CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển VLĐ thường được phản ánh qua hai chỉ tiêu số vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ.
- Số vòng quay VLĐ (Số lần luân chuyển VLĐ)
Doanh thu thuần Vòng quay vốn kinh doanh (VKD) =
Tổng VKD bình quân
Số vòng quay VLĐ là tỷ số cho biết trong kỳ (thường được tính trong 1 năm) VLĐ quay được mấy vòng. Nếu số vòng quay càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
L = M VLĐbq
Trong đó: L: số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong năm.
M: tổng mức luân chuyển vốn trong năm.
VLĐbq: vốn lưu động bình quân trong năm.
- Kỳ luân chuyển VLĐ: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động càng cao thì số ngày cần thiết để quay được một vòng càng giảm và ngược lại.
K = N
L hay K = VLĐbq × N M Trong đó: K: Kỳ luân chuyển VLĐ
N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày.
M, VLĐbq: như công thức trên.
Tổng mức luân chuyển vốn phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong năm của DN.
M = Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu.
VLĐ bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số VLĐ trong từng quý hoặc tháng.
Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch ) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).
Công thức tính như sau:
VTK(±) = M1
360 × (K1 - K0) hoặc VTK(±) = VLĐ̅̅̅̅̅̅̅1 - M1 L0 Trong đó:
VTK(±): Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (–) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh so với kỳ gốc.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) K1; K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc
L1; L0: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc VLĐ̅̅̅̅̅̅1: Vốn lưu động bình quân kỳ so sánh
Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh, để có một đồng doanh thu thuần thì DN cần bỏ vào kinh doanh bao nhiêu đồng VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp thì VLĐ sử dụng các hiệu quả và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng.
Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Đây là số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian Vòng quay vốn lưu
động = Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Kỳ luân chuyển vốn
lưu động = 360
Số vòng quay vốn lưu động
quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành
Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán
hiện hành (H1)
=
Nợ ngắn hạn
- Nếu H1=1 tức là doanh nghiệp đang duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn
- Nếu H1>1 tức là khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp là dư thừa, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
- Nếu H1<1 tức là khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp chưa cao.
Tuy nhiên, để kết luận hệ số này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán
nhanh (H1) = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
- Nếu H2=1 tức là doanh nghiệp đang duy trì được khả năng thanh toán nhanh - Nếu H2<1 tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ - Nếu H2>1 tức là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Khả năng thanh toán tức thời
Nói chung hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán.
Tốc độ thu hồi các khoản phải thu Khả năng thanh toán
tức thời (H3) = Tiền & các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu là tốt.
Kỳ thu tiền trung bình:
360 Kỳ thu tiền trung bình =
Vòng quay các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu x 360
= Doanh thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ.
Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định.