CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI
3.2. Một số giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
3.2.2. Giải pháp cho SMEs tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Khi gặp thiếu hụt nguồn vốn, SMEs thường có hai lựa chọn: hoặc huy động thêm vốn chủ sở hữu (tức là bỏ thêm tiền của mình vào), hoặc huy động vốn vay từ bên ngoài (ngân hàng, thị trường tài chính). Do hạn chế về việc tiếp cận thị trường tài
chính, các SMEs thường sử dụng vốn chủ sở hữu, ít sử dụng các nguồn vốn chính thức bên ngoài để tài trợ cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ có hạn, thiếu vốn khiến các doanh nghiệp không thể đầu tƣ mở rộng sản xuất, tăng năng suất, phát triển thị trường và tạo thêm việc làm. Vốn vay được xem là một đòn bẩy tài chính. Bên cạnh việc cung cấp nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, vốn vay cũng góp phần làm tăng khả năng sinh lời của SMEs, ngoài ra, chi phí lãi vay đƣợc xem là chi phí hợp lý để khấu trừ thuế.
Tuy nhiên, vốn tín dụng không đến đƣợc SMEs có một phần nguyên nhân từ phía SMEs nhƣ đã phân tích ở trên, do đó, để việc tiếp cận vốn tín dụng dễ dàng hơn, thì bản thân các SMEs cũng cần có sự cải thiện ở các nội dung sau:
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị, quản lý điều hành SMEs Ban lãnh đạo SMEs cần nhận thấy và đầu tƣ nghiên cứu, tham gia các khóa đào tạo, học tập kinh nghiệm các DN đi trước,... để nâng cao khả năng kinh doanh, am hiểu về tái chính, báo cáo tài chính doanh nghiệp,... để tăng khả năng quản trị điều hành SMEs nhằm tránh các quyết định sai lầm trong quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh.
SMEs đƣợc điều hành bởi bộ máy điều hành: Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc,... để nâng cao năng lực quản lý điều hành của SMEs bằng việc phải xây dựng đƣợc một hệ thống các quy chế, nội quy, quy tắc,... trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc: SMEs nên có quy chế riêng, trong đó phân chia rõ trách nhiệm, quyền hạn, nội dung công việc cũng như quyền, nghĩa vụ, khen thưởng, phạt vi phạm của từng vị trí cụ thể. Ngoài lương cố định, những vị trí này được hưởng tiền thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SMEs.
- Đối với các phòng ban hoạt động: Ban hành các quy chế tổ chức, hoạt động, lề lối làm việc của từng phòng ban: kinh doanh, kế toán, hành chính,... Trong đó, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí phòng ban và trách nhiệm của từng người trong các phòng ban này.
- Đối với người lao động: Nhất thiết SMEs phải có nội quy lao động và bản nội quy này phải đăng ký với cơ quan quản lý lao động. Đây không phải là việc tuân thủ
pháp luật mà còn là căn cứ để xử lý kỷ luật người lao động khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Bản nội quy lao động chính là thứ vũ khí sắc bén của SMEs nhằm hướng người lao động tuân theo kỷ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các đảm bảo về an toàn lao động,... SMEs nên áp dụng quản lý lao động bằng công nghệ quản lý hiện đại vào việc quản lý lao động theo xu hướng hiện nay bằng các phần mềm quản lý, đánh giá theo dõi chỉ số, chỉ tiêu kinh doanh,... để đạt hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tối ƣu nhất.
Tóm lại, có nhiều cách thức quản trị SMEs nhƣng cách thức quản trị bằng bộ quy chế, nội quy áp dụng thêm công nghệ quản lý hiện đại thì sẽ đạt hiệu quả khá cao, việc này đã đƣợc kiểm nghiệm và chứng minh bằng thực tiễn học từ mô hình các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3.2.2.2. Giải pháp về uy tín, khả năng lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh của SMEs
- Về uy tín của SMEs trong quan hệ tín dụng: Trong quan hệ vay vốn, SMEs không chỉ giữ chữ tín thông qua việc thanh toán nợ gốc, lãi với Agribank mà còn phải uy tín với cả các NHTM khác luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn; tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện kiểm tra sử dụng vốn; cung cấp hoá đơn, chứng từ theo yêu cầu của Agribank. Trong trường hợp chậm trả nợ, SMEs phải chủ động thông báo cho Agribank biết tình trạng khó khăn của DN, xây dựng phương án khắc phục và cam kết trả theo phương án khắc phục vào một thời điểm cụ thể nào trong tương lai và phải bằng mọi biện pháp thực hiện phương án đã xây dựng để thanh toán các khoản nợ đúng cam kết.
