Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp việt nam (Trang 92 - 95)

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Luận án được thực hiện thông qua 3 bước: Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Quy trình nghiên cứu (Hình 3.1) cụ thể như sau:

BƯỚC 1: Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính triển khai nhằm khám phá các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ của chúng trong ngành XKRQ của doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên tổng hợp cơ sở lý thuyết (lý thuyết nền, khái niệm và các nghiên cứu trước) về kết quả xuất khẩu, mô hình nghiên cứu, giả thuyết và biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm được hình thành. Một tập thang đo chọn lọc, kế thừa từ nghiên cứu trước được tổng hợp dùng làm dàn bài cho bước điều chỉnh và bổ sung thang đo.

Các khái niệm này được xây dựng và kiểm định tại nước ngoài, nơi mỗi quốc gia có sự phát triển kinh tế và văn hóa ở cấp độ khác nhau. Hơn nữa, mô hình và các thang đo được nghiên cứu của sản phẩm công nghiệp có thể chưa phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm XKRQ của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, nghiên cứu định tính được triển khai qua 2 giai đoạn: (1) Khám phá sự tồn tại khái niệm nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và mối quan hệ giữa các khái niệm này của doanh nghiệp XKRQ; (2) điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu phù hợp điều kiện và TTXK rau quả Việt Nam.

Cả hai giai đoạn nghiên cứu định tính đều dùng kỷ thuật thảo luận tay đôi cùng các chuyên gia là các giám đốc doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, giảng viên là các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, đại diện cơ quan nhà nước và Hiệp hội, mô hình

nghiên cứu đề xuất chuẩn hoá mô hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh. Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 1 nhằm giúp xây dựng thang đo nháp 1, sau đó thang đo nháp 2 được hình thành từ kết quả định tính giai đoạn 2. Trên cơ sở thang đo nháp 2, thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp đã được điều chỉnh/bổ sung phù hợp tình hình XKRQ Việt Nam, luận án thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc thang đo (Phụ lục 1).

Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu

Bước Giai đoạn

1 Nghiên cứu

định tính

2 Nghiên cứu

sơ bộ

3 Nghiên cứu

chính thức

(Nguồn: Tính toán của tác giả) BƯỚC 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng thang đo nháp 2 thông qua phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại và gửi bảng câu hỏi qua email với số mẫu hợp lệ 116 doanh nghiệp (Ban giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh ngành XKRQ) theo phương pháp lấy mẫu định mức vào giai đoạn từ tháng 11/2018 đến tháng 01/2019 (Bảng 3.1). Những hoạt động cần thực hiện trong bước nghiên cứu này là: (1) điều tra sơ bộ, (2) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo, (3) phân tích nhân tố khám phá và thiết kế bảng câu hỏi chính thức. Mục đích của giai đoạn này là điều tra sơ bộ đáp viên nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết khoa học của mô hình nghiên cứu. Các biến quan sát thỏa mãn các điều kiện đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Xác định vấn đề nghiên cứu

Thang đo nháp 2

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

(n=116)

Nghiên cứu định tính GĐ2

Kiểm tra tương quan biến tổng Cronbach’s Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha alpha

Kiểm tra trọng số EFA nhỏ loại

Kiểm tra yếu tố trích được EFA Kiểm tra phương sai trích được

Đánh giá mô hình PLS SEM - Hệ số xác định

- Độ tương thích dự báo (Q2) - Mức độ tác động (f2)

Đánh giá phân loại nhóm - Kiểm định hoán vị

- PLS-MGA

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu chung

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

BƯỚC 3: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức triển khai trên cơ sở điều tra các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát trực tiếp, gọi điện và gửi bảng câu hỏi qua email sau khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được đánh giá, kiểm định trên cơ sở dữ liệu đã được điều tra với cỡ mẫu 339 doanh nghiệp. Thời gian khảo sát chính thức được tiến hành từ tháng 02/2019 đến tháng 08/2019. Các phần tử của mẫu là ban giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh doanh nghiệp XKRQ Việt Nam.

Phương pháp PLS-SEM sử dụng ước lượng đồng thời mô hình đo lường và cấu trúc. Đây là phương pháp triển khai phổ biến trong các nghiên cứu hiện nay (Hair và cộng sự, 2018) và cho thấy một số mức độ phù hợp trong một số trường hợp (Hair và cộng sự, 2016a). Đầu tiên, mô hình đo lường được phân tích độ tin cậy nhất quán nội tại, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các khái niệm đo lường trong mô hình (loadings, Cronbach’s alpha / composite reliability rho A, AVE, HTMT). Kế tiếp, mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất riêng phần (PLS-SEM) được kiểm định thông qua các hệ số (VIF, hệ số xác định (R2), dự đoán mức độ dự báo (Q2), mức độ tác động (f2), hệ số tác động (q2), các mức ý nghĩa và mối quan hệ). Công cụ được dùng để thực hiện các phân tích là phần mềm SPSS 25 cho thống kê mô tả, và phần mềm SmartPLS 3.2.7 cho cả mô hình đo lường và phương trình cấu trúc tuyến tính.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(289 trang)
w