CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại CTCP Vật liệu Xây dựng Lào Cai
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh của công ty Công ty nên xây dựng lại cơ cấu nguồn vốn. Công ty nên giảm tỷ trọng vốn vay và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Tạo điều kiện để Công ty có được sự phát triển vững chắc, tránh sự rủi ro trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xét thấy tỷ lệ Lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2019 của Công ty thấp hơn lãi suất thị trường rất nhiều, vì vậy trong thời gian tới nếu công ty chưa có biện pháp để nâng cao tỷ lệ Lợi nhuận trên tổng tài sản thì Công ty không nên vay tiền để đầu tư thêm.
Hoàn thiện cơ chế chính sách trong công tác quản lý của công ty
Về công tác quản lý tài chính, chế tài quản lý, các nội dung liên quan đến chứng từ và sổ sách kế toán, mức và định mức tài chính khoán chi, trách nhiệm quản lý và điều hành quy chế, chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm, sẽ xây dựng Quy chế quản lý tài chính.
Bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý phải phù hợp sẽ phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban chức năng, các tổ đội tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, làm hạn chế năng lực kinh doanh của công ty. Công ty cần áp dụng cơ chế khoán kinh doanh, khoán nội bộ đến từng tổ, điều này sẽ tạo ra tính chủ động và động lực khuyến khích các tổ đội thực hiện kinh doanh hiệu quả hơn. Để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ cần phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong Công ty, quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới TSCĐ.
Xây dựng môi trường làm việc năng động, thay đổi phong cách làm việc của nhân viên trong công ty để hội nhập với sự phát triển của thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tránh tư tưởng làm việc trì trệ, thiếu thông thoáng của một công ty nhà nước. Công ty nên tạo môi trường làm việc năng động cho người lao động, xây dựng một môi trường làm việc có sự cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân nhằm phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ích cho công
ty. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng bằng vật chất đối với cán bộ công nhân viên đem lại lợi ích cho công ty.
Tăng cường quản trị chi phí SXKD
Trong hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí luôn phát sinh, vì vậy đòi hỏi công ty phải quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Quản lý chặt chẽ chi phí sẽ là một điều kiện tiên quyết đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Lập kế hoạch dự toán chi phí hàng năm: Công ty phải tính toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. Để làm được điều này đòi hỏi công ty phải có được một hệ thống các định mức chi phí hoàn chỉnh và phù hợp để làm cơ sở cho việc lập dự toán các khoản chi phí trong kỳ, loại bỏ các chi phí bất hợp lý, hợp lệ trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Đồng thời tiết kiệm chi phí các chi phí bằng tiền
Công ty nên điều chỉnh cơ cấu tài sản theo hướng giảm tỷ trọng TSDH, tăng tỷ trọng TSNH. Điều này là cần thiết bởi khoa học – công nghệ ngày một phát triển, do đó, những máy móc thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, hiệu suất thấp, gây ô nhiễm môi trường cần phải được thanh lý kịp thời để nhanh chóng có kế hoạch đầu tư mua sắm công nghệ và thiết bị mới nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Việc đầu tư vốn cho công nghệ và thiết bị mới cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau: (1) thiết bị và công nghệ được lựa chọn đầu tư phải phù hợp với công nghệ sản xuất sản phẩm; (2) tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành; (3) đảm bảo tính hiện đại, thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.
Để đầu tư vốn hợp lý cần phải dựa vào cả chiến lược phát triển của DN và nhu cầu từ thị trường vì TSCĐ có giá trị lớn và thời gian phát huy lâu dài, nếu đầu tư quá lớn mà không phù hợp xu thế của thị trường sẽ khiến cho đòn bẩy kinh doanh phát huy tác dụng ngược. Như vậy, để thuận lợi cho công ty trong việc điều chỉnh cơ cấu tài sản thì công ty không nên đầu tư quá lớn cho TSCĐ.
