Khái quát tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI

2.1. Khái quát tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng, Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu trong xây dựng, phát triển, dẫn đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp (KCN) với 35 KCN và 43 cụm công nghiệp. Đồng Nai chủ trương phát triển kinh tế địa phương theo mô hình Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, thân thiện với môi trường, bên cạnh việc tập trung lựa chọn kêu gọi đầu tư dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử… quan tâm phát triển các khu chuyên ngành nhƣ: Trung tâm công nghệ sinh học, Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành, Khu liên hợp công nông nghiệp, các phân khu công nghiệp hỗ trợ thuộc các khu công nghiệp đang hoạt động.

Định hướng của UBND tỉnh Đồng Nai về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2016-2020 là tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho SMEs thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư pháttriển; Phát triển SMEs một cách bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm; Ƣu tiên phát triển các ngành nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc SMEs có lợi thế cạnh tranh; Cải thiện và tạo điều kiện để SMEs cạnh tranh bình đẳng, tiếp cận các nguồn lực và thị trường; Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.

UBND tỉnh Đồng Nai xác định phát triển kinh tế - xã hội tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chủ yếu là thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án công nghệ cao, các dự án đầu tƣ chiều sâu, nâng cấp thiết bị công nghệ, các dự án thân thiện

với môi trường; dự án công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ cơ khí chế tạo, điện - điện tử, chế biến thực phẩm sạch; chuyển các dự án sử dụng nhiều lao động về vùng nông thôn. Thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, giảm nhập siêu, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với phát triển các khu công nghiệp thì tạo sự chuyển biến lớn các SMEs từ các khu công nghiệp trước đây chỉ có nhà máy sản xuất công nghiệp nay chuyển sang phát triển các khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp xanh và khép kín: Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ. Việc phát triển các khu công nghiệp gắn với phát triển dân cƣ, dịch vụ phục vụ khép kín đảm bảo phục vụ cho người lao động, góp phần hình thành từng bước các chuỗi đô thị hiện đại, phát triển đồng bộ. Đối với những khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khó khắc phục hoặc gặp khó khăn trong việc bồi thường giải tỏa và thu hút đầu tư thì xem xét chuyển đổi mục tiêu đầu tƣ phù hợp. Hạn chế tối đa việc quy hoạch mở rộng diện tích đất công nghiệp.

Đồng Nai khuyến khích SMEs phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn gồm dịch vụ vận chuyển-kho cảng-logistics, dịch vụ viễn thông-công nghệ thông tin và du lịch trở thành các ngành kinh tế đóng góp lớn vào giá trị tổng sản phẩm của tỉnh.

Trong năm, Đồng Nai cũng ghi nhận có thêm hơn 3,8 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký ƣớc đạt 34 ngàn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2018. Cũng trong năm 2019, UBND tỉnh Đồng Nai đã cấp 105 dự án đầu tƣ trong nước với tổng vốn đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đạt 34 ngàn tỷ đồng, đạt 340% kế hoạch năm.

2.1.2. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Nai

Trong những năm qua, tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều tăng trưởng mạnh, cùng với cơ cấu của ngành kinh tế đang thay đổi tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Các số liệu phát triển cơ bản của DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhƣ sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển của các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Chỉ tiêu Đvt Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số doanh nghiệp DN 9,188 13,130 18,865 21,183 22,398 Số lao động Người 744,174 822,858 836,860 860,205 864,109 Doanh thu thuần Tỷ đồng 821,358 972,497 1,030,611 1,178,642 1,181,300 Vốn Tỷ đồng 624,713 729,222 815,490 966,152 1,026,811

Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng Cục thống kê Việt Nam năm 2016 đến 2019

Tính đến 31/12/2019, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 22.398 DN, tăng 1.215 DN so với năm 2018, tỷ lệ tăng 5,7%, tăng 13.210 DN so với năm 2015, tỷ lệ tăng 144%. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là khu vực DN ngoài nhà nước chiếm 93%, DN nhà nước chiếm 1%, DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6%.

