Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai (Trang 79 - 97)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP Vật liệu XD Lào Cai

3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

23%

36%

24%

17%

Năm 2017

Vốn bằng tiền Khoản phải thu HTK

VLĐ khác

Sơ đồ 3.3: Kết cấu VLĐ của công ty qua 3 năm 2017 – 2019 Nguồn: Tính toán từ BCTT của công ty 2017 - 2019

Theo số liệu ta thấy, vốn các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu VLĐ, vốn các khoản phải thu giai đoạn 2017 – 2019 chiếm bình quân 42,60% trong cơ cấu VLĐ và có xu hướng tăng dần. Vốn các khoản phải thu tăng chủ yếu là từ các khoản phải thu từ khách hàng tăng, cụ thể các khoản phải thu từ khách hàng đã tăng từ 3,2 tỷ đồng năm 2017 lên 6,9 tỷ đồng năm 2019, tăng tuyệt đối là 3,7 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 115,63%. Sở dĩ các khoản phải thu từ khách hàng tăng liên tục như trên là bởi vì công ty vẫn duy trì chính sách bán chịu cho những khách hàng thân thiết và những khách hàng có uy tín, có quan hệ kinh doanh thường xuyên với công ty. Tùy vào từng loại khách hàng mà chính sách bán chịu có thể khác nhau, chẳng

0.2189

0.4451 0.2236

0.1124

Năm 2018

0.1229

0.4745 0.2298

0.1728

Năm 2019

hạn nếu khách hàng mua với khối lượng càng lớn, trong khi tình hình tài chính của khách hàng được công ty đánh giá là lành mạnh thì công ty có thể cho nợ lâu hơn (thời gian nợ dài hơn).

Trái ngược với sự tăng lên của vốn các khoản phải thu, tỷ lệ vốn bằng tiền trong cơ cấu VLĐ lại có dấu hiệu suy giảm; sau 3 năm từ năm 2017 – 2019 tỷ lệ vốn bằng tiền trong cơ cấu VLĐ giảm từ 23,20% xuống 12,29%. Sở dĩ tỷ lệ vốn bằng tiền trong cơ cấu VLĐ giảm trong giai đoạn nghiên cứu là do vốn của công ty đang bị nhiều khách hàng chiếm dụng hay nói cách khác nhiều khách khách còn đang nợ tiền của công ty. Thực tế, vốn các khoản phải thu càng tăng thì vốn bằng tiền càng giảm, làm cho quỹ tiền mặt tại ngân hàng giảm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn với các nhà cung cấp của công ty, ảnh hưởng đến uy tín hoặc sự tín nhiệm của các nhà cung cấp. Do đó, công ty cần nâng cao hơn nữa công tác thu hồi công nợ trong thời gian tới, đặc biệt bộ phận kế toán cần mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng để quản lý các khoản nợ được chặt chẽ hơn.

Vốn HTK chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong cơ cấu VLĐ, bình quân cả giai đoạn là 23,06% và có xu hướng đi ngang và giảm nhẹ. Trong giai đoạn 2017 – 2019 tỷ lệ vốn HTK trong cơ cấu VLĐ giảm nhẹ từ 23,85% xuống 22,98%. Song, quy mô và giá trị HTK có dấu hiệu tăng lên qua các năm; năm 2017 là 2,2 tỷ đồng, năm 2018 là 2,6 tỷ đồng, còn năm 2019 là 3,3 tỷ đồng. Giá trị HTK tăng mạnh nhất trong năm 2019 là do sản lượng đá tiêu thụ trong năm 2019 giảm mạnh, dẫn đến tình trạng đá thành phẩm tồn đọng tại các kho bãi tăng cao. Nghiên cứu cho thấy, HTK tại công ty chủ yếu là thành phẩm, một phần sản phẩm dở dang, còn lại là nguyên vật liệu dự trữ với khối lượng không đáng kể. Điều này là do sản phẩm của công ty được tạo ra trực tiếp từ nguồn đá có sẵn trong tự nhiên, quy trình sản xuất không phải sử dụng nhiều đến các nguyên phụ liệu đầu vào như những ngành sản xuất thông thường khác.

3.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng VLĐ được thể hiện qua các chỉ tiêu về số vòng quay VLĐ, kỳ luân chuyển VLĐ, hàm lượng VLĐ, tỷ suất lợi nhuận VLĐ.

Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

TT Tên chỉ tiêu Đvt

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

BQ g/đoạn

1 Số vòng quay VLĐ lần 1,73 2,28 1,49 1,83

2 Kỳ luân chuyển VLĐ ngày/lần 208 158 242 203

3 Hàm lượng VLĐ lần 0,58 0,44 0,67 0,56

4 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ % 3,67 6,06 0,79 3,51 Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của công ty 2017 – 2019 - Về vòng quay VLĐ: Qua số liệu cho thấy 1 đồng VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra 1,83 đồng doanh thu thuần cho công ty và chỉ tiêu này có xu hướng giảm từ năm 2018; năm 2017 là 1,73 đồng thì đến năm 2019 chỉ còn 1,49 đồng, tốc độ suy giảm bình quân là 1,43%/năm. Như vậy, có thể thấy rằng công tác quản trị VLĐ tại công ty là chưa tốt, trong khi quy mô VLĐ trong cơ cấu VKD lại đang có xu hướng tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Sơ đồ 3.4: Tốc độ tăng DTT và tốc độ tăng VLĐ bình quân của công ty Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty 2017 – 2019 Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng:

1.3078

-0.1717 0.7476

0.2634 0

0.3179

-0.3465 -60%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

Tốc độ tăng DTT

Tốc độ tăng VLĐ bình quân Mức độ thay đổi vòng quay VLĐ

2017 2018 2019

- Tốc độ tăng bình quân của doanh thu thuần là 56,81%/năm và có xu hướng giảm mạnh từ năm 2018;

- Tốc độ tăng của VLĐ bình quân sử dụng là 50,55%/năm và có xu hướng tăng chậm lại từ năm 2018.

Doanh thu thuần có xu hướng giảm mạnh từ năm 2018 trong khi VLĐ vẫn duy trì được đà tăng trưởng là nguyên nhân cơ bản làm cho vòng quay VLĐ có xu hướng sụt giảm. Xuất phát từ thực trạng nhu cầu đá trên thị trường vật liệu xây dựng sụt giảm từ năm 2018 đã làm cho lượng hàng tồn kho tăng lên, trong khi đó doanh thu từ năm 2018 lại sụt giảm mạnh. Nếu xét cho cả giai đoạn nghiên cứu thì doanh thu của công ty có tăng nhưng chưa tương xứng với sự tăng lên của TSNH. Điều này cho thấy công tác quản trị VLĐ tại công ty là chưa thật tốt, cần phải có những cải thiện trong thời gian tới để góp phần nâng cao hiệu quả quản trị sử dụng vốn của công ty.

- Về kỳ luân chuyển VLĐ: Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ của DN, chỉ tiêu này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu vòng quay VLĐ, tức là vòng quay VLĐ càng cao thì kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn. Số liệu cho thấy bình quân mất 203 ngày để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển và có xu hướng tăng từ năm 2018; sau 3 năm từ năm 2017 – 2019, kỳ luân chuyển VLĐ đã tăng từ 208 ngày lên 242 ngày, với tốc độ tăng bình quân 14,56%/năm. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong giai đoạn nghiên cứu là chưa được tốt, công tác quản trị VLĐ còn nhiều hạn chế.

- Về hàm lượng VLĐ: Kết quả ở bảng trên cho thấy để có 1 đồng doanh thu thuần thì công ty cần bỏ vào kinh doanh trong kỳ 0,56 đồng VLĐ bình quân và chỉ tiêu này có xu hướng tăng. Hàm lượng VLĐ trong giai đoạn nghiên cứu tăng cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty chưa được tốt.

- Về tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Số liệu chi tiết cho thấy 100 đồng VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra cho công ty 3,51 đồng LNST và có xu hướng giảm mạnh từ năm 2018; tốc độ suy giảm bình quân là 10,92%/năm. Điều đó cho thấy, khả năng sinh lời của mỗi đồng VLĐ từ việc đầu tư vào kinh doanh trong kỳ ngày càng suy giảm, qua đó nói lên rằng chất lượng công tác quản trị VLĐ tại công ty đang có dấu

hiệu đi xuống, thiết nghĩ cần phải có giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình trạng này trong thời gian sớm nhất. Như vậy, kết luận ở chỉ tiêu này hoàn toàn trùng khớp với kết luận, đánh giá ở các chỉ tiêu vòng quay VLĐ, kỳ luân chuyển VLĐ và hàm lượng VLĐ.