- Về khả năng lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh: SMEs cần phải thuyết phục được Agribank Nam Đồng Nai về mặt hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: tính khả thi thực hiện phương án/dự án, khó khăn và thuận lợi của phương án/dự án, chi phí ban đầu, doanh thu dư kiến, kế hoạch trả nợ,… Một bản kế hoạch sản xuất kinh doanh đầy đủ, khoa học sẽ có dự tính đƣợc các rủi ro có thể xảy ra và có giải pháp khắc phục, thì sẽ dễ dàng thuyết phục Agribank Nam Đồng Nai hơn.
Trong phương án cần trình bày phân tích thêm các yếu tố như: Lịch sử giao dịch của SMEs như thế nào? Kế hoạch trả nợ của SMEs ra sao? Thị trường có chấp nhận sản phẩm, dịch vụ của SMEs ở mức nào? Tính khả thi của phương án kinh doanh? Những
tài sản nào đảm bảo cho khoản vay của DN, giá trị thanh khoản ra sao?
- Về năng lực sản xuất kinh doanh của SMEs: Ngoài các yếu tố về kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để huy động đƣợc nguồn vốn ngoài vốn vay ngân hàng, SMEs có thể kêu gọi phần góp vốn, cổ động,... của các cá nhân, tổ chức trong xã hội trong cùng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hợp huy động vốn trên thị trường chứng khoán, tận dụng toàn bộ nguồn vốn nhàn rỗi trong bản thân đối tác các SMEs, phát huy nguồn vốn tự có của SMEs, cụ thể nhƣ:
+ Tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn: Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong các phương thức huy động vốn. Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho các kế hoạch đầu tƣ lâu dài của SMEs. Tuy nhiên, để tham gia thị trường chứng khoán này cần hoạt động hiệu quả và minh bạch số liệu, công khai tài chính,... những điểm này lại là điểm yếu của SMEs nên cũng khó để thực hiện.
+ Chiếm dụng vốn của đối tác, khách hàng: Thỏa thuận kéo dài thời hạn thanh toán với đối tác, khách hàng là cách mà nhiều SMEs làm để tạo nguồn vốn hay huy động vốn từ các bạn hàng với thỏa thuận đặt tiền trước lấy hàng sau. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều này, SMEs cần phải tạo uy tín, luôn đúng thời gian trong thanh toán, giao hàng, dịch vụ giảm giá, khuyến mại đi kèm,... từ đó ngày càng nâng cao uy tín thì số ngày đƣợc chậm thanh toán kéo dài hơn.
+ Vay vốn từ những người thân, từ nội bộ SMEs: Những người thân như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... chính là nguồn vốn dồi dào để huy động. Họ là những người thành công trong kinh doanh hoặc có tiền nhàn rỗi nhưng chưa biết đầu tư gì, các khoản tiết kiệm, thừa hưởng hay ngoại hối,…; Một nguồn vốn khá lớn và giá rẻ ở ngay trong SMEs, đó là vốn nhàn rỗi từ nhân viên. Hãy huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi nằm trong nhân viên với một mức lãi suất hợp lý, hoặc ghi nhận vốn góp nhân viên trong vốn điều lệ, tuy nhỏ nhƣng có chung trách nhiệm của nhân viên đối với SMEs trong hoạt động kinh doanh do chính mình cũng đƣợc chia lợi của DN trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp tạo vốn bằng nguồn vốn tự có: Nguồn vốn tự có của SMEs đó là các hàng hóa dịch vụ, nợ tồn đọng trong khách hàng và các tài sản khác nhƣ bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán hay thậm chí là vàng bạc đá quý,... Tạo tính thanh khoản
cao cho hàng hoá (bằng cách thực hiện nhập trước xuất trước các hàng hoá, sản xuất đến đâu tiêu thụ ngay ra thị trường để xoay vòng vốn tiếp tục tái đầu tư,...), thu hồi công nợ hiệu quả từ các đối tác chậm trả và bán bớt các tài sản không dùng đến, tài sản đã lạc hậu,... cũng là cách huy động vốn với nguồn tự có,...