Trong đó, số lượng DN ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất là 28%, kế tiếp là ngành công nghiệp chế biến chế tạo 23%, xây dựng chiếm 10%, vận tải kho bãi chiếm 5%, hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ chiếm 3%, nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1% và các ngành còn lại là 30%.

Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của DN năm 2019 là 1.026.811 tỷ đồng, vốn bình quân 45,8 tỷ đồng/DN. Trong đó, vốn bình quân của khu vực DN nhà nước là 721 tỷ đồng/ DN, vốn bình quân của khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài là 492 tỷ đồng/DN, vốn bình quân của khu vực DN ngoài nhà nước là 21 tỷ đồng/DN.

Tính đến cuối năm 2019, tổng số lao động trong các DN là 864.109 lao động.

Trong đó, lao động bình quân khu vực DN nhà nước là 257 người/DN, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 527 người/DN, khu vực ngoài nhà nước là 13 người/DN.

Doanh thu thuần năm 2019 đạt 1.181.300 tỷ đồng, gấp 1,44 lần so với năm 2015, trong đó khu vực DN nhà nước chiếm 3%, khu vực ngoài nhà nước chiếm 37%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60%.

Theo kết quả điều tra một số chỉ tiêu cơ bản doanh nghiệp năm 2019 tỉnh Đồng Nai, trong tổng số 22.398 DN, số lƣợng DN siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao nhất là 57%, kế tiếp là DN nhỏ chiếm tỷ trọng 34%, DN vừa chiếm tỷ trọng 5% và DN lớn chiếm tỷ trọng 4%. Qua đó cho thấy số lƣợng SMEs chiếm tỷ trọng 95% trên tổng số DN đang hoạt động tại Đồng Nai, tương ứng với số lượng 21.328 SMEs.

Bảng 2.2: DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chia theo quy mô năm 2019 Stt Chỉ tiêu Số lƣợng

doanh

Số lao động

Nguồn vốn (Tỷ đồng)

Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần

nghiệp (DN) (Người) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) 1 DN siêu nhỏ 12,736 40,274 53,604 28,969 19,878

2 DN nhỏ 7,600 90,523 118,113 40,724 122,119

3 DN vừa 993 56,050 89,723 24,672 90,080

4 DN lớn 1,070 677,262 765,371 254,106 949,223 Tổng cộng 22,398 864,109 1,026,811 348,471 1,181,300

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

Năm 2019, theo Bảng 2.2 về mặt số lƣợng thì ở khu vực SMEs là khu vực có nhiều DN nhất, nhƣng quy mô nguồn vốn ở mức thấp chỉ chiếm 25%/Tổng nguồn vốn DN, số lao động lại ở mức thấp chỉ chiếm 22%/Tổng số lao động DN; Khu vực DN lớn có số lƣợng DN ít 5% lại sở hữu một quy mô vốn lớn đến 75% và thu hút số lao động lớn đến 78%/Tổng số lao động DN. Đồng thời, doanh thu thuần mà SMEs mang lại ở mức thấp, chỉ chiếm 20% tổng doanh thu thuần của khối DN, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của khu vực SMEs chƣa cao; khu vực DN lớn cho kết quả doanh thu thuần là cao nhất, chiếm 80% tổng doanh thu thuần của khối DN. Theo đó, số lƣợng SMEs đang hoạt động trên địa bàn khá lớn nhƣng xét về quy mô lao động và quy mô vốn, doanh thu phổ biến vẫn là thấp chứng tỏ các SMEs vẫn còn trở ngại các yếu tố nào đó khi phát triển nhƣ: nguồn vốn đầu tƣ nhỏ, năng lực tài chính yếu,…

