Nâng cao tâm lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân thành phố thái nguyên (Trang 75 - 82)

Chương 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.3. Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cá bộ, công chức của UBND thành phố Thái Nguyên

3.3.3. Nâng cao tâm lực

3.3.3.1. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh Thái Nguyên và thanh tra nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản hướng dẫn, phối hợp với ủy ban mặt trận tổ quốc thành phố tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đến từng cán bộ, công chức.

Trong quá trình giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và thanh tra nhân dân thành phố Thái Nguyên đã tập trung giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức. Đặc biệt chú trọng giám sát nội dung về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, cấp ủy và chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện việc đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hội

đồng nhân dân, UBND và đội ngũ cán bộ, công chức, tích cực hưởng ứng thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Kết quả: nhiều vướng mắc tồn tại kéo dài nay đã được tháo gỡ, giải quyết. Nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến cán bộ, công chức được làm rõ và xử lý kịp thời, đúng pháp luật tránh được những bức xúc trong nhân dân.

3.3.3.2. Thực hiện công tác đánh giá và phân loại cán bộ, công chức

Đánh giá cán bộ, công chức là việc làm khó, rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cũng như giúp cán bộ, công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả trong thực thi công vụ.

Việc đánh giá cán bộ, công chức ở UBND thành phố Thái Nguyên được thực hiện như sau:

Về tiêu chí đánh giá: Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức tương tự như tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức và được phân loại như sau:

Thứ nhất, đối với tất cả công chức trong bộ máy hành chính nhà nước, bao gồm: (1) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (2) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

(3) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; (4) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; (5) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; (6) Thái độ phục vụ nhân dân

Thứ hai, đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý ngoài các tiêu chí đánh giá như trên còn được đánh giá bổ sung các tiêu chí sau: (1) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; (2) Năng lực lãnh đạo, quản lý; (3) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Như vậy có thể thấy việc áp dụng những tiêu chí đánh giá riêng đối với các cán bộ, công chức giữ chức danh quản lý là phù hợp đề cao được tính trách nhiệm

của người đứng đầu các đơn vị hành chính nhà nước. Tuy nhiên có thể thấy rằng, nội dung đánh giá đưa ra còn chung chung, rất khó lượng hết được kết quả, hiệu suất công tác của cán bộ, công chức nói chung và của cán bộ, công chức ở UBND thành phố Thái Nguyên nói riêng.

Về phương pháp đánh giá:

Việc đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND thành phố Thái Nguyên được thực hiện theo phương pháp đánh giá theo ý kiến nhận xét của tập thể. Quy trình đánh giá gồm có các bước sau: (1) Kết thúc năm công tác, từng cán bộ, công chức làm bản tự nhận xét và đọc trước toàn thể hội nghị đánh giá cán bộ, công chức nơi mình công tác; (2) Các thành viên tham gia hội nghị nhận xét, góp ý và biểu quyết về mức độ hoàn thành công việc của người được đánh giá; (3) Công chức văn phòng - thống kê ghi chép và lưu vào hồ sơ công chức, đồng thời gửi báo cáo kết quả lên phòng nội vụ làm cơ sở cho các quyết định khen thưởng, kỉ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt... tiếp theo.

Sử dụng phương pháp đánh giá theo ý kiến nhận xét có ưu điểm là đề cao tính công khai, dân chủ; kết quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức được nhìn nhận toàn diện từ nhiều phía; tạo cơ hội cho cán bộ, công chức lắng nghe những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực thi công vụ sau này.

Về xếp loại công chức hàng năm: Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ, công chức ở UBND thành phố Thái Nguyên được phân loại theo 4 mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ theo như kết quả bảng 3.11, tác giả tiến hành lấy phân tích bằng bảng hỏi về kết quả hoạt động tự đánh giá hàng năm như sau:.

Bảng 3.17. Kết quả đánh giá về hoạt động đánh giá cán bộ, công chức ở UBND thành phố Thái Nguyên

Đơn vị tính:người

Stt Nội dung Số

lƣợng

Tỷ lệ (%)

1

Ông, bà hãy cho biết ở nơi ông, bà công tác có thực hiện đánh giá và phân loại đánh giá CBCC không?

50 100

A. Không 0 0

B. Có 50 100

2

Ông, bà đánh giá như thế nào về kết quả

đánh giá và phân loại đánh giá CBCC hàng năm như thế nào?

50 100

2.1. Đánh giá khách quan, dân chủ, đúng người, đúng

việc 50 100

A. Không 10 20

B. Có 40 80

2.2. Quy trình đánh giá hợp lý, đánh giá toàn diện 50 100

A. Không 15 30

B. Có 35 70

2.3

Công tác đánh giá được thực hiện công khai, minh bạch, đánh giá chính xác mức độ thực hiện công việc của CBCC.

