Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.2.1. Tiêu chuẩn xác định của một số quốc gia trên thế giới

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khái niệm tương đối đối với doanh nghiệp có quy mô lớn. Phương thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là căn cứ các tiêu chuẩn nhƣ số lƣợng lao động, tổng số vốn, tổng số tài sản, thị phần của doanh nghiệp hoặc kết hợp một số tiêu chuẩn trên để phân loại.

Hiện nay có rất nhiều tiêu chí để phân loại SMEs. Một số tiêu chí nhƣ: vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng,... Tuy nhiên, mỗi một nước, mỗi một nền kinh tế lại có các tiêu chí phân loại khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, hai tiêu chí được sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nước là quy mô vốn và lao động. Thông thường các nước có trình độ phát triển càng cao thì quy định về chỉ tiêu quy mô vốn cũng như lao động càng cao so với các nước có trình độ phát triển thấp hơn.

Theo quan niệm của Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô vốn, lao động và doanh thu nhỏ bé. Căn cứ vào quan niệm trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc chia làm ba loại nhƣ sau:

Doanh nghiệp siêu nhỏ là các doanh nghiệp có không quá 10 lao động, tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá USD100,000.00 và tổng doanh thu hàng năm không quá USD100,000.00.

Doanh nghiệp nhỏ là các doanh nghiệp có không quá 50 lao động, tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá USD3,000,000.00 và tổng doanh thu hàng năm không quá USD3,000,000.00.

Doanh nghiệp vừa là các doanh nghiệp có không quá 300 lao động, tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn không quá USD15,000,000.00 và tổng doanh thu hàng năm không quá USD15,000,000.00.

Theo khối Liên minh Châu âu (EU), SMEs là những doanh nghiệp có dưới 250 nhân công và đƣợc chia thành ba loại sau:

Doanh nghiệp siêu nhỏ: Có dưới 10 nhân công, tổng giá trị tài sản EUR2,000.000.00, tổng doanh thu EUR2,000.000.00.

Doanh nghiệp nhỏ: Có từ 10 nhân công đến dưới 50 nhân công, doanh thu EUR10,000.000.00, tổng tài sản EUR10,000.000.00.

Doanh nghiệp vừa: Có từ 50 nhân công đến dưới 250 nhân công, doanh thu EUR50,000.000.00, tổng tài sản EUR43,000.000.00.

Theo Luật Hỗ trợ SMEs 2017, SMEs là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 20 người và có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Do mức độ phát triển kinh tế, bối cảnh văn hóa và mục đích phân loại SMEs của các nước khác nhau, cho dù ở cùng một quốc gia, những địa điểm hoạt động và thời điểm hoạt động khác nhau thì phương pháp phân loại và chỉ tiêu phân loại cũng khác nhau (Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2009). Dưới đây là bảng tiêu chuẩn phân định SMEs của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn phân định doanh nghiệp vừa và nhỏ một số nước trên thế giới

Quốc gia Tên và tiêu chuẩn phân định Doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia Doanh nghiệp nhỏ: Nhân viên từ 5-19 người, vốn khoảng 70 triệu

Rubi (trừ đất đai và bất động sản).

Malaysia Doanh nghiệp vừa: số nhân viên khoảng dưới 250 người, vốn tài sản cố định hoặc tài sản khoảng 1 triệu Ringis

Philippine

Công nghiệp quy mô vừa và nhỏ: Tổng tài sản trên 250 nghìn và dưới 1 triệu Pêsô.

Công nghiệp quy mô nhỏ: Chủ doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động ngoài sản xuất và có số nhân viên từ 5 - 99 người, tổng tài sản là 100 nghìn đến 1 triệu Pêsô.

Singapore Doanh nghiệp nhỏ: Tài sản cố định dưới 5 triệu đô la Singapore Doanh nghiệp vừa: vốn cố định từ 5 - 10 triệu đô la Singapore

Thái Lan Công nghiệp quy mô nhỏ: vốn đăng ký dưới 2 triệu Bath Thái và dưới 50 nhân viên.

