Đóng góp mới của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp việt nam (Trang 175 - 179)

Theo hiểu biết tác giả cũng như dựa vào kết quả lược khảo mới nhất, chưa tìm thấy học giả nào công bố kiểm định mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Năng lực công nghệ, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu. Những phát hiện tác động gián tiếp đến kết quả xuất khẩu của năng lực công nghệ mở rộng kết quả nghiên cứu trước đó (Knight & Cavusgil, 2004), luận chứng mới về vai trò quan trọng của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi trong việc trung gian giữa các yếu tố nội bộ là năng lực công nghệ và kết quả xuất khẩu.

Hơn nữa, chưa tìm thấy học giả nào công bố mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Rào cản kỹ thuật thương mại, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu. Vì thế, những giả thuyết được chấp nhận trong luận án là những phát hiện mới, bổ sung vào khung lý thuyết giữa các yếu tố. Những phát hiện về tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả xuất khẩu mở rộng kết quả trước đây (Altintas và cộng sự, 2007; Kahiya, 2018), bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về vai trò quan trọng của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi trong việc trung gian giữa rào cản kỹ thuật thương mại và kết quả xuất khẩu.

Một số nghiên cứu trước đã đo lường và xác định tác động của rào cản xuất khẩu đến kết quả xuất khẩu, tuy nhiên phân loại và lựa chọn các rào cản nào phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh và đặc thù ngành hàng xuất khẩu. Các kết quả trước đây

hết sức thú vị dưới nhiều góc độ rào cản khác nhau. Hàng loạt các loại rào cản như rào cản thông tin/giao tiếp (Katsikeas và cộng sự, 1996), rào cản thủ tục và cạnh tranh (Altintas và cộng sự, 2007), một số rào cản nội bộ (Sinkovics và cộng sự, 2018). Một số nghiên cứu đã đề xuất đến rào cản thuế quan/phi thuế quan tại TTXK ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu, thị phần và kết quả xuất khẩu (Koksal &

Kettaneh, 2011; Leonidou, 1995a). Đây là một trong số ít nghiên cứu đo lường tác động của rào cản dưới dạng rào cản kỹ thuật thương mại.

Luận án sử dụng lý thuyết RBV và ngẫu nhiên để biện luận mối quan hệ từ năng lực công nghệ dẫn đến EMS và kết quả xuất khẩu. Lý thuyết thể chế và ngẫu nhiên phân tích mối quan hệ từ rào cản kỹ thuật thương mại dẫn đến EMS và kết quả xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mới được xuất hiện như sau:

1. Năng lực công nghệ tác động cùng chiều đến EMS; Năng lực công nghệ tác động cùng chiều đến kết quả xuất khẩu;

2. Rào cản kỹ thuật thương mại ảnh hưởng cùng chiều đến EMS; Rào cản kỹ thuật thương mại ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả xuất khẩu.

Các mối quan hệ trên chưa được kiểm định trong các nghiên cứu trước, đây là những giả thuyết mới được kiểm định với cỡ mẫu N = 339 doanh nghiệp ngành XKRQ tại thị trường Việt Nam (Bảng 5.1).

Bảng 5.1: Tổng hợp phát hiện mối quan hệ mới từ kết quả nghiên cứu luận án Mối quan hệ

Năng lực công nghệ à Kết quả xuất khẩu

Năng lực công nghệ à Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi

Rào cản kỹ thuật thương mại à Kết quả xuất khẩu

Rào cản kỹ thuật thương mại à Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu luận án) 5.1.3.2 Bổ sung điều chỉnh biến quan sát mới từ biến cũ

Phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn tay đôi với chuyên gia được sử dụng giúp luận án điều chỉnh và bổ sung một số biến quan sát. Những biến quan sát mới đã xem xét độ tin cậy và giá trị nội dung nên thỏa mãn các tiêu chí cho phép, cụ thể như sau: (1) Các khái niệm đo lường EMS, kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, năng lực công nghệ, cường độ cạnh tranh và kết quả xuất khẩu, kết quả nghiên cứu định tính có sự điều chỉnh, bổ sung từ ngữ cho rõ nghĩa từ các thang đo hiện có (Phụ lục 1); (2) Thang đo đặc điểm sản phẩm, bổ sung biến quan sát mới PC4 [Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về chất lượng sản phẩm]; (3) Thang đo rào cản kỹ thuật thương mại, bổ sung biến quan sát mới TBT5 [Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm rau quả xuất khẩu (đầu vào và / hoặc công nghệ sản xuất)].

5.1.3.3 Phát hiện biến trung gian

Những nghiên cứu trước đây giải thích không nhất quán khi xét đến vai trò trung gian của EMS. Việc tìm thấy hiệu ứng trung gian đầy đủ của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi làm tăng thêm cái nhìn mới cho khoa học, bao gồm:

(1) Mối quan hệ giữa kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm và kết quả xuất khẩu, EMS giữ vai trò trung gian bổ sung (Lages và cộng sự, 2008b;

Fuchs & Kửstner, 2016; O’cass & Julian, 2003b); (2) Mối quan hệ giữa sự khỏc biệt môi trường và kết quả xuất khẩu, EMS giữ vai trò trung gian gián tiếp có nghĩa là tác động gián tiếp có ý nghĩa nhưng không có tác động trực tiếp (Magnusson và cộng sự, 2003); (3) Mối quan hệ giữa năng lực công nghệ, rào cản và kết quả xuất khẩu, chỉ phát hiện mối quan hệ trực tiếp không có vai trò hiệu ứng trung gian của EMS (Knight &

Cavusgil, 2004; Kahiya, 2018). Các vai trò trung gian đầy đủ của EMS được phát

hiện ở luận án cung cấp quan điểm bổ sung trong việc xác nhận liên kết và làm rõ vai trò EMS đóng góp cho mối quan hệ của các các yếu tố ảnh hưởng kết quả xuất khẩu.

5.1.3.4 Phát hiện biến điều tiết

Luận án sử dụng kỹ thuật phân tích đa nhóm để đi tìm sự khác biệt mối quan hệ của các khái niệm theo từng nhóm khác nhau. Biến điều tiết TTXK chính được chấp nhận khi phát hiện có sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp có TTXK chính là Trung Quốc và nhóm doanh nghiệp có TTXK chính là các quốc gia khác. Hơn nữa, biến điều tiết số năm kinh nghiệm xuất khẩu được chấp nhận khi tìm thấy có sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp có thâm niên xuất khẩu lớn hơn hoặc bằng 10 năm, và nhóm doanh nghiệp có thâm niên hoạt động xuất khẩu nhỏ hơn 10 năm. Phát hiện là có thể gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai đề xuất vai trò của các biến điều tiết phù hợp với bối cảnh, đặc điểm TTXK ngành XKRQ của từng quốc gia.

5.1.3.5 Nghiên cứu trong bối cảnh mới

Khi liên kết lý thuyết RBV và lý thuyết ngẫu nhiên, nghiên cứu ngụ ý rằng nội bộ tổ chức là một chức năng của hiệu ứng kết hợp từ môi trường bên trong và bên ngoài. Cách tiếp cận độc đáo này cho thấy nguồn lực và năng lực doanh nghiệp có thể được phát triển tối ưu khi cả động lực bên trong (kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm và năng lực công nghệ) và môi trường bên ngoài (sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh, rào cản kỹ thuật thương mại) cùng tồn tại, do đó chứng minh tính bối cảnh trong vấn đề phát triển. Phát hiện này khuyến khích các nhà nghiên cứu điều tra làm thế nào các yếu tố ngẫu nhiên liên quan tới việc nâng cao nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp.

Các nghiên cứu trước đây đề cập đến doanh nghiệp mang tính đa ngành nói chung (O’Cass & Julian, 2003a; Hultman và cộng sự, 2009; Navarro và cộng sự, 2010b; Magnusson và cộng sự, 2013; Navarro và cộng sự, 2014). Đối tượng là doanh nghiệp XKRQ vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. So với doanh nghiệp tại quốc gia phát triển, doanh nghiệp ở quốc gia đang phát triển phải đối mặt với các khó khăn về nguồn lực do môi trường thể chế và thị trường. Bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam được xem là đóng góp của luận án.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp việt nam (Trang 175 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(289 trang)
w