Kinh nghiệm quốc tế ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp việt nam (Trang 63 - 66)

2.3 Các giả thuyết nghiên cứu

2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược

Lý thuyết quốc tế hóa chứng minh xuyên suốt quá trình quốc tế hóa kiến thức và kinh nghiệm tăng lên, quản lý doanh nghiệp vững vàng hơn khi điều hành và hoạt động kinh doanh xuất khẩu trở nên dễ quản lý hơn (Kahiya, 2018). Giải thích lý thuyết cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm quốc tế và kết quả xuất khẩu chủ yếu nằm ở khái niệm về “sự không chắc chắn và học hỏi” (Katsikeas và cộng sự, 1996). Cụ thể, mô hình Uppsala của lý thuyết quốc tế hóa đã nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp không ngừng học hỏi, điều chỉnh các hoạt động hiện tại cho phù hợp với sự không chắc chắn

từ mụi trường xa lạ (Fuchs & Kửstner, 2016). Thờm nữa, học tập kinh nghiệm làm tăng mức độ hiểu biết ngầm và giảm sự không chắc chắn ở TTXK, từ đó cải thiện và gia tăng kết quả xuất khẩu (Morgan & Katsikeas, 1997). Do đó, luận giải từ lý thuyết quốc tế hóa nhấn mạnh vai trò của yếu tố kinh nghiệm quốc tế được xem là động lực hội nhập quốc tế, tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Xuất khẩu là quá trình tích lũy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, tính mới được xem là mối đe dọa đối với kết quả xuất khẩu khi quản lý doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm (Johanson & Vahlne, 2009). Kinh nghiệm quốc tế đã được coi là một yếu tố quan trọng thu hẹp sự không chắc chắn liên quan đến hoạt động xuất khẩu (Sinkovics và cộng sự, 2018). Kinh nghiệm quốc tế ngày càng tăng, các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu thị trường và luật lệ quốc tế, dẫn đến kết quả xuất khẩu thành công (Cavusgil & Zou, 1994; Dean và cộng sự, 2000). Giải thích cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm quốc tế và kết quả xuất khẩu nằm ở vấn đề không chắc chắn và cách thức các doanh nghiệp đối phó (Erramilli & Rao, 1993). Các nhà xuất khẩu ít kinh nghiệm có khả năng nhận thấy sự không chắc chắn đáng kể, do đó có thể ảnh hưởng xấu đến nhận thức của họ về rủi ro tiềm ẩn và lợi nhuận ở TTXK (Katsikeas và cộng sự, 1996). Trái lại, các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm quốc tế hoạt động tốt hơn vì họ truy cập vào mạng lưới quốc tế và hiểu rõ hơn về cơ chế vận hành TTXK, đồng thời các quản lý tận dụng được các cơ hội xuất khẩu và ít do dự hơn để hoạt động ở nước ngoài (Sousa & Bradley, 2008). Do đó, các nhà quản lý có kinh nghiệm hơn sẽ ở trong một giai đoạn nâng cao hơn của quá trình học tập, để dẫn dắt doanh nghiệp đạt mức kết quả cao hơn.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã đề xuất rằng các doanh nghiệp sử dụng nhân viên không được đào tạo trong môi trường kinh doanh quốc tế có xu hướng thể hiện một kết quả thấp hơn bởi vì những người quản lý này ít nhận thức về cơ hội và mối đe dọa môi trường, và thường xuyên mắc lỗi. Mặt khác, các nhà quản lý có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn trong kinh doanh quốc tế dự kiến sẽ hoạt động tốt hơn vì mạng lưới quốc tế và sự am hiểu TTXK (Lages & Montgomery, 2005). Dù vậy, bản chất và hướng tác động của kinh nghiệm quốc tế đến kết quả xuất khẩu vẫn chưa

thống nhất. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa kinh nghiệm quốc tế và kết quả xuất khẩu (Baldauf và cộng sự, 2000; Cooper & Kleinschmidt, 1985), trong khi hầu hết các nghiên cứu báo cáo ảnh hưởng tích cực của kinh nghiệm quốc tế đến kết quả xuất khẩu (Lages & Montgomery, 2005; Zou & Stan, 1998). Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa kinh nghiệm quốc tế và kết quả xuất khẩu (Katsikeas và cộng sự, 1996; Majocchi và cộng sự, 2005; O'Cass & Julian, 2003a). Từ đó, giả thuyết H2a được đề xuất như sau:

H2a: “Kinh nghiệm quốc tế có mối quan hệ cùng chiều với kết quả xuất khẩu”. Đối với mô hình Uppsala của lý thuyết quốc tế hoá, kinh nghiệm quốc tế đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý chiến lược và hoạt động ở thị trường nước ngoài (Johanson & Vahlne, 1977). Kinh nghiệm quốc tế không chỉ ảnh hưởng mục tiêu theo đuổi chiến lược toàn cầu mà còn là vị trí của doanh nghiệp trong ngành. Quản lý giàu kinh nghiệm quốc tế có nhiều năng lực xác định thị trường chiến lược, linh hoạt phản ứng với sự thay đổi môi trường toàn cầu và tận dụng lợi thế so sánh khác biệt của các TTXK (Zou & Cavusgil, 2002). Hơn nữa, kinh nghiệm quốc tế là đầu vào cơ bản để hỗ trợ quyết định chiến lược marketing trong bối cảnh quốc tế (Majocchi và cộng sự, 2005; O'Cass & Julian, 2003a). Học hỏi kinh nghiệm quốc tế có thể giúp các doanh nghiệp phát triển năng lực, cho phép họ hiểu rõ hơn về thị trường nước ngoài và thiết kế các EMS hiệu quả dẫn đến kết quả xuất khẩu cao hơn (Katsikeas và cộng sự, 1996; Johanson & Vahlne, 2009).

Madsen (1989) xác nhận kinh nghiệm quốc tế dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về cơ chế thị trường và mạng lưới liên hệ cá nhân, do đó cải thiện quyết định chiến lược marketing, và thực hiện tốt hơn kết quả xuất khẩu. Trong khi hiểu biết về vấn đề chiến lược quan trọng thường được coi là phức tạp (Cavusgil & Zou, 1994), nhà quản lý kinh nghiệm có xu hướng hiểu rõ hơn về đặc điểm của thị trường nước ngoài, và do đó ở một vị trí tốt hơn để thích nghi chiến lược với yêu cầu của thị trường địa phương (Douglas & Craig, 1989; Johansson & Vahlne, 1977). Morgan và cộng sự (2004) chứng minh rằng các nguồn lực kinh nghiệm trong điều kiện chiến lược marketing thích nghi ảnh hưởng đến vị trí và LTCT doanh nghiệp tại TTXK. Khi kinh nghiệm

quốc tế ngày càng tăng, các doanh nghiệp có thể nhận thấy sự không chắc chắn ít hơn trong hoạt động xuất khẩu, hiểu rõ hơn cơ chế TTXK, phát triển mạng lưới liên hệ cá nhân và quan hệ khách hàng ở nước ngoài, và do đó thiết kế và thực hiện các EMS hiệu quả (Madsen, 1989). Vì vậy, giả thuyết H2b được đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(289 trang)
w