Với việc tạo ra năng lực về nguồn vốn nhƣ trên thì SMEs có thể thay đổi công nghệ về máy móc, thiết bị theo hướng hiện đại, thay đổi địa điểm kinh doanh,... tạo thế mạnh cho riêng mình về năng lực sản xuất kinh doanh so với SMEs khác.
3.2.2.3. Giải pháp về chất lƣợng thông tin của SMEs
- Về nâng cao độ tin cậy của BCTC: Ban lãnh đạo SMEs phải tuân thủ các quy định về chế độ báo cáo thống kê tài khoản chi tiết, báo cáo tài chính, chi tiết công nợ, tài sản,... để các số liệu của SMEs có độ tin cậy cao hơn, thể hiện đúng thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của SMEs. Để làm đƣợc điều này, Ban lãnh đạo SMEs cần quan tâm hơn đến những vấn đề sau:
+ Khai báo trung thực, minh bạch, đồng nhất số liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và/hoặc áp dụng theo chuẩn mực quốc tế để tăng chất lƣợng thông tin đƣợc cung cấp từ SMEs.
+ Đầu tƣ cho công tác tuyển dụng và đào tạo kế toán doanh nghiệp. Bản thân người lãnh đạo của SMEs và nhân viên có thể cùng tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng lập báo cáo tài chính, quản lý tài chính theo phương pháp hiện đại với áp dụng công nghệ tiên tiến theo dõi, quản lý, vận hành tại sổ sách kế toán có thể biết số liệu hoạt động nhƣ: tồn kho, công nợ, các khoản phải thu,...; Hoặc có thể tuyển dụng nhân viên kế toán đƣợc qua đào tạo chính quy, chuyên nghiệp,...
+ SMEs tự chủ động kiểm toán báo cáo tài chính, để làm đƣợc việc này SMEs cần thanh toán theo đúng qui định không dùng tiền mặt của Chính phủ Việt Nam, lưu giữ hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ theo qui định của Bộ Tài chính Việt Nam.
Ngoài ra, việc kiểm toán báo cáo tài chính cũng phát sinh chi phí, tuy nhiên chi phí này không cao so với hiện nay và so với uy tín SMEs với mức đánh giá tín nhiệm cao mà theo tiêu chí đánh giá xếp hạng của Agribank nói chung và Agribank Nam Đồng Nai nói riêng.
- Về chế độ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Ban lãnh đạo SMEs phải tuân thủ các quy định về chế độ báo cáo thuế trung thực để các số liệu của SMEs có độ tin
cậy cao hơn, thể hiện trung thực kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh, chi phí thật và lợi nhuận trước và sau thuế của SMEs phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, Agribank Nam Đồng Nai có thể đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của SMEs để đƣa ra quyết định cấp tín dụng theo hướng có lợi cho hoạt động của SMEs.
3.2.2.4. Cải thiện pháp lý về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của SMEs SMEs có tài sản hạch toán trên báo cáo tài chính nhƣng chƣa có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản, do đó, SMEs phải tốn chi phí cho thủ tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền đối với tài sản bảo đảm của SMEs để bảo đảm cho khoản vay theo quy định của Agribank Nam Đồng Nai.
Đối với SMEs có tài sản bảo đảm là tài sản thuê hoặc thuê lại trong các KCN, Cụm công nghiệp, khu công nghệ cao,... thì phải trả tiền thuê hoặc thuê lại cho toàn bộ thời gian thuê hoặc thuê lại thì mới đảm bảo đúng qui định của pháp luật để SMEs thế chấp giá trị quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất để Agribank Nam Đồng Nai có thể nhận đúng qui định.
Đối với SMEs không có tài sản bảo đảm thì phải tận dụng tài sản bảo đảm của bên thứ ba là của chính chủ SMEs, thành viên góp vốn, cổ đông của SMEs và/hoặc người có liên quan trong DN,... để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh và phải tuân thủ điều kiện theo yêu cầu của Agribank Nam Đồng Nai. Tuy nhiên, trường hợp xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SMEs thì bên thứ ba có tài sản bảo đảm cũng phải phối hợp ngân hàng tháo gỡ khó khăn, khôi phục hoạt động kinh doanh, tình huống xấu nhất không thể khôi phục mới phối hợp xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Agribank Nam Đồng Nai.
3.3. Các nội dung kiến nghị