Sơ đồ 3.5: Mức độ biến động của tỷ suất lợi nhuận VLĐ, tốc độ tăng LNST và tốc độ tăng VLĐ bình quân của công ty

Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty 2017 – 2019 Qua sơ trên có thể thấy rằng:

- Tốc độ tăng bình quân của LNST là 52,698%/năm nhưng có xu hướng giảm mạnh từ năm 2018

- Tốc độ tăng của VLĐ bình quân sử dụng là 50,549%/năm và có xu hướng tăng chậm lại từ năm 2018.

LNST bắt đầu có dấu hiệu suy giảm rõ rệt từ năm 2018 tức là chỉ tiêu này đã không còn duy trì được đà tăng trưởng liên tục cho cả giai đoạn, trong khi đó VLĐ tuy tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn duy trì được đà tăng. Đây là chính là nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận VLĐ của công ty trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng sụt giảm.

-150%

-100%

-50%

0%

50%

100%

150%

200%

250%

Tốc độ tăng LNST

Tốc độ tăng VLĐ bình quân Mức độ thay đổi tỷ suất lợi nhuận VLĐ

2017 2018 2019

3.2.3.2. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ trong năm 2018 Quy ước:

+ Kỳ gốc (kỳ báo cáo): Năm 2017; Kỳ so sánh (kỳ kế hoạch): Năm 2018;

+ M1, M0: Doanh thu thuần kỳ kế hoạch, kỳ gốc;

+ V1; V0: VLĐ bình quân kỳ kế hoạch, kỳ gốc;

+ L1, L0: Số lần luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ gốc;

+ K1, K0: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kế gốc.

Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích

L0 = M0

V0 = 10.165

5.888 = 1,73 lần; K0 = 360×V0

M0 = 360×5.888

10.165 = 208 ngày L1 = M1

V1 = 23.459

10.290 = 2,28 lần; K1 = 360×V1

M1 = 360×10.290

23.459 = 158 ngày Bước 2: So sánh

∆L = L1-L0 = 2,28-1,73 = +0,55 lần

∆K = K1 - K0 = 158 – 208 = -50 ngày Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - Do VLĐ bình quân thay đổi (v)

+ Ảnh hưởng đến số lần luân chuyển VLĐ:

∆L(v) = ( 1 V1 - 1

V0)×M0 = ( 1

10.290 - 1

5.888)×10.165 = -0,74 lần + Ảnh hưởng đến kỳ luân chuyển VLĐ:

∆K(v) = (V1 - V0)×360

M0 = (10.290 – 5.888)× 360

10.165 = +156 ngày - Do doanh thu thuần thay đổi (m)

+ Ảnh hưởng đến số lần luân chuyển VLĐ:

∆L(m) = M1 - M0

V1 = 23.459 – 10.165

10.290 = +1,29 lần + Ảnh hưởng đến kỳ luân chuyển VLĐ:

∆K(m) = ( 1 M1 - 1

M0)×360×V1 =( 1

23.459 - 1

10.165)×360×10.290 = -206 ngày Tổng hợp lại: ∆L = ∆L(v) + ∆L(m); ∆K = ∆K(v) + ∆K(m)

Bước 5: Xác định hệ quả kinh tế (xác định số tiền tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luân chuyển VLĐ thay đổi ký hiệu: VT(±)

VT(±) = M1

360×(K1 - K0) = 23.459

360 ×(158 - 208) = -3.258 trđ < 0

=> Công ty tiết kiệm VLĐ trong giai đoạn 2017 - 2018 số tiền 3.258 trđ.