Mỹ

Ngành chế tạo: Có số nhân viên dưới 500 người, ngành chế tạo ô tô dưới 1.000 người, ngành chế tạo máy hàng không dưới 500 người;

Ngành dịch vụ bán lẻ: Mức tiêu thụ hàng năm dưới USD80,000.00;

Ngành bán buôn: Mức tiêu thụ hàng năm dưởi USD220,000.00;

Ngành nông nghiệp: Mức tiêu thụ hàng năm dưới 1 triệu đô la.

Nhật Bản

Ngành chế tạo: số lượng nhân viên dưới 300 người hoặc vốn đầu tư khoảng dưới 100 triệu Yên.

Ngành bán buôn: Nhân viên dưới 50 người và vốn đầu tư 10 triệu Yên.

Hàn Quốc

Doanh nghiệp vừa và nhỏ:

1. Ngành chế tạo, vận tải có số lượng nhân viên khoảng dưới 300 người hoặc tài sản dưới 500 triệu Won;

2. Ngành kiến trúc có số nhân viên dưới 50 người và tài sản dưới 500 triệu Won;

3. Ngành thương mại, ngành dịch vụ có số nhân viên dưới 50 người và tài sản dưới 50 triệu Won;

4. Ngành bán buôn có số nhân viên <50 người hoặc tài sản dưới 200 triệu Won.

Brazil Doanh nghiệp vừa: số nhân viên từ 50 - 249 người.

Doanh nghiệp nhỏ: số nhân viên 05 - 49 người.

Đài Loan

Doanh nghiệp vừa và nhỏ:

1. Ngành chế tạo: vốn dưới 40 triệu Đài tệ, tổng tài sản dưới 120 triệu Đài tệ;

2. Ngành khoáng sản: Tổng vốn dưới 40 triệu Đài tệ;

3. Ngành thương mại, vận tải,…: Mức tiêu thụ hàng năm dưới 40 triệu Đài tệ.

Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2009.

1.2.2.2. Tiêu chuẩn xác định của Việt Nam

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa. Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ SMEs, tiêu chí xác định SMEs nhƣ sau:

Bảng 1.2. Bảng chỉ tiêu xếp loại DNVVV

Chỉ tiêu / Loại hình

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công

nghiệp, xây dựng

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ DN Siêu

nhỏ DN nhỏ DN vừa DN Siêu

nhỏ DN nhỏ DN vừa

Số lao động tham gia BHXH (Bình

quân năm)

Không quá 10 người

Không quả 100

người

Không quá 200

người

Không quá 10 người

Không quả 50 người

Không quá 100

người Doanh thu

hàng năm

Không quá 3 tỷ

đồng

Không quả 50 tỷ đồng

Không quả 200

tỷ đồng

Không quá 10 tỷ

đồng

Không quá 100 tỷ đồng

không quá 300 tỷ đồng Tổng nguồn

vốn

Không quá 3 tỷ

đồng

Không quá 20 tỷ đồng

Không quá 100

tỷ đồng

Không quả 3 tỷ

đồng

Không quá 50 tỷ đồng

không quả 100 tỷ đồng Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018

Dựa trên các phân tích trên, tôi nhận thấy việc xác định SMEs chủ yếu căn cứ vào tiêu chí định tính và tiêu chí định lƣợng.

Nhóm các tiêu chí định tính dựa vào các đặc trƣng cơ bản của các SMEs nhƣ: số đầu mối quản lý ít, mức độ ít phức tạp của công tác quản lý doanh nghiệp, trình độ chuyên môn hóa thấp. Nhóm tiêu chí này thường khó xác định nên ít được áp dụng tirong thực tế phân định quy mô doanh nghiệp.

Nhóm các tiêu chí định lƣợng dựa vào các chỉ số nhƣ: số lao động bình quân, tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi quốc gia lại có cách đánh giá khác nhau về các chỉ số này.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)