CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.5. Kinh nghiệm tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng thương mại đối với
1.5.1. Kinh nghiệm tăng trưởng tín dụng ngân hàng của một số quốc gia đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tại Thái Lan, thành lập Quỹ hỗ trợ SMEs dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi. Nguồn ngân quỹ do Chính phủ cấp ở mức 260 triệu bath (hơn 10 triệu USD).
Mục đích của quỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi thành lập để xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc. SMEs được vay không quá 500.000 bath, lãi suất cố định ở mức 8%/năm (bằng 1/2 mức lãi suất của NHTM). Đối với món vay không quá 50.000 bath (2.000 USD) không phải trả lãi trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi vay, trong thời hạn 2 năm phải trả cả gốc và lãi. Đối với món vay trên 50.000 đến dưới 500.000 bath không phải trả lãi trong 12 tháng đầu kể từ khi vay và phải trả cả gốc và lãi trong vòng 10 năm. Điều kiện vay là ngoài tƣ cách pháp nhân,
người vay phải qua khoá bồi dưỡng ở cục hỗ trợ tài chính trong 3 tuần và được sát hạch theo 100 điều quy định về SMEs.
Tại Indonesia bắt đầu từ năm 1974, việc hỗ trợ tín dụng cho các SMEs chủ yếu bằng các chương trình tín dụng trợ cấp và theo chỉ định của Chính phủ thông qua các NHTM. SMEs thuộc nhóm mục tiêu của từng chương trình được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường trong đó 23% số tín dụng được cấp là cho doanh nghiệp nhỏ. Đã có 2,5 triệu doanh nghiệp đƣợc vay tín dụng với tổng số tiền lên tới 5,7 tỷ rupia. Do việc hỗ trợ tín dụng thông qua các NHTM nên phần lớn các khoản cho vay được dành cho các hoạt động thương mại ngắn hạn mà chưa chú trọng tới các hoạt động sản xuất dài hạn. Những năm gần đây, Chinh phủ Indonesia đã giảm bớt các chương trình tín dụng và các chương trình này đã điều chỉnh theo hướng cho vay theo lãi suất thị trường. Đồng thời, Chính phủ nước này quy định tất cả các ngân hàng trong nước phải cung cấp 20% số tín dụng của họ cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều quan trọng trong chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ là Chính phủ tạo điều kiện cho họ tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình cho vay.
Tại Malaysia, trong kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ hai của Malaysia (1991- 2000) đã khẳng định rõ vai trò của các SMEs trong công cuộc hiện đại hoá đất nước.
Do vậy trong thời kỳ này, Chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển SMEs như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin... Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp các SMEs có đƣợc một lƣợng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lƣợng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt... Chương trình này được thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaysia thông qua Quỹ cho vay ƣu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là các SMEs thuộc các lĩnh vực ƣu tiên nói trên.
Nhật Bản, các chính sách về SMEs đƣợc hình thành từ những năm 1950 trong đó dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các SMEs tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay. Các biện pháp hỗ trợ này đƣợc thực hiện thông qua Hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ SMEs. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các SMEs tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tƣ nhân thông qua sự
bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có 3 tổ chức tài chính công cộng khác đó là công ty tài chính SMEs, công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng ShokiChukin do Chính phủ đầu tƣ thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các SMEs để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ Agribank Nam Đồng Nai có thể đề xuất với Agribank về bài học kinh nghiệm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số nước cụ thể:
Thứ nhất, theo kinh nghiệm của Thái Lan, cần phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ SMEs dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Nguồn ngân quỹ do Chính phủ cấp, với mục đích nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi thành lập để xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc.
SMEs đƣợc vay một khoản với lãi suất cố định ở mức 8%/năm (bằng 1/2 mức lãi suất của NHTM).
Thứ hai, theo kinh nghiệm của Indonesia, việc hỗ trợ tín dụng cho các SMEs chủ yếu bằng các chương trình tín dụng trợ cấp và theo chỉ định của Chính phủ thông qua các NHTM. Các SMEs thuộc nhóm mục tiêu của từng chương trình được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường trong đó 23% số tín dụng được cấp là cho doanh nghiệp nhỏ. Hay Chương trình hỗ trợ phát triển SMEs của Malaysia như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin,... đƣợc thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaysia thông qua Quỹ cho vay ƣu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là các SMEs thuộc các lĩnh vực ƣu tiên.
Thứ ba, các biện pháp hỗ trợ tài chính của Nhật Bản nhằm giúp các SMEs tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ:
khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay,… Các biện pháp hỗ trợ này đƣợc thực hiện thông qua Hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ SMEs.
Kết luận chương 1
Chương 1 luận văn nêu những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, SMEs và các vấn đề liên quan đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với SMEs để làm cơ sở phân tích thực trạng tín dụng đối với SMEs tại Agribank Nam Đồng Nai. Luận văn đã giới thiệu một số kinh nghiệm về tăng trưởng tín dụng ở một số nước trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện thực tế tại Agribank, Agribank
Nam Đồng Nai. Những luận cứ ở chương 1 là cơ sở nền tảng cho việc phân tích, đánh giá những vấn đề cần giải quyết và đưa ra các giải pháp ở những chương tiếp theo.