Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP Vật liệu XD Lào Cai

3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty

Theo số liệu cho thấy tỷ lệ đầu tư vào TSDH giai đoạn 2017 – 2019 chiếm bình quân 62,21% trong cơ cấu tài sản và có xu hướng giảm dần (Năm 2017 là

66,83%, năm 2018 là 62,73%, năm 2019 là 57,06%). Trong giai đoạn nghiên cứu, TSCĐ chiếm tỷ trọng bình quân 49,60%, cao nhất trong cơ cấu tài sản. TSCĐ chiếm tỷ trọng cao là đặc thù của các DN khai thác chế biến nói chung.

Đặc thù của DN khai thác chế biến đá là tài sản ít tồn tại dưới dạng nguyên phụ liệu và công cụ, dụng cụ mà chủ yếu tồn tại dưới dạng các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… có giá trị lớn, thời gian khấu hao dài, mức khấu hao hàng năm cao. Trong 03 năm qua, tất cả TSDH đều được tài trợ bằng nguồn vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại, chứng tỏ việc tài trợ của công ty đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn khi đến hạn. Tuy nhiên, sử dụng nợ vay dài hạn có nhược điểm là chi phí sử dụng vốn sẽ cao hơn; chính bởi thế, tỷ lệ vốn vay dài hạn trong tổng vốn vay luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ vốn vay ngắn hạn trong tổng vốn vay. Điều này đã cho thấy tính đúng đắn, hợp lý trong chính sách huy động vốn của công ty trong giai đoạn này, do đó

công ty nên cho đây là một kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng vốn của mình.

Sơ đồ 3.2: Tỷ lệ đầu tư vào TSDH của công ty giai đoạn 2017 – 2019 Nguồn: Tính toán từ BCTT của công ty 2017 – 2019 Về nguyên tắc tỷ trọng TSDH trong cơ cấu tài sản càng giảm thì hiệu quả SXKD nói chung và hiệu quả quản trị TCDN nói riêng càng tăng, do đó việc cơ cấu TSDH giảm dần được đánh giá là phù hợp xu thế.

Nghiên cứu cho thấy đối với khoản mục TSCĐ thì TSCĐ hữu hình chiếm tỷ lệ tuyệt đối, TSCĐ vô hình cả 03 năm đều không có. Khác với các doanh nghiệp sản

0.6683

0.6273

0.5706

0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0.64 0.66 0.68

2017 2018 2019

xuất thông thường, TSCĐ vô hình không có trong cơ cấu tài sản là do công ty không tốn chi phí cho công tác nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm và phát triển sản phẩm mới trong chuỗi giá trị của mình. Ngoài TSCĐ thì trong TSDH còn bao gồm các khoản mục: TSDH dở dang, TSDH khác và một phần nhỏ đầu tư tài chính dài hạn. Giai đoạn 2017 – 2019 khoản mục đầu tư tài chính dài hạn hoàn toàn không có nhưng trong năm 2019 khoản mục này là 1,3 tỷ đồng chiếm 3,71% cơ cấu tài sản.

Có thể nhận thấy tình hình trên là phù hợp với quy trình sản xuất của công ty bởi các sản phẩm của công ty có tính hàng loạt và tiêu chuẩn hóa, hơn nữa quy trình sản xuất mang tính chất khép kín, tức là để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng thì cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc nếu thiếu bất cứ một máy móc, thiết bị nào thì quá trình sản xuất có thể không được diễn ra. Do đó, để cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng; đồng thời để phản ánh năng lực sản xuất cũng như trình độ công nghệ của mình cho nên ngay từ đầu công ty đã đầu tư, mua sắm đầy đủ tất cả các máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình SXKD. Hầu hết các loại máy móc và thiết bị mà công ty đang sở hữu có thời gian sử dụng lâu dài, có thể vận hành liên tục trong nhiều giờ liền; đặc biệt, sử dụng được cho mọi quá trình sản xuất, như: máy nghiền sàng, máy lọc đất, băng tải, ô tô tải… Nếu xảy ra trường hợp thiếu máy móc, thiết bị công ty sẽ tính đến phương án đi thuê thêm từ bên ngoài. Trong cơ chế thị trường khi mà nhu cầu luôn luôn biến động, việc đi thuê khi thiếu không những giúp công ty tiết kiệm được đồng vốn mà còn tránh được tình trạng nhiều TSCĐ bị bỏ không khi không có nhu cầu, đồng thời tránh được cả tình trạng đầu tư ồ ạt, sai mục đích.

