Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 83 - 87)

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) –

3.2. Kiến nghị để hạn chế rủi ro tín dụng

3.2.2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Ở đây vai trò của NHNN không chỉ là Thanh tra, giám sát mà cần tăng cưòng vai trò thực sự là cơ quan có những tổng kết và cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Để làm được như vậy ta cần phải có các biện pháp:

Thanh tra NHNN có cán bộ chuyên quản từng NHTM và có lịch kiểm tra định kỳ tại các NHTM theo chuyên đề kiểm tra. Sau khi kiểm tra phải có những phân tích cụ thể, cảnh báo về rủi ro tín dụng. Các ý kiến kiến nghị của thanh tra không chỉ đơn thuần chỉ là yêu cầu các NHTM chỉnh sửa mà cần là kênh luân chuyển thông tin độc lập, tập hợp các khó khăn của NHTM trong thực tế để kiến nghị sửa đổi các chính sách quản lý phù hợp hơn vói thực tiễn hoạt động kinh doanh.

Một nguy cơ rủi ro mới phát hiện cần được thanh tra viên tập hợp lại và trình lãnh đạo đưa thông tin cảnh báo rủi ro tới tất cả các NHTM khác.

Có qui chế thông tin giám sát từ xa là những thông tin gốc, tránh yêu cầu các TCTD lập các bảng biểu trùng lắp. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng trong thông tin báo cáo giám sát.

Nâng cao hiệu lực các kiến nghị của Thanh tra, tránh tình trạng có nhiều kiến nghị của Thanh tra nhưng không có chế tài buộc các NHTM phải thực hiện trong khi các NHTM đang cố tình trì hoãn.

NHNN cần có hệ thống tiêu thức phân tích, đánh giá xếp loại các NHTM.

Việc có một hệ thống phân tích, xếp loại Ngân hàng thống nhất sẽ giúp cho các ngân hàng phải thường xuyên nhìn lại mình và có những chiến lược kinh doanh, phòng chống rủi ro để cải thiện vị trí xếp hạng. Đây cũng là tiền đề để các Ngân

hàng công khai, minh bạch hóa thông tin chuẩn bị cho quá trình hội nhập và tham gia vào thị trường chứng khoán trong tương lai gần.

3.2.2.2. Nâng cấp tổng thông tin tín dụng (CIC)

CIC cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đảm bảo kịp thời đưa ra những thông tin có ích cho các TCTD để chứng minh rằng Trung tâm thông tin tín dụng là nơi đáng tin cậy của họ, luôn cung cấp cho họ những sản phẩm có chất lượng và như vậy các ngân hàng chắc chắn tự động tìm đến hỏi thông tin.

Hiện tại loại hình thông tin mà Trung tâm cung cấp chủ yếu là tình hình tín dụng của doanh nghiệp tại các ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhất định về sự chính xác, đầy đủ và thởi gian cung cấp song sự cập nhật đối vói những thay đổi của doanh nghiệp còn hạn chế. Do đó, CIC cần xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cung cấp thông tin để tạo nguồn thông tin phong phú và đa dạng hơn (phân tích và đưa ra những dự báo về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp...). Để thực hiện được công tác này, việc tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động CIC và triển khai mạnh mạng internet thông tin tín dụng là rất cần thiết và cần được Trung tâm quan tâm hơn nữa nhằm tạo ra bưóc phát triển mới trong hoạt động này trong thời gian tới, góp phần tích cực cho các Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, Trung tâm cần có mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan thông tin, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật để làm phong phú thêm thông tin hiện tại. Xây dựng chương trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong Trung tâm. Hiện đại hóa các phương tiện thông tin để thu thập một cách nhanh chóng thông tin trong và ngoài nước.