Trình tự các bước phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ trong năm 2017 hoàn toàn tương tự như trên. Từ đó, ta có bảng tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty:

Bảng 3.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến số lần luân chuyển VLĐ (L)

TT Tên chỉ tiêu Đvt Năm

2018

Năm 2019

BQ giai đoạn 1 Đối tượng phân tích (∆L) lần +0,55 -0,79 -0,12 2 Ảnh hưởng nhân tố VLĐ bình quân

(v)

lần -0,74 -0,48 -0,61

3 Ảnh hưởng nhân tố doanh thu thuần (m)

lần +1,29 -0,31 0,49

4 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng lần +0,55 -0,79 -0,12 Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 3.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ luân chuyển VLĐ (K)

TT Tên chỉ tiêu Đvt Năm

2018

Năm 2019

BQ giai đoạn

1 Đối tượng phân tích (∆K) ngày -50 +84 +17

2 Ảnh hưởng nhân tố VLĐ bình quân (v) ngày +156 +42 +99 3 Ảnh hưởng nhân tố doanh thu thuần (m) ngày -206 +42 -82

4 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng ngày -50 +84 +17

5 Số VLĐ tiết kiệm hay lãng phí VT(±) trđ -3.258 +4.534 +1.276 Nguồn: Tính toán của tác giả

Số liệu trên ta thấy, số lần luân chuyển VLĐ của công ty trong giai đoạn nghiên

cứu giảm 0,12 lần, tương ứng kỳ luân chuyển VLĐ tăng 17 ngày. Điều đó chứng tỏ, tốc độ luân chuyển VLĐ trong giai đoạn này giảm. Đây là dấu hiệu cho thấy việc quản lý và sử dụng VLĐ của công ty còn nhiều hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung ở công ty. Tuy nhiên để thấy rõ nhược điểm trong từng khâu công tác cần đi sâu xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Cụ thể:

Do VLĐ bình quân sử dụng tăng (với tốc độ tăng bình quân 50,55%/năm) đã làm số lần luân chuyển VLĐ giảm 0,61 lần. VLĐ bình quân sử dụng tăng phần nhiều là do việc quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty chưa tốt, một số TSLĐ còn thừa so với nhu cầu, đặc biệt giá trị HTK bình quân vẫn còn ở mức cao.

Do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng (với tốc độ tăng bình quân 56,81%/năm) đã làm số lần luân chuyển VLĐ tăng 0,49 lần, tương ứng kỳ luân chuyển VLĐ giảm 82 ngày.

Như vậy có thể thấy, VLĐ bình quân sử dụng tăng, trong khi đó doanh thu thuần tăng chưa tương xứng là nguyên nhân cơ bản làm cho số lần luân chuyển VLĐ của công ty trong giai đoạn nghiên cứu sụt giảm. Điều này chứng tỏ, việc tăng VLĐ tại công ty đã không mang lại nhiều hiệu quả trong việc làm tăng doanh thu cho DN này.

3.2.3.3. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Vốn bằng tiền là một nội dung quan trọng trong quản trị vốn hiện có của DN, vì điều này liên quan đến khả năng thanh toán nhanh, chớp cơ hội kinh doanh trong ngắn hạn của DN. Qua số liệu cho thấy vốn bằng tiền được đưa vào sử dụng để tạo ra doanh thu thuần trong kỳ bình quân cả giai đoạn là 7,28 lần và có xu hướng tăng lên rõ rệt từ năm 2018. Đây là một thành tựu hết sức quan trọng, đã giúp cải thiện khả năng thanh toán của công ty, trong giai đoạn nghiên cứu chỉ tiêu này có xu hướng tăng; chỉ số khả năng thanh toán luôn lớn hơn 1.

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình VLĐ của công ty

TT Tên chỉ tiêu Đvt 2017 2018 2019 BQ

g/đoạn

1 Vòng quay nợ phải thu lần 6,27 5,60 3,24 5,04

2 Vòng quay vốn bằng tiền lần 4,27 10,15 9,03 7,82 3 Kỳ thu tiền trung bình ngày 57,42 64,29 111,11 77,61

4 Vòng quay HTK lần 6,74 7,46 4,71 6,30 Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty từ năm 2017 - 2019 Công ty không sử dụng các mô hình lý thuyết, ví dụ như mô hình Baumol hay Miller-Orr để xác định mức dự trữ tiền tối ưu mà chủ yếu dựa vào yếu tố kinh nghiệm.

Thông thường, kế toán trưởng của công ty dựa vào kế hoạch sản xuất, mua sắm hoặc vay trả nợ, kết hợp với kinh nghiệm quản lý của bản thân để đưa ra mức dự trữ tiền cho phù hợp. Lượng tiền mặt tồn trữ của công ty chủ yếu tồn tại dưới các dạng sau:

tiền mặt tại két, tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng, các khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng dưới ba tháng… Định kỳ hàng tháng, kế toán trưởng của công ty sẽ lập báo cáo tiền mặt tồn trữ, tình hình các khoản đầu tư và khoản vay ngắn hạn.