3.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

- Về hiệu suất sử dụng VCĐ: số liệu chi tiết tại bảng dưới đây cho thấy 1 đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra 1,41 đồng doanh thu thuần và có xu hướng giảm. Sau 03 năm từ năm 2017 đến 2019, hiệu suất sử dụng VCĐ giảm từ 1,48 lần xuống mức 1,08 lần; tốc độ suy giảm bình quân là 11,1%/năm. Chỉ tiêu này giảm cho thấy mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ của công ty không tốt hay nói cách khác công tác quản trị VCĐ của công ty giai đoạn này chưa thật hiệu quả.

Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty

TT Tên chỉ tiêu Đvt Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

BQ giai đoạn 1 Doanh thu thuần trđ 10.165 23.459 19.432 17.685

2 VCĐ bình quân trđ 6.875 13.971 18.067 12.971

3 Lợi nhuận sau thuế trđ 216 624 103 314

4 Hiệu suất sử dụng VCĐ lần 1,48 1,68 1,08 1,41

5 Hàm lượng VCĐ lần 0,68 0,60 0,93 0,74

6 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ % 3,14 4,47 0,57 2,73

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của công ty 2017 - 2019 Do đặc thù ngành nghề kinh doanh cho thấy VCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên do trình độ quản trị tài chính của công ty còn hạn chế nên việc quản lý các TSCĐ còn thiếu chặt chẽ, hoạt động kiểm kê định kỳ không được thực hiện thường xuyên, việc xác định nhu cầu TSCĐ cần dùng trong từng chu kỳ SXKD chưa thật chính xác là nguyên nhân chính làm cho hiệu suất sử dụng TSCĐ giai đoạn 2017 – 2019 giảm. Đặc biệt, hiệu suất sử dụng VCĐ giai đoạn 2018 – 2019 giảm là do sản lượng tiêu thụ đá trong năm 2019 giảm so với năm 2018, kéo theo doanh thu tiêu thụ giảm; hơn nữa nhiều TSCĐ không cần sử dụng đến nhưng lại không được cho thuê, từ đó gây lãng phí đồng vốn.

- Về hàm lượng VCĐ: Hàm lượng VCĐ diễn biễn theo chu kỳ, giảm ở giai đoạn 2017 – 2018 nhưng tăng trong giai đoạn 2018 – 2019. Hàm lượng VCĐ bình quân cả giai đoạn là 0,74 lần, có nghĩa là phải mất tới 0,74 đồng VCĐ bình quân mới tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ. Trong cả giai đoạn 2017 – 2019, hàm lượng VCĐ đã tăng từ 0,68 lần lên 0,93 lần, tăng tuyệt đối là 0,25 lần, tương ứng tỷ lệ tăng 36,76%. Hàm lượng VCĐ có xu hướng tăng cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì công ty phải đầu tư ngày càng nhiều VCĐ hơn. Qua đó, phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong cả giai đoạn chưa thật tốt.

- Về tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ bình quân cả giai đoạn là 2,73%, điều này có nghĩa là 100 đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra 2,73

đồng LNST và có xu hướng giảm mạnh từ năm 2018; năm 2017 là 3,14 đồng thì đến năm 2019 chỉ còn 0,57 đồng, tốc độ suy giảm bình quân là 22,45%/năm. Sự sụt giảm mạnh của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ trong giai đoạn 2018 – 2019 từ 4,47% xuống còn 0,57% là do sự sụt giảm mạnh của LNST. Như vậy, có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong giai đoạn nghiên cứu là chưa tốt. Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong năm đang cần được cải thiện. Mức sinh lời này thấp do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận vẫn thấp hơn do với tốc độ tăng của vốn cố định, do đó Công ty cần tìm ra biện pháp khắc phục. Từ phân tích trên cho thấy, việc sử dụng vốn cố định của Công ty trong thời gian qua chưa ổn định và hiệu quả còn thấp. Đây là vấn đề mà Công ty cần phải đặc biệt quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng lào cai (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)