Nâng cao chất lượng công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên apatit việt nam (Trang 84 - 87)

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam

4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo công ty Apatit nên đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Hiện nay, công ty chủ yếu áp dụng hình thức đào tạo tại lớp. Mặc dù hai hình thức này có ưu điểm là nhân viên có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên, nhưng chưa thực sự phù hợp với thực tế công việc của các nhân viên. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo theo và mở rộng các hình thức khác, trước hết công ty cần thay đổi tư duy về đào tạo dựa trên quan điểm “lấy người học là trung tâm” để xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn hình thức đào tạo cho người học được phù hợp.

Người học là đối tượng người lớn, là những người trưởng thành, kiến thức, kỹ năng sẽ được hình thành từng bước trong quá trình học tập do sự chủ động, tích cực của người học, cùng với sự hỗ trợ của người dạy và tác động của môi trường bên ngoài. Do đó, công ty nên hình thành thói quen chủ động

tìm tòi sáng tạo, tích cực rèn luyện và hình thành thói quen tự học suốt đời cho người lao động. Tuy nhiên, để thực hiện tốt quan điểm dạy học này, công ty cần chú trọng khâu tuyển chọn người dạy, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ để hướng tới mục đích không chỉ nâng cao tư duy đổi mới giáo dục, nhận thức mà còn hành động tích cực, chủ động vận dụng sáng tạo, đổi mới trong đào tạo. Có thể nói, năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người dạy kết hợp với môi trường điều kiện tổ chức lớp học thuận lợi phù hợp là hai điều kiện quan trọng để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty cần mở rộng hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng đào tạo và mục tiêu của phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo, công ty nên đào tạo theo các nhóm đối tượng cụ thể. Đối với người lao động mới vào làm tại các khu vực khai thác, công ty nên áp dụng hình thức đào tạo theo kiểu học nghề hoặc tổ chức lớp tại các khu vực khai thác để người học nắm rõ hơn về máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Theo hình thức này, công ty cần trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ nhằm đảm bảo người lao động được thực hành trong quá trình học. Người đào tạo là những chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp đó hoặc là những người đã có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo.

- Đối với người lao động chất lượng cao và những người đã thành thạo nghề, thì các công ty nên gửi đi đào tạo ở các trường đào tạo chính quy trong và ngoài nước nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng được mục tiêu công việc mới trong tương lai. Với hình thức này, công ty cần lựa chọn đúng đối tượng những người có đủ năng lực trình độ chuyên môn kỹ thuật, có nguyện vọng được cử đi học hoặc là người lao động cần được nâng cao năng lực để chuẩn bị cho các vị trí quan trọng trong tương lai.

- Đối với người lao động hành thạo tay nghề, có kỹ năng xã hội tốt và có

kinh nghiệm đối với ngành nghề, công ty cần tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực nhằm định hướng phát triển thành chuyên gia đào tạo. Với công tác đào tạo chuyên sâu định hướng chuyên gia, công ty cần tổ chức lựa chọn, sàng lọc nguồn nhân lực có đủ mong muốn nguyện vọng, trình độ chuyên môn và tiêu chuẩn để tham gia lớp học này. Nội dung đào tạo cần phong phú, đa dạng không chỉ về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ mà còn bao gồm các nội dung liên quan đến quản trị, tài chính, nhân sự, thị trường,...đảm bảo phát triển trình độ hiểu biết và năng lực toàn cầu cho nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Theo thực trạng, công ty chưa thực sự chú trọng công tác đánh giá sau quá trình đào tạo. Điều này dẫn tới hoạt động đào tạo khó được nâng cao. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như công tác đào tạo, công ty cần hoàn thiện hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Công ty cần đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, tính phù hợp hay không của chương trình đào tạo đối với học viên thông qua so sánh chi phí đào tạo và kết quả của chương trình đào tạo theo mục tiêu đề ra ban đầu. Trong đó tác giả nên chú trọng sự cảm nhận của người học và tính ứng dụng của chương trình học vào thực tiễn.

- Về sự cảm nhận của người học, công ty cần đánh giá ngay trong quá trình tham gia học và ngay sau khi kết thúc chương trình học. Nội dung đánh giá cần tìm hiểu về mức độ hài lòng của người học về nội dung chương trình, chất lượng của người dạy, chất lượng của máy móc thiết bị phục vụ cho việc dạy và học,…. Để thực hiện, công ty nên sử dụng công cụ đánh giá hiệu quả như: Phiếu đánh giá là bản câu hỏi được thiết kế về các nội dung cần được đánh giá và để người học cho điểm; Trao đổi với học viên thông qua một số câu hỏi chuẩn bị trước để tiếp nhận những phản ứng của người học trong và sau khi tham gia chương trình.

- Về tính ứng dụng của chương trình học vào thực tiễn, công ty nên giao

trách nhiệm báo cáo đánh giá người học cho phòng quản lý nhân sự và lãnh đạo các bộ phận. Lãnh đạo các bộ phận thông qua quá trình quan sát người lao động tại nơi làm việc và trực tiếp kiểm tra kết quả thực hiện công việc của họ hàng ngày sẽ cung cấp các thông tin liên quan về mức độ thay đổi hành vi lao động, thái độ ứng xử tại nơi làm việc và đối với công việc của người học ra sao, hoặc họ có thể cung cấp bảng kết quả đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động trước và sau khi được đào tạo. Công ty có thể đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như: Mức độ thành thạo tay nghề của người lao động;

Khả năng đảm bảo an toàn trong lao động; Khả năng phối kết hợp với người khác; Mức độ tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm,…

Cuối cùng, để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực, bên cạnh đa dạng hóa hình thức đào tạo, nâng cao chất giáo viên thì cần sự nỗ lực, tự giác của chính người học. Cán bộ phòng quản lý nhân sự và ban giám đốc cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng, từ đó, đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo và tạo điều kiện tối đa để người lao động có thể tham gia các chương trình đào tạo trong và ngoài nước. Người lao động cần nhận thức được ý nghĩa của công tác đào tạo giúp họ nâng cao tay nghề, cải thiện kỹ năng thái độ lao động và qua đó giúp họ tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống của bản thân và gia đình. Do đó, người lao động cần sẵn sàng tham gia các chương trình đào tạo, chủ động rèn luyện nâng cao tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững của tổ chức.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên apatit việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)