Tình hình thanh toán của công ty

Bảng 3.14: Khả năng thanh toán của công ty

Đơn vị tính: lần

TT Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

1 Khả năng thanh toán hiện hành

2,19 1,12 1,13

2 Khả năng thanh toán nhanh 1,67 0,87 0,87

3 Khả năng thanh toán lãi vay 3,11 2,30 1,22

4 Nguồn vốn lưu động thường

xuyên (NWC) (1000 đồng) 4.913.942 1.203.540 1.609.312 Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTT của công ty Các hệ số khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2017 – 2018 có sự giảm sút, tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán hiện hành cuối năm 2018 vẫn lớn hơn 1 cho thấy công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Cuối năm 2019, công ty đã có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng tình trạng suy giảm khả năng thanh toán cho nên đã cải thiện hệ số khả năng thanh toán hiện hành lên mức 1,13 lần.

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong giai đoạn 2017 – 2019 có xu hướng giảm cho thấy vốn vay ngày càng sử dụng kém hiệu quả. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng tín nhiệm của công ty, ảnh hưởng không tốt đến

quyết định cho vay của người cung cấp tín dụng. Trong giai đoạn 2017 - 2018, khả năng thanh toán lãi vay của công ty đều lớn hơn 2 cho thấy công ty vẫn đảm bảo được khả năng trả lãi dài hạn; tuy nhiên trong năm 2019 khả năng thanh toán lãi vay đã giảm xuống mức 1,22 lần, cho biết công ty đang gặp khó khăn trong thanh toán lãi vay.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) cả ba năm trong giai đoạn 2017 – 2019 luôn trong tình trạng dương cho biết toàn bộ nợ ngắn hạn đều được công ty sử dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn của mình, điều này vừa tạo ra sự linh hoạt trong việc bố trí nguồn vốn, vừa giúp giảm chi phí huy động vốn do lãi vay ngắn hạn thấp hơn so với lãi vay dài hạn. NWC luôn dương còn cho biết nguồn vốn dài hạn luôn đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ cho TSDH, tình hình tài chính của công ty luôn trong tình trạng an toàn, hay nói cách khác, trong giai đoạn này công ty không để xảy ra tình trạng mất cân đối tài chính.

Để quản lý thu, chi tiền mặt được tốt hơn công ty đã đưa ra các quy chế với các điều khoản quy định về chế độ thu, chi, quy trình duyệt các phiếu chi, phiếu thu.

Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều qua Quỹ tiền mặt. Trên cơ sở các phiếu thu, chi đã được duyệt của kế toán trưởng và giám đốc công ty, thủ quỹ mới được ghi vào sổ quỹ và thực hiện việc thu, chi tiền. Cuối mỗi ngày, thủ quỹ phải cộng sổ quỹ, kiểm quỹ và đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ với số liệu thực kiểm kê để kịp thời phát hiện những chênh lệch và có biện pháp xử lý ngay.

+ Đối với các khoản tạm ứng bằng tiền mặt cho các đối tượng nhận tạm ứng, bộ phận kế toán của công ty đã thực hiện mở sổ theo dõi chi tiết tạm ứng cho từng người nhận tạm ứng từ khi tạm ứng cho đến khi thanh toán xong. Mặc dù vẫn có một số khoản tạm ứng quá hạn thu hồi song không có hiện tượng dây dưa khó đòi.

+ Đối với tiền gửi ngân hàng, công ty có quy chế cụ thể về quản lý tiền gửi ngân hàng; xây dựng quy trình thu, chi tiền gửi ngân hàng chặt chẽ. Các lệnh chi tiền, các ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu đều được thực hiện quy trình ký duyệt nghiêm ngặt từ giám đốc công ty (chủ tài khoản) và kế toán trưởng. Cuối mỗi tháng, kế toán trưởng của công ty sẽ thực hiện việc đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán của công ty với số dư tài khoản ngân hàng để kịp thời xử lý những chênh lệch (nếu có).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai (Trang 79 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)