Ở trên tác giả đã đề xuất công ty nên ứng dụng mô hình quản trị hàng tồn kho đúng lúc (JIT-Just In Time) vào trong quá trình sản xuất, điều này có nghĩa là chỉ phát lệnh sản xuất khi có yêu cầu từ phía khách hàng. Do đó, việc đầu tư quá nhiều vào TSCĐ có thể gây ra tình trạng nhiều thiết bị bị bỏ không do không có nhu cầu sử
dụng tới, điều này vừa gây lãng phí vốn vừa làm giảm hiệu năng của những thiết bị ít được sử dụng tới, thậm chí có thể xảy ra tình trạng hỏng hóc nếu như không được sử dụng trong thời gian dài. Trong trường hợp thiếu máy móc thiết bị vào những tháng cao điểm của mùa xây dựng thì phương án được đề xuất cho công ty là đi thuê tài sản. Như vậy, với JIT thì công ty có thể giảm được tối đa thời gian chờ đợi giữa các khâu của quy trình sản xuất; giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình do tồn kho gây ra; nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng; từ đó giảm được đáng kể chi phí SXKD.
Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và đối tượng khách hàng
Công ty nên chú trọng đầu tư đẩy mạnh hoạt động marketing. Doanh nghiệp chủ động tiếp cận với khách hàng, tạo mối quan hệ qua lại giữa Công ty và khách hàng. Công ty có thể nghiên cứu, theo dõi khách hàng thường xuyên, liên tục hơn.
Công ty nên lập danh sách khách hàng thường xuyên của Công ty, đồng thời có những chính sách chăm sóc đặc biệt cho đối tượng khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp. Tăng cường việc quảng bá hình ảnh của Công ty tới khách hàng. Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, cần chú trọng cập nhật thông tin trên website của Công ty thường xuyên, xây dựng trang web có nội dung phong phú và hình thức đa dạng, vừa có vai trò như kênh thông tin để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và qua đó khách hàng cũng hiểu hơn về doanh nghiệp.
Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sinh lời của đồng vốn, ngoài việc phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh thế mạnh của mình, công ty nên mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như: cho thuê kho bãi, mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty có tiềm năng để tìm kiếm, đánh giá cơ hội đầu tư nhằm đạt được hiệu quả sinh lời cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty cần có kế hoạch và tính toán thận trọng, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, đầu tư vào những dự án không hiệu quả.
Một trong những biện pháp để tăng doanh thu bán hàng trong thời gian tới đó là mở rộng ra thị trường ngoại tỉnh. Muốn vậy cần phải thực hiện nghiên cứu thị
trường trên cơ sở xem xét các yếu tố như: tình hình phát triển kinh tế của địa phương, nhu cầu của khách hàng, các chủ trương chính sách phát triển của địa phương đó, cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc…) để xem xét có phù hợp với khả năng thực tế của công ty hay không.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tại thị trường trong tỉnh, các chính sách mà đối thủ đang áp dụng như: chính sách chiết khấu, chính sách bán chịu, cách thức chào hàng, các hình thức tiếp thị… trên cơ sở đó đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ để có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong chính sách bán chịu của đối thủ cần quan tâm đến thời hạn thanh toán mà phía đối thủ đang áp dụng cho khách hàng.
Hoàn thiện hệ thống phân phối vật chất, trong đó cần tập trung vào các điểm chính sau: phát triển hệ thống kho bãi cả về số lượng và quy mô, tăng cường thêm phương tiện vận chuyển, mua sắm thêm các máy móc thiết bị phục vụ cho việc dịch chuyển hàng hóa (ví dụ như: băng chuyền, máy cẩu hàng…), giảm tối đa thời gian xử lý đơn hàng, không để xảy ra tình trạng giao hàng chậm so với quy định trong hợp đồng. Cần phải lưu ý rằng, quản lý phân phối vật chất đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường công nghiệp, nếu công ty nâng cao được công tác này thì sẽ đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh, từ đó giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nắm bắt kịp thời thông tin về các hội chợ triển lãm xây dựng và vật liệu xây dựng để thông qua đó công ty có thể làm quen với nhiều DN khác, góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường và với khách hàng.
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu, tiếp thị truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau như: quảng cáo, giới thiệu và chào hàng trên các phương tiện truyền thông như: báo, tạp chí chuyên ngành, trao vật phẩm quà tặng cho khách hàng… Đồng thời, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan báo chí – truyền thông, cung cấp thường xuyên và kịp thời các thông tin về công ty với các cơ quan này.