Khảo sát cán bộ và lãnh đạo Agirbank chi nhánh Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 50 - 54)

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - CHI NHÁNH VŨNG TÀU

2.3. Kết quả khảo sát, phỏng vấn

2.3.2. Kết quả nghiên cứu

2.3.2.1. Khảo sát cán bộ và lãnh đạo Agirbank chi nhánh Vũng Tàu

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về độ tuổi và năm công tác của cán bộ làm công tác tín dụng tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ

Độ tuổi

20-30 9 30%

30-40 12 40%

40-60 9 30%

Năm công tác

1 đến 3 11 37%

3 đến 10 5 17%

10 đến 20 11 37%

trên 20 3 10%

Tuy nhiên, một con số thống kê khác chỉ ra rằng tuổi đời trung bình của đội ngũ nhân viên làm tín dụng là 39 tuổi. Những con số thống kê này đã khái quát lên được thực trạng nguồn nhân lực làm công việc cấp tín dụng tại Agribank chi

nhánh Vũng Tàu. Đây là những nhân tố trẻ, năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay. Mặt khác, tuổi đời trung bình cao cho thấy những con người này có nhiều kinh nghiệm trong đời sống và nhiều lĩnh vực khác. Việc nắm bắt, vận dụng và trải nghiệm công tác tín dụng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý các nội dung liên quan đến rủi ro tín dụng của cán bộ tín dụng tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu

NỘI DUNG

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)

Không đồng ý

Không ý kiến

Đồng ý

Không đồng ý

Không ý kiến

Đồng ý

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG

CỦA QUY TRÌNH CẤP TÍN

DỤNG

Thu nhập thông tin, thẩm định khách hàng

0 6 22 0% 20% 80%

Chấm điểm xếp hạng tín dụng

0 10 20 0% 33% 67%

Quyết định

cấp tín dụng 0 5 25 0% 17% 83%

Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay

3 3 24 10% 10% 80%

kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

0 4 26 0% 13% 87%

NGUYÊN NHÂN KHÁCH

QUAN DẪN ĐẾN RỦI

RO TÍN DỤNG

Sự thay đổi môi trường tự nhiên

8 13 9 27% 43% 30%

Sự thay đổi môi trường kinh tế

4 11 15 13% 37% 50%

Tình hình kinh tế khó khăn

0 4 26 0% 13% 87%

Hệ thống pháp lý nhiều bất cập

0 2 28 0% 7% 93%

thanh tra, giám sát NHNN chưa hiệu quả

13 12 5 43% 40% 17%

Cạnh tranh giữa các TCTD, NHTM

1 16 13 3% 53% 43%

NGUYÊN NHÂN

TỪ KHÁCH

HÀNG DẪN ĐẾN RỦI

RO

Sử dụng vốn

sai mục đích 0 1 29 0% 3% 97%

Quản lý kinh doanh yếu kém

0 1 29 0% 3% 97%

Khả năng tái chính yếu kém

0 0 30 0% 0% 100%

Gian lận 0 0 30 0% 0% 100%

NGUYÊN NHÂN NỘI TẠI

LÀM PHÁT

SINH RỦI RO

TÍN DỤNG

Chính sách tín dụng, quy trình cho vay

0 8 22 0% 27% 73%

Thiếu kiểm tra, giám sát trong cho vay

0 0 30 0% 0% 100%

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ thiếu hiệu quả

0 10 20 0% 33% 67%

Chuyên môn, đạo đức cán bộ

0 5 25 0% 17% 83%

Áp lực chỉ

tiêu, doanh số 0 6 24 0% 20% 80%

TỒN TẠI TRONG

CÔNG TÁC HẠN CHẾ RRTD

Việc tuân thủ quy trình, chính sách

0 4 26 0% 13% 87%

Hệ thống công nghệ thông tin

0 6 24 0% 20% 80%

Nguồn nhân lực mỏng, chưa kinh nghiệm

0 1 29 0% 3% 97%

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả

0 6 24 0% 20% 80%

Xử lý nợ, phân loại nợ còn yếu

0 11 19 0% 37% 63%

GIẢI PHÁP

HẠN CHẾ RỦI

RO TÍN DỤNG

Hoàn thiện bộ máy rủi ro, nâng cao nhân lực

0 10 20 0% 33% 67%

Xây dựng chính sách, điều chỉnh danh mục vay

0 4 26 0% 13% 87%

Đánh giá, xác định hạn mức rủi ro

0 5 25 0% 17% 83%

Hoàn thiện, tuân thủ nghiêm quy trình

0 8 22 0% 27% 73%

Xây dựng hệ thống cảnh báo tín dụng

0 3 27 0% 10% 90%

KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI

CHÍNH PHỦ VÀ

NHNN

Hoàn thiện hệ thống pháp ly, cơ chế

7 12 11 23% 40% 37%

Tăng cường thanh tra, giám sát

13 11 6 43% 37% 20%

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

9 13 8 30% 43% 27%

Cơ cấu và sắp xếp lại

NHTM

12 11 7 40% 37% 23%

Quy trình cp tín dng

Đối với những người làm công tác tín dụng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình là điều kiện bắt buộc. Do vậy, khi được khảo sát về mức độ quan trọng của

các quy trình tín dụng, đại đa số các nhân viên và lãnh đạo, chiếm tỷ lệ trên 80%

số ý kiến, đều đồng tình rất cao về mức độ quan trọng cho đến rất quan trọng của việc thu nhập, thẩm định thông tin khách hàng, chấm điểm khách hàng kỹ lưỡng, ra phán quyết tín dụng hợp lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cho vay.

Nguyên nhân khách quan

Khi đánh giá về các nguyên nhân khách hàng dẫn đến rủi ro tín dụng, hơn 50% ý kiến từ những người khảo sát đều đồng tình về những lý do khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng như thay đổi môi trường tự nhiên, kinh tế không ổn định, pháp lý chưa chuẩn mực, giám sát tại NHNN chưa hiệu quả và cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM. Trung bình khoảng 32% số ý kiến vẫn đang phân vân về sự tác động của các yếu tố khách quan đó và xấp xỉ 14% ý kiến cho rằng những nguyên nhân nêu ra là chưa thuyết phục. 13 ý kiến cho rằng giám sát tại NHNN chưa hiệu quả không thể dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Họ cho rằng việc giám sát của NHNN chỉ đóng vai trò phát hiện và quản trị rủi ro chứ không phải là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xảy ra rủi ro tại ngân hàng.

Nguyên nhân ni ti và nguyên nhân t phía khách hàng

Theo thống kê từ cuộc khảo sát, cán bộ tín dụng, lãnh đạo và cả khách hàng đều có sự đồng tình, nhất trí từ cao cho đến rất cao khi tác giả liệt kê các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ ngân hàng và khách hàng.

Các nguyên nhân nội tại của ngân hàng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm chính sách tín dụng chưa phù hợp, quy trình cho vay chưa chặt chẽ, kiểm tra kiểm soát, giám sát quá trình cho vay chưa hiệu quả, áp lực doanh số, chỉ tiêu. Trong khi đó, sử dụng vốn sai mục đích, tình hình tài chính yếu kém, năng lực quản lý kinh doanh chưa cao, lừa đảo là những nguyên nhân từ phía khách hàng có được sự đồng thuận cao trong cuộc khảo sát.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)