CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI
3.2. Một số giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
3.3.3. Kiến nghị đối với Trụ sở chính Agribank
- Agribank cần phải ban hành chương trình hỗ trợ SMEs là “gói” cấp tín dụng cho riêng đối tƣợng khách hàng SMEs không đƣợc hỗ trợ của Chính phủ theo Thông
tƣ số 39/2016/TT-NHNN với mức ƣu đãi cấp tín dụng tăng dần theo quy mô SMEs trong một thời gian dài nhất định, qua đó có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm và xây dựng gói tiếp theo phù hợp hơn với đối tƣợng khách hàng SMEs.
- Agribank quy định giảm tiêu chí cho SMEs phải đáp ứng để chi nhánh đƣợc áp dụng mức lãi suất cho vay tối đa không vƣợt quá 5,5%/năm để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể là đề nghị Agribank giảm tiêu chí xếp hạng SMEs đạt từ loại AA trở lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank xuống còn xếp hạng SMEs đạt từ loại A trở lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank; giảm tiêu chí SMEs phải có quan hệ tín dụng với Agribank liên tục 3 năm gần nhất tại thời điểm xét duyệt cho vay giảm xuống còn SMEs phải có quan hệ tín dụng với Agribank liên tục 2 năm gần nhất tại thời điểm xét duyệt cho vay.
Có nhƣ vậy mới có mức lãi suất cho vay thấp để cạnh tranh với NHTM khác trong chương trình tăng trưởng tín dụng SMEs.
- Agribank cần tăng cường các lớp đào tạo sát với thực tiễn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ phụ trách cho vay pháp nhân nói chung và SMEs nói riêng cho yêu cầu công việc. Đồng thời, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ cho vay SMEs đối với các thay đổi của chính sách pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành ngân hàng và của Agribank kịp thời.
- Agribank cần phải giao chỉ tiêu kế hoạch năm cho từng Chi nhánh loại I về mức tăng trưởng tín dụng đối với SMEs. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí áp dụng KPI vào kết quả tăng trưởng cho vay SMEs của chi nhánh để tính toán, xem xét hiệu quả kinh doanh, lương, thưởng hàng tháng để khuyến khích việc tăng trưởng dư nợ đối với khách hàng SMEs.
3.3.4. Kiến nghị đối với Agribank Nam Đồng Nai
- Agribank Nam Đồng Nai cần tăng cường công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng, kể cả việc thuê lao động liên kết tìm kiếm khách hàng SMEs cho chi nhánh.
- Ngoài chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ của Agribank, Agribank Nam Đồng Nai cần có chiến lƣợc trong đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho chi nhánh nhƣ:
đào tạo thông qua công việc thực tế; đào tạo tập trung ngắn ngày, dài ngày; liên kết
đào tạo ngắn ngày,... để nhân viên có thể cập nhật kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, về công nghệ mới, về chăm sóc khách hàng, về quản trị điều hành,... Thông qua đó mới có đủ năng lực, trình độ và kiến thức để hỗ trợ khách hàng SMEs trong việc hướng dẫn cấp tín dụng cho SMEs.
- Agribank Nam Đồng Nai căn cứ kế hoạch năm Agribank giao, cần phải giao chỉ tiêu kế hoạch quý, năm cho từng Chi nhánh loại II trực thuộc về số lƣợng và mức tăng trưởng tín dụng đối với SMEs. Đồng thời, căn cứ vào kết quả tăng trưởng cho vay SMEs của chi nhánh để tính toán, xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh có như vậy mới khuyến khích việc tìm kiếm khách và tăng trưởng dư nợ đối với khách hàng SMEs.
- Agribank Nam Đồng Nai cần tăng số lao động định biên tại chi nhánh, trong đó, ƣu tiên tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao, đúng chuyên ngành tín dụng để phụ trách cấp tín dụng cho SMEs; Ƣu tiên bổ sung tuyển lao động phụ trách công tác pháp chế cho chi nhánh nhằm hỗ trợ pháp lý giảm thiểu rủi ro cho các cán bộ phụ trách tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng SMEs.