khiến cho họ ngại ngần khi thay đổi.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai về Kế hoạch hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến cuối năm 2020, có khoảng 32.000 doanh nghiệp (trong đó có thực hiện thu hồi đối với khoảng 7.000 doanh nghiệp đã không còn tổ chức kinh doanh tại địa chỉ trụ sở đăng ký). Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, theo đó đóng góp ngày càng lớn trong Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Đồng Nai, hỗ trợ phát triển nhiều doanh nghiệp, nguồn lực mạnh góp phần tạo động lực phát triển tỉnh Đồng Nai ngày càng lớn mạnh. Khuyến khích doanh nghiệp luôn có hoạt động đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh; Khuyến khích và tạo thuận lợi hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Tạo sự đột phá về thu hút đầu tư cả trong nước và đầu tư nước ngoài.

Tình hình dƣ nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sáu tháng đầu năm 2020, tổng dƣ nợ cho vay khách hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của các TCTD là 217.742 tỷ đồng, tăng 3,3% so với năm 2019, qua đó đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho sự phát triển của tỉnh Đồng Nai. Trong đó, dƣ nợ cho vay của NHTM là 217.034 tỷ đồng, chiếm 98,9%/Tổng dƣ nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tăng 6.792 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 3,2% so với năm 2019; Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đạt 1.698 tỷ đồng, chiếm 0,8%/Tổng dƣ nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giảm 60 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 3,4% so với năm 2019; Khối Tài chính vi mô đạt 624 tỷ đồng, giảm 8,2 tỷ đồng, chiếm 0,3%/Tổng dƣ nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ giảm 1,3% so với năm 2019.

Dƣ nợ tín dụng đối với DN nói chung và SMEs nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng trưởng qua các năm, đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho sự phát triển của các DN cũng nhƣ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đổng Nai.

Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động và tổng dƣ nợ tín dụng địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %.

Stt Chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm

2019 30/6/2020 01 Nguồn vốn huy động 149,432 180,215 189,706 198,868 215,076 02 Tổng dƣ nợ TCTD cho vay 137,311 164,773 181,651 210,725 217,742 03 Trong đó: Dƣ nợ cho vay

SMEs 28,543 36,250 39,130 43,736 46,850

Tỷ trọng so với tổng dư nợ

(%)=(3/2) 21% 22% 22% 21% 22%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Dƣ nợ tín dụng đối với SMEs trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 30 tháng 06 năm 2020 đạt 46.850 tỷ đồng, chiếm 22% tổng dƣ nợ cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với SMEs trung bình từ năm 2016 đến 30/6/2020 đạt 16%, cao hơn 1% so với mức tăng trưởng tín dụng trung bình đối với tất cả các thành phần kinh tế tại Đồng Nai.

Theo khảo sát từ Công ty tƣ vấn McKinsey, SMEs tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn lên tới 21 tỷ USD (khoản vốn thiếu hụt), trong đó có tới 98% DN trong số đó khó tiếp cận nguồn vốn vay.

Thực tế thì đa số các SMEs chƣa tiếp cận đƣợc nguồn tín dụng ngân hàng. Theo

Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thì chỉ có 32% số SMEs có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong khi đó có hơn 35% số doanh nghiệp khó tiếp cận và trên 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Tình trạng cung không gặp cầu dẫn đến mâu thuẫn là trong khi ngân hàng thừa vốn nhƣng doanh nghiệp lại khát vốn để sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân phần lớn là do các SMEs có quy mô nhỏ, phân tán, hạn chế về tƣ duy, kinh nghiệm, kiến thức chuyển đổi số, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản trị doanh nghiệp còn kém, năng lực cạnh tranh và tiềm lực tài chính của các SMEs vẫn còn yếu. Đa phần các SMEs có tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn hoạt động ở mức thấp, nguồn vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu ở mức thấp. Xuất phát từ những khó khăn của SMEs hiện nay, tại tỉnh Đồng Nai cũng không phải ngoại lệ SMEs có nhu cầu cao về tăng nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và ở góc độ chi nhánh ngân hàng cần đánh giá những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng đối với khối SMEs này.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)