50 100

A. Không 15 30

B. Có 35 70

2.4 Kết quả đánh giá hợp lý, đảm bảo tạo động lực cho

CBCC 50 100

A. Không 10 20

B. Có 40 80

(Nguồn kết quả điều tra phiếu bảng hỏi)

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi đối với cán bộ, công chức thì có 100% cán bộ, công chức trả lời là hàng năm ở nơi công tác có thực hiện đánh giá và phân loại đánh giá cán bộ,công chức.Trong đó có trên 70% CBCC đánh giá là kết quả đánh giá cán bộ, công chức hàng năm là hợp lý, toàn diện, dân chủ, đúng người, đúng việc, khách quan, tạo động lực cho CBCC. (Cụ thể trong bảng 3.18).

Như vậy, có thể thấy công tác đánh giá và phân loại cán bộ, công chức ở UBND thành phố Thái Nguyên rất được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác đánh giá và phân loại cán bộ, công chức ở UBND thành phố Thái Nguyên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đó là: việc đánh giá cán bộ, công chức chưa khách quan, dân chủ, đúng người, đúng việc. Quy trình đánh giá còn chưa hợp lý, toàn diện. Kết quả đánh giá chưa hợp lý, chưa đảm bảo tạo động lực cho CBCC. Công tác đánh giá chưa được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đánh giá chưa chính xác mức độ thực hiện công việc của CBCC.

3.3.3.3. Thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ, công chức

Thực hiện Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 26-11-2014 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn của cấp trên; Kế hoạch số 08/KH-HĐND ngày 30-11-2018 của Thường trực HĐND thành phố về lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND thành phố Thái Nguyên bầu tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2018 (Kỳ họp thứ 10), HĐND thành phố khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, thực thi chức trách nhiệm vụ, là cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Qua đó giúp cho người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình, tự kiểm điểm và có phương hướng khắc phục những khuyết điểm, tiếp tục rèn luyện, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà nhân dân giao phó. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm ngày 7 tháng 12 năm 2018 của một số lãnh đạo tại UBND tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.18. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại UBND thành phố Thái Nguyên năm 2018

STT Họ và tên Chức vụ Phiếu tín nhiệm

1 Đ/c

Nguyễn Thanh Bình

Tỉnh ủy viên - Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên

+ Số phiếu tín nhiệm cao: 63 phiếu (chiếm 87,5% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm: 04 phiếu (chiếm 5,5% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 03 phiếu (chiếm 4,1% tổng số đại biểu HĐND).

2 Đ/c Nguyễn Thị Tuyết

Ủy viên BTV Thành ủy - Phó Chủ tịch UBND TP

+ Số phiếu tín nhiệm cao: 67 phiếu (chiếm 93% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm: 02 phiếu (chiếm 2,8% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 01 phiếu (chiếm 1,4% tổng số đại biểu HĐND).

3 Đ/c Lê Quang Minh

Thành ủy viên

Phó Chủ tịch UBND TP

+ Số phiếu tín nhiệm cao: 51 phiếu (chiếm 70,8% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm: 16 phiếu (chiếm 22,2% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 03 phiếu (chiếm 4,1% tổng số đại biểu HĐND).

STT Họ và tên Chức vụ Phiếu tín nhiệm 4 Đ/c Nguyễn

Văn Tuệ

Thành ủy viên

Phó Chủ tịch UBND TP

+ Số phiếu tín nhiệm cao: 55 phiếu (chiếm 76,4% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm: 15 phiếu (chiếm 20,8% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 0 phiếu.

5 Đ/c Phạm

Đức Giang

Thành ủy viên - Chánh Văn

phòng HĐND&UBND.

TP

+ Số phiếu tín nhiệm cao: 57 phiếu (chiếm 79,2% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm: 12 phiếu (chiếm 16,7% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 01 phiếu (chiếm 1,4% tổng số đại biểu HĐND).

6 Đ/c Mai Xuân Tùng

Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND.TP

+ Số phiếu tín nhiệm cao: 62 phiếu (chiếm 86,1 % tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm: 08 phiếu (chiếm 11,1% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 0 phiếu.

7 Đ/c Nguyễn Thị Hoạt

Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND . TP

+ Số phiếu tín nhiệm cao: 63 phiếu (chiếm 87,5% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm: 07 phiếu (chiếm 9,7% tổng số đại biểu HĐND).

STT Họ và tên Chức vụ Phiếu tín nhiệm

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 0 phiếu.

8 Đ/c Trần Xuân Dương

Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND . TP

+ Số phiếu tín nhiệm cao: 59 phiếu (chiếm 81,9% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm: 10 phiếu (chiếm 13,9% tổng số đại biểu HĐND).

+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 01 phiếu (chiếm 1,4% tổng số đại biểu HĐND).

(Nguồn Phòng Nội Vụ UBND thành phố Thái Nguyên) Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan, tổ chức liên quan xem xét, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với phẩm chất, năng lực; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, thực thi chức trách nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân thành phố thái nguyên (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)