- Agribank Nam Đồng Nai cần áp dụng mức lãi suất cho vay thỏa thuận đối với khách hàng SMEs hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương từng thời kỳ và đủ sức cạnh tranh về lãi suất với các NHTM khác trên cùng địa bàn.
- Agribank Nam Đồng Nai cần phối hợp với các công ty cho thuê tài chính để giải quyết các nhu cầu mua sắm tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà SMEs không đƣợc vay vốn do thiếu tài sản bảo đảm cho khoản vay.
- Agribank Nam Đồng Nai cần tăng cường việc thiết lập quan hệ với các công ty, Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh thiết lập mối quan hệ với các công ty con là SMEs, các chi nhánh,... nhằm tìm kiếm khách hàng, thông qua đó phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ, bao thanh toán, thẻ công ty,...
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cho vay để quản lý được doanh thu dòng tiền của SMEs giảm nguy cơ xảy ra rủi ro nợ xấu tăng cao cho chi nhánh.
Kết luận chương 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1 và cơ sở thực tiễn ở chương 2, người viết đã đề ra các giải pháp, kiến nghị ở chương 3 nhằm tăng trưởng tín dụng đối với SMEs tại
Agribank Nam Đồng Nai.
Các giải pháp là: Agribank Nam Đồng Nai phải chú trọng tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng, tăng cường công tác huy động vốn, xây dựng gói riêng cấp tín dụng cho SMEs, áp dụng chính sách lãi suất thấp cạnh tranh, đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên trách SMEs, giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đối với SMEs, tài sản bảo đảm cho khoản vay đối với SMEs, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát dòng tiền SMEs, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng, phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, nâng cao chất lƣợng tín dụng SMEs.
Để các SMEs tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn, các SMEs cần nâng cao năng lực quản trị, quản lý điều hành, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,
nâng cao uy tín trong quan hệ tín dụng, nâng cao khả năng lập kế hoạch/phương án kinh doanh, nâng cao độ tin cậy của BCTC, trung thực kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện tính pháp lý về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản.
Chương 3 cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam, các Bộ, Ngành; đối với NHNN; đối với Trụ sở chính Agribank; đối với Agribank Nam Đồng Nai. Các kiến nghị tập trung ở việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, công tác giao chỉ tiêu kế hoạch quý, năm về số lƣợng và mức tăng trưởng tín dụng đối với SMEs, tăng số lao động định biên, ưu tiên lao động có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành, bổ sung lao động phụ trách pháp chế, áp dụng mức lãi suất cho vay thỏa thuận hợp lý, phối hợp với các công ty cho thuê tài chính, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cho vay, hoàn thiện môi trường pháp lý,... tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng Agribank Nam Đồng Nai phát triển và tăng trưởng tốt hơn đối với SMEs.
KẾT LUẬN
Hoạt động cấp tín dụng đối với SMEs tại Agribank Nam Đồng Nai mặc dù đã có nhiều tiến triển tốt, nhƣng hiện vẫn còn một số tồn tại mà chi nhánh cần sớm khắc phục. Từ đó góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các SMEs; phát triển bán chéo sản phẩm, nâng cao lợi nhuận.
Qua nghiên cứu đề tài “Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Đồng Nai”, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau:
Một là, luận văn đã trình bày lý luận chung về khái niệm, bản chất, đặc điểm của tín dụng Ngân hàng, vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế. Bên cạnh việc phân tích vai trò của SMEs đối với nền kinh tế, luận văn cũng phân tích vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của các SMEs, nêu ra các điểm cần lưu ý khi Ngân hàng xét cấp tín dụng đối với SMEs.
Hai là, qua việc thu thập số liệu hoạt động thực tế, luận văn trình bày thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với SMEs tại Agribank Nam Đồng Nai, phân tích các nguyên nhân làm hạn chế đối với hoạt động cấp tín dụng cho SMEs tại chi nhánh.
