng…

1.81 - 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng…

2.61 - 3.40: Không ý kiến/ Trung bình…

3.41 - 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng…

4.21 - 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…

Tác giả thiết kế bảng hỏi và xin ý kiến của các chuyên gia, cán bộ nhiều năm kinh nghiệm về nâng cao chất lượng lao động để hoàn thành bảng hỏi.

Bảng hỏi được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi khảo sát toàn diện. Thời gian khảo sát là từ quý 1/2020.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu.

2.2.2.1. Xử lý thông tin

Các thông tin liên quan đến nguồn nhân lực được tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu để so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố trong thang đo chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố tới tác động tới chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Đồng thời, các số liệu còn được biểu diễn trên các mô hình đồ thị để so sánh trực quan.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

2.2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích đánh giá của từng biến giải thích trong mô hình, từ đó đưa ra kết luận về tác động của các yếu tố tới chất lượng nguồn nhân lực.

- Trung bình mẫu (Mean): Trong thống kê trung bình mẫu thường được sử dụng để mô tả dữ liệu có. Trung bình mẫu được sử dụng mô tả về giới tính, nghề nghiệp, mức lương…

- Độ lệch chuẩn (Standard deviation): mô tả mức độ phân tán của tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số,…

- Tần suất: mô tả mức độ xuất hiện của các biến quan sát, giá trị các biến phân bố theo mẫu hình hay quy luật nào.

2.2.2.4. Phương pháp so sánh

So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Trong đề tài, tác giả thực hiện so sánh kết quả kiểm định của mô hình và các kiểm định trên giả thuyết.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu về công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng nhân lực Số lượng nhân viên tuyển dụng mới theo trình độ chuyên môn

Đánh giá của nhân viên về chất lượng công tác tuyển dụng Đánh giá của nhân viên về thông tin tuyển dụng

Đánh giá của nhân viên về sự phù hợp giữa vị trí công việc đang làm và chuyên ngành đào tạo

Đánh giá của nhân viên về chất lượng nhân viên làm công tác tuyển dụng 2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Đánh giá của nhân viên về xác định nhu cầu đào tạo Đánh giá của nhân viên về kế hoạch đào tạo

Đánh giá của nhân viên về sự phối hợp của các bộ phận trong công tác đào tạo

Đánh giá của nhân viên về chất lượng giáo viên

Đánh giá của nhân viên về chất lượng công tác đào tạo Đánh giá của nhân viên về áp dụng bài học vào thực tiễn Đánh giá của nhân viên về công tác đánh giá sau đào tạo 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu về chế độ chính sách

Mức tiền lương bình quân trên đầu người tại công ty Apatit Đánh giá của nhân viên về chính sách tiền lương

Đánh giá của nhân viên về chính sách liên quan tới công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Đánh giá của nhân viên về chính sách cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.

2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu về nâng cao chất lượng thực hiện công việc

Tỷ lệ người lao động tham gia hoạt động liên quan tới nâng cao chất lượng công việc.

Sự hài lòng của người lao động đối với các hoạt động liên quan tới nâng cao chất lượng công việc.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên apatit việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)