Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề tài mong muốn trả lời cho một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở thành phố Thái Nguyên như thế nào?
Những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở TP Thái Nguyên là gì?
Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Để xây dựng một cơ sở lý luận vững chắc về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND thành phố Thái Nguyên, tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về chất lượng cán bộ, công chức của thành phố Thái Nguyên từ 2017 đến 2019. Đó là:
- Báo cáo tổng hợp số lượng cán bộ công chức của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên từ năm 2017 đến 2019.
- Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên từ năm 2017 đến 2019.
- Đề án Cải cách hành chính thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên.
- Báo cáo kết quả 4 năm triển khai thực hiện Đề án Cải cách hành chính thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được điều tra thông qua phiếu khảo sát các đối tượng có liên quan như: lãnh đạo đơn vị; các cán bộ, công chức trong đơn vị và người dân địa phương.
Phiếu khảo sát được xây dựng bao gồm 2 phần chính:
- Phần thông tin cơ bản của người được hỏi.
- Phần đánh giá của người được hỏi: phần này sẽ được xây dựng riêng cho từng nhóm đối tượng hỏi. Các nội dung sẽ liên quan đến đánh giá Chất lượng của cán bộ, công chức.
Phiếu khảo sát được xây dựng theo đánh giá 5 cấp độ theo thang đo của Likert với mức từ 1 đến 5 trong đó mức 1 là mức đánh giá thấp nhất còn mức 5 là đánh giá cao nhất.
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert đƣợc sử dụng trong luận văn
Mức Lựa chọn Điểm Mức đánh giá
1 Hoàn toàn không đồng ý 1,00 Kém
2 Không đồng ý 2,00 Yếu
3 Không có ý kiến 3,00 Trung bình
4 Đồng ý 4,00 Khá
5 Hoàn toàn đồng ý 5,00 Tốt
- Xác định mẫu điều tra:
Tính đến hết tháng 12 năm 2019, UBND thành phố Thái Nguyên có 459 cán bộ, công chức. Do thời gian điều tra và căn cứ vào quy mô nguồn nhân lực của đơn vị, tác giả lựa chọn điều tra sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu phi xác suất) thuận tiện. Phương pháp này dựa trên sự tư vấn của lãnh đạo UBND thành phố và lãnh đạo phòng Nội vụ của thành phố, là những công chức quản lý có sự am hiểu nhất định về công tác tổ chức cán bộ.
Trên cơ sở khoa học của khoa học xác xuất thống kế thì ngưỡng điều tra từ 30 mẫu để quan sát cho nghiên cứu khoa học là ngưỡng xấp xỉ giữa phân bố chuẩn (normal distribution) và phân bố t (t distribution). Vì phân bố t là xấp xỉ phân phối chuẩn. Khi cỡ mẫu lớn, phân bố t và phân bố chuẩn gần như giống nhau.
Cách thức chọn mẫu là căn cứ trên 10 cơ quan chuyên môn, mỗi cơ quan chọn 1 đồng chí là trường, 1 đồng chí là cấp phó và 1 công chức chuyên môn để khảo sát phỏng vấn. Đối với văn phòng HĐND & UBND chọn 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ
tịch, 1 Chánh văn phòng và 2 chuyên viên giúp việc lãnh đạo để phỏng vấn. Như vậy số phiếu điều tra mẫu được tổng hợp như sau: Cán bộ, công chức tại UBND thành phố Thái Nguyên (50 phiếu); Lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên (20 phiếu); Người dân địa phương đánh giá (50 phiếu).
- Tổ chức điều tra: mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin - Phương pháp phân tổ thống kê
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau như số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị, tình trạng sức khỏe của người lao động. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Qua phương pháp này, tác giả phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND thành phố Thái Nguyên. Sau đó tổng hợp và phân tích những điều đã đạt được và chưa đạt được để đưa các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp thống kê mô tả
Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Cùng một chỉ tiêu nhưng nó sẽ có nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập được sẽ được sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đưa về cùng một thời điểm khi so sánh. Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu Số lượng và Tỷ lệ để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước…Từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó . Qua đó cũng dự báo được những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của cán bộ, công chức
Theo quy định tại Quyết định số 1613/QĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám định kỳ” cho người lao động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 5 loại sau đây:
Loại I : Rất khoẻ Loại II :Khoẻ
Loại III : Trung bình Loại IV :Yếu
Loại V : Rất yếu
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của cán bộ, công chức
Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ: số lượng và tỷ lệ biết chữ; Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học.
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ, công chức Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp,
chính quy. Trong luận văn, các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:
số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động được đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, chuyên ngành được đào tạo.
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước của cán bộ, công chức
Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng, thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong luận văn các chỉ tiêu phản ánh trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước như: số lượng và tỷ lệ đào tạo và chưa qua đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo,…
Chương 3