CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng vốn và cơ cấu vốn kinh doanh tại CTCP Vật liệu XD Lào Cai trong những năm gần đây
3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh, tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của DN.
Dựa vào bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn tăng qua 3 năm 2017- 2019, tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tăng lên còn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn giảm xuống qua 3 năm. Cụ thể, tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn tăng từ 44,56% năm 2017 lên 48,61% năm 2018, đến năm 2019 thì tăng lên 52,43%. Còn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn lại có xu hướng giảm. Từ 55,44% năm 2017 giảm xuống còn 51,39% năm 2018 và tiếp tục giảm xuống còn 47,57% năm 2019. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn cho biết công ty vẫn đang phải lệ thuộc nhiều vào nguồn tài chính bên ngoài, chủ yếu là vay từ ngân hàng. Điều này là không tốt vì chi phí sử dụng vốn vay thường cao, dẫn đến làm giảm lợi nhuận ròng của công ty. Chính vì vậy, công ty cần phải xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
Về tình hình biến động nguồn vốn
Về nguyên tắc, tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn, do đó tốc độ tăng của nguồn vốn cũng chính bằng tốc độ tăng của tài sản. Tổng nguồn vốn tăng từ hơn 27,2 tỷ đồng năm 2017 lên trên 30,9 tỷ đồng năm 2018 và tiếp tục tăng lên trên 33,6 tỷ
đồng năm 2019. Quy mô vốn ngày càng tăng cho biết công ty đang mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn vốn tăng nhưng với tốc độ còn chậm, tốc độ tăng năm 2018/2017 là 13,4% còn tốc độ tăng năm 2019/2018 chỉ là 8,91%. Nguồn vốn tăng là do sự tăng lên của hai thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Sau đây ta sẽ phân tích sự biến động của hai thành phần này:
Nợ phải trả: Năm 2017 nợ phải trả là trên 12,1 tỷ đồng chiếm 44,56% tổng nguồn vốn. Năm 2018 là trên 15 tỷ đồng chiếm 48,61% tổng nguồn vốn. Năm 2018 so với năm 2017 nợ phải trả tăng hơn 2,8 tỷ đồng với tốc độ tăng là 23,73%. Sang năm 2019 nợ phải trả tăng với tốc độ chậm hơn, nợ phải trả năm này là trên 17,6 tỷ đồng chiếm 52,43% tổng nguồn vốn. Năm 2019 so với năm 2018 nợ phải trả tăng hơn 2,6 tỷ đồng với tốc độ tăng là 17,48%. Nợ phải trả tăng là do ảnh hưởng của các nhân tố dưới đây:
Nợ dài hạn: So với nợ ngắn hạn thì nợ dài hạn có tính an toàn hơn do có thời gian phải hoàn trả lâu hơn (thường trên 1 năm). Thông thường công ty sẽ sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định hữu hình như: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ quản lý... Trong 3 năm qua nợ dài hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn. Năm 2017 nợ dài hạn là trên 8 tỷ đồng chiếm 29,41% tổng nguồn vốn.
Năm 2018 giảm xuống còn trên 4,7 tỷ đồng chiếm 15,23% tổng nguồn vốn. Năm 2018/2017 nợ dài hạn giảm hơn 3,3 tỷ đồng với tốc độ giảm là 41,25%. Sang năm 2019 nợ dài hạn có sự tăng nhẹ, nợ dài hạn năm này là trên 4,8 tỷ đồng chiếm 14,27%
tổng nguồn vốn. So sánh năm 2019/ 2018 nợ dài hạn tăng gần 100 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 2,07%. Nợ dài hạn tăng là do công ty đang tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn nên cần huy đông thêm vốn vay dài hạn.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu cùng với nợ phải trả sẽ hình thành nên nguồn vốn của công ty.
Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ về mặt tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa vào bảng số liệu ta thấy vốn chủ sở hữu luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của công ty và đang có xu hướng tăng về quy mô. Năm 2017 vốn chủ sở hữu là trên 15,1 tỷ đồng
chiếm 55,44% tổng nguồn vốn. Năm 2018 là trên 15,9 tỷ đồng chiếm 51,39% tổng nguồn vốn, đến năm 2019 là trên 16 tỷ đồng chiếm 47,57% tổng nguồn vốn. Mặc dù vốn chủ sở hữu tăng đều qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu vẫn thấp hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng của nợ phải trả. Năm 2018/2017 tốc độ tăng vốn chủ sở hữu là 5,16%, năm 2019/2018 tốc độ tăng chỉ là 0,81%.
Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và tỷ trọng của nợ phải trả khá cân đối. Điều này cho thấy công ty không lệ thuộc quá nhiều vào nguồn tài trợ là nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do sự tăng lên của khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Năm 2017 LNST chưa phân phối là gần 121 triệu đồng chiếm 0,45% tổng nguồn vốn. Năm 2018 LNST chưa phân phối là hơn 900 triệu đồng chiếm 2,91% tổng nguốn vốn. Năm 2018/2017 LNST chưa phân phối tăng hơn 779 triệu đồng với tốc độ tăng là 644,42%. Đến năm 2019 LNST chưa phân phối là trên 1 tỷ đồng chiếm 3,06% tổng nguồn vốn. Năm 2019/2018 LNST chưa phân phối tăng thêm gần 130 triệu đồng với tốc độ tăng tương ứng là 14,33%. LNST là quỹ tài chính cuối cùng của một công ty, LNST tăng chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả.