NHNN cần có quy định bắt buộc đối với các NHTM trong việc cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu về khách hàng và việc sử dụng thông tin tín dụng phải trở thành một nguyên tắc bắt buộc trong công tác xét duyệt cho vay của các Ngân hàng nhằm góp phần hạn chế và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

3.2.2.3. Xây dựng trung tâm thông tin doanh nghiệp và thị trường

Tính cấp thiết của giải pháp này đã được đa số người được hỏi ủng hộ và yêu cầu Chính phủ phải khẩn trương xây dựng trung tâm thông tin doanh nghiệp và thị trường bởi thực sự khó khăn lớn nhất của họ hiện nay khi làm công tác tín dụng là thiếu thông tin về ngành nghề khách hàng đanh kinh doanh và khó kiểm chứng các thông tin do khách hàng cung cấp. Các khó khăn trở ngại này đều liên quan tới các thông tin về doanh nghiệp và thị trường. Các doanh nghiệp của nước ta, nhất là các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đã có rất nhiều bài học trên thương trường dẫn tới rủi ro cho cả doanh nghiệp và Ngân hàng. Trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng khi doanh nghiệp công khai thông tin khi tham gia thị trường chứng khoán sẽ phải cạnh tranh bất lợi vói các doanh nghiệp cùng ngành không phải công khai thông tin. Hệ thống báo cáo tài chính, kế toán thống kê của khách hàng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu chính xác, đầy đủ và cập nhật. Do những thông tin tài chính doanh nghiệp có độ tin cậy rất thấp nên đã hạn chế đáng kể tính hiêu quả trong việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng và thực sự đã gây khó khăn trong quá trình thẩm định, xem xét, phê duyệt cho vay của các NHTM.

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập hiện nay, khi Việt nam thực hiện các cam kết cắt giảm thuế xuống dưới mức 20%, những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu của Viêt nam như phân bón, sắt thép, xi măng, đổ uống, hàng điên tử, phương tiên vận tải (ôtô, xe máy), nông sản chế biến, cơ khí... sẽ gặp khó khăn nhiều nhất. Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát đối với 7 ngành công nghiệp chính tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là chế biến thực phẩm, cao su-nhựa, hóa chất, điên tử, da giầy, dệt may và cơ khí chế tạo thì có 2 ngành là cơ khí và điện tử không có một sản phẩm nào được xem là có ưu thế cạnh tranh trên thị trường ASEAN.

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là họ phải đối mặt cạnh tranh với những đối thủ nặng ký hơn mình gấp nhiều lần, trong khi doanh nghiệp nước ta có tới 90% là quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu,

năng lực quản lý và trình độ công nghệ còn hạn chế... Chính vì vây, cấp thiết càng cần phải có trung tâm thông tin để hướng đạo thị trường, nâng cao nhận thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Các chuyên gia tài chính đã cảnh báo, nếu doanh nghiệp nào không nắm được các thông tin, không nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những tác động của quá trình hội nhâp AFTA từ đó xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình (nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn giá thành, dịch vụ hoàn hảo...) thì khi phải thực hiện lộ trình giảm thuế quan nhanh họ sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn khó mà tồn tại được.

Trước thực trạng này bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả các NHTM phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo để có đủ sức cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì một Trung tâm thông tin do Chính phủ thành lập được trang bị các thiết bị thông tin hiện đại để cập nhật thị trường quốc tế.

Khách hàng của các NHTM chủ yếu là các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt nam có minh bạch về tài chính, có sức mạnh tài chính thì các khoản tín dụng của Ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để có những thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp lưu trữ tại trung tâm thông tin thì Chính phủ cần phải có:

Ban hành chế độ kế toán thống kê thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với thông tin tài chính doanh nghiệp và doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm pháp lý trước các kết luận kiểm toán.

Ban hành chế độ thông tin báo cáo thống nhất theo cơ chế báo cáo nguồn thông tin gốc; bãi bỏ các báo cáo kèm theo quá nhiều bảng biểu với những thông tin trùng lắp.

Hiên đại hóa công nghệ nạp dữ liệu báo cáo thống kê bằng cách vi tính hóa, cài đặt chương trình báo cáo thống kê cho các doanh nghiệp.

Có kỷ luật thông tin rõ ràng và sử dụng các biện pháp chế tài đối với các doanh nghiệp vi phạm kỷ luật thông tin (Thông tin không trung thực, chậm trễ...)

3.2.2.4. Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ

Để có được hành lang pháp lý đồng bộ thì các cơ quan làm luật cần chuyên môn hóa. