Khái niệm, bản chất, đặc điểm

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm

1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng xuất phát từ gốc chữ La-tinh:

Credittum - tức là tin tưởng, tín nhiệm; Tín dụng được diễn theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là quan hệ vay mƣợn.

Một cách tổng quát tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một khoản thời gian nhất định.

Theo Luật các TCTD thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”(Quốc Hội, 2010).

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú, trong quan hệ tín dụng tồn tại các hình thức tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước.

Tín dụng thương mại là hình thức mua bán chịu hàng hoá giữa người mua và người bán. Cơ sở xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là các giấy nợ.

Giấy nợ trong quan hệ tín dụng thương mại được gọi là kỳ phiếu thương mại hay còn gọi là thương phiếu (Bao gồm hối phiếu - do chủ nợ lập để ra lệnh cho người thiếu nợ phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi món nợ đến hạn hoặc lệnh phiếu - do người thiếu nợ lập để cam kết trả một món tiền nợ nhất định khi đến hạn cho chủ nợ). Đây là dạng đặc biệt của khế ƣớc dân sự xác định trái quyền (quyền đòi nợ) của người bán và nghĩa vụ phải trả nợ của người mua khi đến hạn.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các TCTD với các chủ thể kinh tế khác (Pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình). Trong đó, Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Ngân hàng huy động (đi vay) nguồn vốn nhàn rỗi của các pháp nhân và các cá nhân với các hình thức huy động phong phú, đa dạng, lãi suất hấp

dẫn, thời gian phù hợp để tạo nguồn tiền gửi ổn định. Và sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay các pháp nhân, cá nhân có nhu cầu để đáp ứng nhu cầu vốn mua vật tƣ, hàng hoá, chi phí sản xuất, thanh toán các khoản công nợ, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến và đổi mới quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân... Khác với tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng chủ yếu cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và bút tệ.

Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật mà trong đó Nhà nước là bên đi vay, người cho vay là dân cư, các tổ chức kinh tế trong nước, nước ngoài, Ngân hàng,... Công cụ mà Nhà nước dùng để vay nợ là trái phiếu hoặc tín phiếu có quy định thời hạn trả nợ và lãi suất hàng năm. Các khoản nợ này dùng để bù đắp thiếu hụt Ngân sách do chi tiêu hoặc phục vụ các công trình kinh tế quốc dân nhƣ phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công ích,...

1.1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng

Trong quá trình cho vay, vốn cho vay vận động theo sơ đồ sau:

T – T’ , với T’ = T + t. Trong đó: T: là vốn gốc ban đầu và t: Tiền lãi (lợi tức).

Sự vận động của Tƣ bản cho vay khác với sự vận động của Tƣ bản trong sản xuất kinh doanh ở chỗ: Tƣ bản cho vay tách rời quyền sở hữu với quyền sử dụng. Bên cho vay có quyền sở hữu, họ tạm thời trao cho bên đi vay quyền sử dụng trong một khoản thời gian nhất định, đến hạn đƣợc hoàn trả lại kèm theo một giá trị gia tăng thêm. Giá trị tăng thêm này gọi là lợi tức.

Nhìn vào hình thức vận động bên ngoài theo công thức T – T’ có thể gây lầm tưởng bản thân tiền tệ có sự sinh sôi nảy nở. Nhưng thực tế, tư bản cho vay không thể tách rời quá trình tái sản xuất mà vận động đầy đủ qua ba giai đoạn thể hiện theo công thức sau:

Sức lao động

T – T – H … SX … H’ – T’ – T’

Tƣ liệu sản xuất

(1) Giai đoạn phân phối vốn tín dụng (T – T): Vốn tiền tệ hoặc giá trị hàng hoá đƣợc tạm thời chuyển giao từ chủ thể cho vay sang chủ thể đi vay.

(2) Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng (T-H…SX… H’-T’): Sau khi nhận vốn tín dụng, chủ thể đi vay đƣợc quyền sử dụng giá trị vốn tín dụng đúng mục đích đã thoả thuận vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận.

(3) Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng (T’-T’): Là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn cuả vốn tín dụng. Ở giai đoạn này, chủ thể đi vay phải có nghĩa vụ thanh toán cho chủ thể cho vay toàn bộ giá trị vốn tín dụng và phần giá trị tăng thêm gọi là lợi tức.

Nhƣ vậy, sự hoàn trả của tín dụng là đặc trƣng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là một dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù khác. Thông qua phân tích quá trình vận động của vốn tín dụng, bản chất của tín dụng thể hiện qua ba điểm cơ bản sau:

- Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở của sự tin tưởng, tín nhiệm.

- Sự chuyển nhƣợng này mang tính tạm thời, nói cách khác có tính hoàn trả.

- Sự chuyển nhƣợng này có kèm theo phí sử dụng vốn.

1.1.1.3. Đặc trƣng của tín dụng ngân hàng

Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả và có các đặc trƣng sau:

- Tài sản giao dịch trong tín dụng Ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài sản thực hoặc chữ ký.

Nếu xem xét về khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, trong các loại hình tín dụng khác, tài sản giao dịch thường là tiền tệ (trong quan hệ giữa tín dụng nhà nước và nhân dân), hoặc dưới dạng hàng hoá (trong tín dụng thương mại). Tuy nhiên, đối với tín dụng Ngân hàng thì tài sản giao dịch có thể là tiền (tiền mặt hay bút tệ), tài sản thực (bất động sản, động sản) hoặc bằng chữ ký. Do hệ thống Ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín dụng mà còn có chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế, nên giá trị tiền tệ mà Ngân hàng thực hiện (giải ngân tiền cho vay) có thể dưới dạng bút tệ (tiền ghi sổ trên tài khoản) chứ không nhất thiết phải là tiền mặt bằng cách chuyển khoản vào tài khoản đối tác của khách hàng của người vay. Tài sản giao dịch là bút tệ là hình thức tín dụng chủ yếu, đây là nét đặc trƣng của tín dụng Ngân hàng mà không có ở các hình thức tín dụng khác.

Cấp tín dụng bằng tài sản thực là một trong những loại hình tín dụng đang có xu hướng phổ biến trong nền kinh tế. Trong tín dụng thương mại, doanh nghiệp cấp tín dụng cho người tiêu dùng thông qua bán hàng trả góp. Đối với TCTD, cấp tín dụng bằng tài sản thực là việc TCTD cho khách hàng thuê tài sản thông qua giao dịch cho thuê tài chính. Hiện nay, theo Luật TCTD, Ngân hàng chƣa đƣợc trực tiếp cung cấp loại hình sản phẩm này, mà do các Công ty cho thuê tài chính thực hiện (một loại hình

TCTD phi Ngân hàng).

Cùng với sự lớn mạnh về quy mô hoạt động, uy tín của các Ngân hàng trong nền kinh tế gia tăng, từ đó xuất hiện loại hình tín dụng ngân hàng với tên gọi là tín dụng chữ ký. Thực chất của loại hình tín dụng này là những cam kết thanh toán có điều kiện mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. Trong giao dịch đó, Ngân hàng không chuyển giao tiền hoặc tài sản thực cho khách hàng, nhƣng sự cam kết bảo đảm của Ngân hàng giúp cho khách hàng thuận lợi hơn trong giao dịch với đối tác của họ.

Tín dụng chữ ký thể hiện dưới các hình thức như bảo lãnh Ngân hàng, tín dụng chứng từ với công cụ thƣ tín dụng, hối phiếu chấp nhận của Ngân hàng…

- Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể loại trừ hoàn toàn Tất cả các giao dịch tín dụng đều dựa trên cơ sở lòng tin. Rủi ro tín dụng xảy ra khi một trong hai yếu tố là khả năng trả nợ và/hoặc thiện chí trả nợ không đƣợc hình thành đầy đủ. Trong hai yếu tố đó thì thiện chí trả nợ là một yếu tố vô hình, do vậy rủi ro tín dụng xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng, Ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn đƣợc rủi ro tín dụng.

Mặt khác, trong quá trình sử dụng vốn tín dụng, có rất nhiều biến cố khách quan ngoài tầm kiểm soát của khách hàng và Ngân hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi, vì vậy rủi ro tiềm ẩn là khá cao. Các Ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu, hạn chế nó chứ không thể triệt tiêu.

- Sự hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng Ngân hàng nói riêng.

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh chênh lệch lãi suất, nguồn vốn mà Ngân hàng sử dụng để cấp tín dụng chủ yếu hình thành từ huy động, vay mƣợn trong nền kinh tế và trong xã hội. Vì vậy, bảo đảm sự an toàn của vốn tín dụng và có lãi là yếu tố sống còn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Sự khác biệt giữa tín dụng và những giao dịch khác chính là ở sự hoàn trả.

Để bảo đảm vốn gốc đƣợc hoàn trả đầy đủ, Ngân hàng phải xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ hợp lý. Thời hạn cho vay có thể xác định căn cứ vào thời gian luân chuyển của đối tƣợng cấp tín dụng (Ví dụ nhƣ, đối tƣợng cấp tín dụng là tài sản lưu động thì chu kỳ chuyển hoá tài sản T - H - T’ chính là khoảng thời gian tối đa để cấp tín dụng…), hoặc căn cứ vào khả năng tài chính hay thu nhập của khách hàng (Khi cho vay mua nhà đối với cá nhân, khả năng trả nợ của khách hàng có thể là từ lương và phụ cấp, từ kinh doanh, từ các nguồn khác… Ngân hàng có thể làm căn cứ để xác định khả năng trả nợ mỗi kỳ và thời hạn cho vay).

Về nguyên tắc, lãi phải bù đắp đƣợc chi phí huy động vốn, chi phí quản lý và thực hiện

vốn vay, bù đắp đƣợc các rủi ro và thặng dƣ để chia lãi cho cổ đông. Tuy nhiên, tín dụng không chỉ tạo ra lợi nhuận cho bản thân Ngân hàng mà còn là đòn bẩy phát triển kinh tế, do vậy lãi suất tín dụng phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Nếu yếu tố này không đƣợc thoả mãn, Ngân hàng hoặc khách hàng của họ sẽ gặp khó khăn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.

- Sự hoàn trả trong tín dụng Ngân hàng là vô điều kiện.

Các chứng từ đƣợc hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng nhƣ hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ,... đều thể hiện nội dung cam kết hoàn trả vô điều kiện cho Ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là những ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)