PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Các nghiên cứu liên quan
- Daniel Foos & ctg (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại 16.000 ngân hàng giai đoạn 1997-2007, thuộc 16 quốc gia có ngành tài
chính phát triển như Mỹ, Canada, Nhật và 13 nước Châu Âu. Nghiên cứu đã cho thấy tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ngân hàng sau hai và ba năm.
- Nguyễn Việt Phương & Nguyễn Minh Tiến (2018) đã thực hiện nghiên các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển TP Cần Thơ. Nghiên cứu cho kết quả rằng tỷ lệ mức vay trên tổng giá trị tài sản thế chấp có tác động cùng chiều lên rủi ro tín dụng. Nghĩa là, khi tỷ lệ này càng tăng thì rủi ro tín dụng càng cao.
- Nghiên cứu của Jin-Li Hu & ctg (2004) đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa qui mô ngân hàng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng lớn có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn và nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro hơn nên có thể hạn chế được rủi ro tín dụng so với những ngân hàng có qui mô nhỏ.
- Nabila Zribi & Younes Boujelbène (2011) nghiên cứu 10 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ năm 1995 tới năm 2008 ở Tunisia cũng cho kết quả tương tự. Các ngân hàng ở Tunisia có qui mô gần như tương tự nhau và phần lớn trong số họ phù hợp với quy định, yêu cầu của hệ thống ngân hàng nên qui mô ngân hàng không tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng.
- Berger và cộng sự (2013): nghiên cứu thực nghiệm trên 42 ngân hàng tại châu Á cho kết quả, vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.
- Theo Shrieves & Dahl (1992), Jacques & Nigro (1997): mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng là cùng chiều, nghĩa là khi rủi ro gia tăng thì quy mô ngân hàng cũng gia tăng, là do công tác giám sát hiệu quả của thị trường. Shrieves & Dahl (1992) cũng thông qua dữ liệu của Mỹ và đạt được kết quả giữa 2 yếu tố là cùng chiều. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2015), vốn ngân hàng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng và cùng chiều với lợi nhuận.
- Luc Laeven & Giovanni Majnoni (2002), Abhiman Das & Saibal Ghosh (2007), Vicente Salas & Jesús Saurina (2002) đã tìm thấy tác động ngược chiều
của tỷ lệ tăng trưởng GDP đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Các nghiên cứu này chứng minh rằng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các khách hàng vay, làm tăng khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng, dẫn đến làm giảm rủi ro tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy tác động có ý nghĩa của tỷ lệ tăng trưởng GDP đến rủi ro tín dụng ngân hàng như nghiên cứu của Ravi P. S. Poudel (2013) ở Nepal từ 2001-2011 hay nghiên cứu của Harvir Kalirai & Martin Scheicher (2002) tại Áo trong giai đoạn 1990 – 2001.
- Nguyễn Tuấn Anh (2012) “quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Luận văn khái quát quá trình kinh doanh và công tác tín dụng của Agribank. Thực trạng tín dụng cũa Agribank Việt Nam và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng về những khía cạnh như: trích lập dự phòng rủi ro, cơ chế chính sátch về tín dụng, mô hình quản lý tín dụng,… Bài viết chỉ ra rằng quy trình quản trị rủi ro tín dụng chặt chẻ sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ nợ xấu đồng thời chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến sự chưa hiệu quả của quy trình là do chưa có sự đổi mới của Agribank. Ngoài ra, tác giả còn đề cập các biện pháp nâng cao trình độ kiểm tra, kiểm soát, trình độ công nghệ đang áp dụng và năng lực cán bộ tác nghiệp.
- Nguyễn Hữu Sang (2012) “Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á – Phòng giao dịch KonTum”, Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Đà Nẵng: Bài viết chỉ ra thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan đến từ nhóm khách hàng và môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội từ đó dẫn dắt đến nhiều hậu quả đối với ngân hàng và doanh nghiệp.
- Lê Vũ Nam (2014) “Quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đắk Lắk”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc Dân: Nghiên cứu đi sâu phân tích nợ xấu và hướng xử lý ngăn ngừa nợ xấu xảy ra tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk. Tác giả nêu lên định nghĩa nợ xấu
dựa trên các cơ sở tiếp cận mới và cách phân loại nợ, những ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ra, tác giả còn phân tích cụ thể vai trò của việc xử lý nợ xấu. Các kinh nghiệm thực tiễn cũng được đưa ra trong bài viết này.
- Trương Quốc Doanh (2017) “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Kỹ thương Việt Nam, thực trạng và giải pháp phòng ngừa”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh: Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng được phân loại thành 3 nhóm như sau: Nhóm các nguyên nhân khác quan từ môi trường kinh doanh bên ngoài, nhóm các nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng, đối tác và nhòm nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng. Các nguyên nhân khách quan bao gồm sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, những thay đổi từ chính sách nhà nước, môi trường pháp lý chưa đạt được sự thuận lời cũng như hiệu quả của các cơ quan pháp luật cấp địa phương, sự thay đổi môi trường tự nhiên và sự thanh tra, kiểm tra, giám sát không có sự hiệu quả.
Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng gồm có: tình hình tài chính yếu kém, thiếu kinh nghiệm, thiếu minh bạch, sử dụng vốn vay sai mục đích, lừa đảo. Nhóm nguyên nhân cuối cùng thuộc về ngân hàng với các nội dung chính như thiếu thông tin thẩm định, thiếu giám sát, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo rủi ro tiềm ẩn chưa hoạt động hiệu quả, áp lực hoàn thành chỉ tiêu.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu trước đã đưa ra định nghĩa, ý nghĩa, thực trạng rủi ro tín dụng các NHTM, chỉ ra được các nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng và khách hàng quan từ khách hàng, môi trường pháp lý, yếu tố vĩ mô, nghiên cứu được các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và những hậu quả của rủi ro tín dụng gây ra đối với ngân hàng. Các biện pháp hạn chế rủi ro cũng đã được đề cập. Tuy nhiên, các biện pháp này được đánh giá là chưa được sâu rộng, thích hợp với thực trạng hệ thống NHTM tại Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh Vũng Tàu nói riêng.