Bảng 3.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: 1000 đồng, %
Chỉ tiêu
31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Mức % Mức %
A. Nợ phải trả 12.155.402 44,56 15.040.486 48,61 17.669.560 52,43 2.885.084 23,73 2.629.074 17,48 I. Nợ ngắn hạn 4.134.332 15,16 10.328.124 33,38 12.859.472 38,16 6.193.792 149,81 2.531.347 24,51
1. Vay ngắn hạn 0 0,00 7.224.089 23,35 7.224.089 21,44 7.224.089 - 0 0,00
2. Phải trả cho người bán 4.134.332 15,16 2.681.395 8,67 5.328.459 15,81 -1.452.937 -35,14 2.647.063 98,72 3. Phải trả người lao
động 0 0,00 422.640 1,36 306.924 0,91 422.640 - -115.716 -27,38
II. Nợ dài hạn 8.021.070 29,41 4.712.362 15,23 4.810.088 14,27 -3.308.709 -41,25 97.726 2,07 B. Vốn chủ sở hữu 15.120.977 55,44 15.900.578 51,39 16.029.622 47,57 779.601 5,16 129.044 0,81 I. VCSH 15.120.977 55,44 15.900.578 51,39 16.029.622 47,57 779.601 5,16 129.044 0,81 1. Vốn đầu tư của CSH 15.000.000 54,99 15.000.000 48,48 15.000.000 44,51 0 0,00 0 0,00 2. LNST chưa phân phối 120.977 0,45 900.578 2,91 1.029.622 3,06 779.601 644,42 129.044 14,33 Tổng nguồn vốn 27.276.380 100,00 30.941.064 100,00 33.699.182 100,00 3.664.685 13,44 2.758.118 8,91
Nguồn: trích báo cáo tài sản – nguồn vốn và tính toán của tác giả
Dựa vào số liệu trên, cho thấy những đặc trưng nổi bật như sau:
Bảng 3.5: Tóm tắt tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
TT Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019
1 Tổng tài sản (Nghìn đồng) 27.276.380 30.941.064 33.699.182 2 Nợ phải trả (Nghìn đồng) 12.155.402 15.040.486 17.669.560 3 Vốn chủ sở hữu (Nghìn đồng) 15.120.977 15.900.578 16.029.622
4 Hệ số nợ / tổng tài sản (%) 44,6 48,6 52,4
5 Hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu 0 0,75 0,75
6 Hệ số tài sản dài hạn/tổng tài sản
(%) 66,8% 62,7% 57,1%
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả Thứ nhất, quy mô tài sản của công ty giai đoạn 2017 – 2019 tăng, tuy nhiên
tốc độ tăng trưởng tài sản ở mức khá và có xu hướng giảm: Tại thời điểm cuối năm 2017, tổng tài sản của công ty đạt 27,3 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 tổng tài sản đạt 33,7 tỷ đồng, cho thấy quy mô của công ty đang ngày càng được mở rộng, công ty là doanh nghiệp có thế mạnh tuyệt đối trong khai thác và chế biến đá, có khả năng cung ứng các sản phẩm đá vôi, đá xây dựng với khối lượng lớn cho các nhà máy xi măng và các doanh nghiệp xây dựng trong tỉnh. Song, tốc độ tăng trưởng tài sản ở giai đoạn 2017 – 2019 lại giảm.
Thứ hai, tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản có sự giảm xuống: Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (trên 50%) là do đặc thù của ngành khai thác chế biến đá ít phải sử dụng nguyên phụ liệu, công cụ, dụng cụ (TSNH) thay vào đó cần phải sử dụng tới nhiều máy móc thiết bị (TSCĐ) có thời gian sử dụng lâu dài, giá trị lớn. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản có xu hướng giảm dần qua ba năm, cho thấy công ty chưa đầu tư nhiều vào đầu tư tài chính dài hạn cũng như mở rộng kinh doanh sang các ngành nghề khác, đặc biệt là các ngành chiếm dụng vốn như kinh doanh bất động sản, sản xuất xi măng, sắt thép…
Thứ ba, hệ số nợ ở mức khá an toàn: Hệ số nợ có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này, tăng từ mức 44,6% cuối năm 2017 lên mức 52,4% cuối năm 2019, cho thấy
tiềm lực vốn chủ sở hữu của công ty chưa thể đáp ứng hết nhu cầu vốn cho tái mở rộng quy mô, thực tế công ty vẫn phải lệ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.
Song, về mặt lý thuyết nếu hệ số nợ ở mức dưới 60% thì có thể chấp nhận được.
Thứ tư, hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu luôn giữ ở mức phù hợp: Trong giai đoạn 2017 - 2019, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của công ty ở mức từ 0 đến 0,75 lần, cho biết tất cả các khoản vốn vay đều thấp hơn vốn chủ sở hữu. Điều này là do công ty không để xảy ra tình trạng lỗ lũy kế, lợi nhuận ròng hàng năm đều được bổ sung vào nguồn vốn tự có, từ đó dư nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng không quá cao. Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP “Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết” thì chi phí trả lãi cho các khoản vốn vay của công ty đều không vượt hạn mức quy định, do đó chi phí lãi vay qua các năm đều được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ nên sẽ được khấu trừ khi xác định thu nhập tính thuế. Đặc biệt, hệ số vốn vay trên VCSH của công ty trong giai đoạn này còn thấp hơn trung bình ngành, cho thấy công ty không rơi vào tình trạng phải đi vay mượn quá nhiều, góp phần giảm bớt gánh nặng nợ cũng như giảm nguy cơ rủi ro tài chính cho công ty.