Ba là, trên cơ sở cơ sở lý luận ở chương 1 và thực tiễn ở chương 2, luận văn đề ra các giải pháp Agribank Nam Đồng Nai cần quan tâm thực hiện để khắc phục các hạn chế trong việc hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh và các kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành; các kiến nghị đối với NHNN; các kiến nghị đối với Trụ sở chính Agribank và các kiến nghị đối với Agribank Nam Đồng Nai nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cấp tín dụng đối với SMEs được tăng trưởng chất lượng.
Kết quả của đề tài là nghiên cứu các cơ sở lý luận về hoạt động cấp tín dụng ngân hàng đối với SMEs để vận dụng vào phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động tại Agribank Nam Đồng Nai. Phân tích các nguyên nhân làm hạn chế việc phát triển tín dụng đối với SMEs tại Agribank Nam Đồng Nai là nội dung quan trọng nhằm tìm ra giải pháp khắc phục các hạn chế, góp phần mở rộng thị phần, nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với SMEs tại chi nhánh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam, Cục phát triển doanh nghiệp (2017), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2017.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam (2020), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM), Đại học UNU-WIDER, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) (2016), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015.
4. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương (2009), Nghiệp vụ Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.
5. Chính phủ Việt Nam (2016), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. Chính phủ Việt Nam (2018), Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
7. Chính phủ Việt Nam (2018), Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
8. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai (2018), Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2017, NXB Thống kê.
9. Hoàng Mạnh Hùng (2019), Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng.
10. Lê Tuấn Anh (2018), Mở rộng quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Gia Lai, Tp Hồ Chí Minh.
11. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2009), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Nai (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động ngành ngân hàng tỉnh Đồng Nai năm 2019, Đồng Nai.
13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên 2015, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên 2016, Hà Nội.
15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2018), Báo cáo thường niên 2017, Hà Nội.
16. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên 2018, Hà
Nội.
17. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên 2019, Hà Nội.
18. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015.
19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016.
20. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017.
21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Đồng Nai (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018.
22. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Đồng Nai (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019.
23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Đồng Nai (2020), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2020.
24. Ngân hàng Thế giới (2015), Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
25. Ngân hàng Thế giới (2015), Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
26. Ngô Hướng, Tô Kim Ngọc (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
27. Nguyễn Minh Kiều (2012), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
28. Nguyễn Tấn Bình (2001), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Thị Nhung, Ngô Hướng, Nguyễn Thị Cành, Sử Đình Thành, Lâm Hồng Hoa, Hạ Thị Thiều Dao (2007), Hoàn thiện luật - Những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng.
30. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Lê Thu Thủy (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai, ISSN:
2345-1482, 10, 107-115.
31. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2018), Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2017/2018 - Phát triển Doanh nghiệp trong nền kinh tế số, NXB Thông tin và Truyền Thông.
32. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia.
33. Quốc hội Việt Nam (2017), Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
34. Quốc hội Việt Nam (2020), Luật Doanh nghiệp 2020 và các chính sách phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp, NXB Hồng Đức.
35. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng 2010, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật.
36. Tổng Cục thống kê (2020), Niên giám thống kê năm 2019, NXB Thống kê, ISBN:
9786047515530.
37. Tổng Cục thống kê (2019), Niên giám thống kê năm 2018, NXB Thống kê, ISBN:
9786047511082.
38. Trần Đình Định (2007), Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tƣ pháp.
39. Trần Đình Định (2008), Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ pháp.
40. Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
41. Trương Quang Thông (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
42. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020.
43. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), Kế hoạch về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
44. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (2020), Tờ trình đề nghị phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gia đoạn năm 2021-2025.
45. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (2018), Chuyên đề số 15: Đổi mới phương thức hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị cho Việt Nam.
II. Tiếng Anh
1. World Bank Group (2019), World Bank Group Support for Small and Medium Enterprises - A