Chương 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM
3.3. Các yếu tố tới nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam
3.3.1. Chất lượng hệ thống giáo dục- đào tạo và y tế
Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, một trong những chiến lược của Việt Nam để đạt được tăng trưởng kinh tế hơn nữa là việc hiện đại hóa hệ thống giáo dục cũng như nâng cao chất lượng người lao động, vốn bị các nhà quan sát bên ngoài coi là tụt hậu so với các nước Đông Nam Á khác. Những chính sách cải cách nổi bật của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 nhằm tìm cách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực là tăng cường tuyển sinh giáo dục đại học và hiện đại hóa giáo dục để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa đất nước trong môi trường toàn cầu. Mục tiêu của một số cải cách giáo dục hiện
nay đã được đặt ra trong một chỉ thị của chính phủ từ năm 2005 về Cải cách toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam năm 2006-2020.
Trong số các những cải cách, việc thiết lập các cơ chế kiểm định chất lượng và tạo ra khung bằng cấp quốc gia và việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thông qua yêu cầu hầu hết tất cả các giảng viên giáo dục đại học phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ vào năm 2020 là những cải cách có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng lao động của người dân Việt Nam.
Hiện nay, phát triển lực lượng lao động đang được ưu tiên với các khoản đầu tư quy mô lớn vào đào tạo ứng dụng, hướng tới việc làm. Bên cạnh đó, chính phủ đang cố gắng mở rộng giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam, và thúc đẩy hợp tác và trao đổi xuyên quốc gia với các nước như Úc, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức. Việt Nam cũng đã tham gia các hiệp định giáo dục quốc tế, như Công ước châu Á-Thái Bình Dương về công nhận bằng cấp về giáo dục đại học. Du học của sinh viên Việt Nam được thúc đẩy rõ ràng, trong khi chính phủ đồng thời tìm cách tăng số lượng sinh viên và nhà nghiên cứu nước ngoài tại Việt Nam.
Những phát triển phát triển nhanh này có ý nghĩa đối quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Apatit nói riêng.
Bên cạnh giáo dục, Nhà nước Việt Nam còn chú trọng tới phát triển hệ thống y tế toàn diện. Đối với lĩnh vực y tế, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, liên kết hợp tác nhằm thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo trình độ năng lực phục vụ cho ngành y tế trong nước.
Các yếu tố quan trọng khiến ngành y tế Việt Nam thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế đó là dân số, tăng trưởng kinh tế, lối sống thay đổi, mô hình chăm sóc sức khỏe và nhu cầu bảo hiểm y tế. Hơn 80% dân số Việt Nam có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm y tế tư nhân, 73% dân số trả một
phần hoặc toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, đặc biệt là mô hình bệnh viện công - tư vẫn ở giai đoạn sơ khởi… là những yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư muốn tham gia thị trường y tế Việt Nam. Sự gia tăng vốn đầu tư giúp cho Việt Nam cũng như người dân Việt Nam có thêm nhiều cơ hội được chạm tới kỹ thuật cao từ đó nâng cao đời sống, sức khỏe.
Trong năm 2017, Chính phủ Chương trình đã phê duyệt 3 Dự án thành phần, trong đó Dự án 1 là hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học hiện đại, thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020.
Cụ thể, hoàn thành các dự án chuyển tiếp đã được đầu tư trong giai đoạn 2011-2015; đầu tư xây dựng mới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện; cung cấp thiết bị y tế phù hợp với định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở y tế.
Dự án 2 hỗ trợ đầu tư cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền góp phần thực hiện Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền giai đoạn 2014 - 2025, phấn đấu khám chữa bệnh y học cổ truyền đạt trên 20% tổng số khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh vào năm 2020; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Dự án 3 hỗ trợ đầu tư các cơ sở y tế ven biển, trên đào thực hiện Đề án phát triển hệ thống y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 gồm các hoạt động:
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số cơ sở y tế vùng biển, đảo; đầu tư mua sắm thiết bị y tế cho một số cơ sở y tế vùng biển, đảo đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng biển đảo. Tổng kinh phí thực hiện Dự án này là 1.591 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.738 tỷ đồng).
Có thể thấy hệ thống giáo dục và y tế của Việt Nam đã và đang phát triển
rất mạnh. Những điều này cho thấy hệ thống giáo dục và y tế của Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực nhanh hơn trong tương lai của toàn Việt Nam nói chung và của các công ty nói riêng.