Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
4.3 Một số kiến nghị
Ngoài các giải pháp trên, để thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND thành phố Thái Nguyên, tác giả có một số kiến nghị như sau:
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Đề nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách địa phương bảo đảm các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đảm bảo trang bị đầy đủ điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức.
- Đề nghị Chính phủ cần có chính sách “đầu ra” để giải quyết số cán bộ, công chức hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, do trình độ năng lực
hạn chế, tuổi cao, sức khỏe yếu… như chính sách tinh giản biên chế theo nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ mà chúng ta đang thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, vì thực tế hiện nay trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của các địa phương trong vùng còn chiếm một tỷ lệ lớn thuộc diện này nhưng chưa có cách giải quyết.
- Đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công để cho cán bộ, công chức thực sự sống được bằng lương. Đồng thời, cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công sắp tới phải được đặt trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước mà trước hết là cải cách thể chế pháp luật, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức.
- Để trở thành cán bộ, công chức cấp huyện, các đối tượng phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn từng chức danh, phải vượt qua một kỳ thi tuyển hoặc bầu cử theo quy định của pháp luật tương tự như đối với cán bộ, công chức. Nếu chỉ quy định như hiện nay thì cũng không khuyến khích được những người đào tạo chính quy có trình độ đại học về công tác tại cơ sở. Như vậy, rất khó để chúng ta đạt được mục tiêu nâng cao trình độ cán bộ cũng như chất lượng của chính quyền cơ sở.
Kiến nghị đề nghị bổ sung quy định nếu cán bộ, công chức cấp huyện có thời gian công tác ít nhất 5 năm tại xã, đủ tiêu chuẩn, điều kiện và cấp tỉnh có yêu cầu thì có thể được điều động bổ nhiệm trở thành cán bộ, công chức tại các cơ quan cấp tỉnh.
4.3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên
. - Đề nghị với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho Trường chính trị, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh liên kết với các Trường đại học như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Thái Nguyên,... mở các lớp về chuyên ngành Luật kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, nông lâm, thủy sản, Trung cấp lý luận chính trị,… nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp huyện còn trẻ, con em địa phương qua đào tạo được cử đi đào tạo và quay trở về phục vụ quê hương.
- Đề nghị Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh Thái Nguyên xây dựng quy chế chung về thu hút sinh viên chính quy về công tác tại các địa bàn cơ sở.
- Đề nghị Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn cấp huyện hàng năm, lập kế hoạch và dự toán kinh phí để tổ chức thực hiện các giải pháp nêu trên và hàng năm theo dõi, tổng hợp để bố trí kinh phí hợp lý và trình UBND tỉnh phê duyệt.
4.3.3. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên
- Phòng Nội vụ Thành phố có vai trò quan trọng, chủ trì hợp với các ban ngành địa phương liên quan, hàng năm cần thực hiện công tác rà soát, thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức tại UBND thành phố.
- Chủ trì phối hợp các ngành có liên quan, hợp đồng với các trường trong và ngoài tỉnh để tổ chức thực hiện đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp huyện theo quy hoạch, kế hoạch.
- Đề nghị UBND thành phố cần vận dụng linh hoạt chính sách tiền lương của Nhà nước theo hướng tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tăng thêm thu nhập, tạo động lực cho họ yên tâm làm việc tại cơ sở.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát và đánh giá năng lực cán bộ, công chức; kiên quyết và kịp thời thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém, không đủ sức khỏe; Nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức vi phạm pháp luật. Tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, sử dụng đánh giá phân loại cán bộ, công chức theo phân cấp và đúng quy định.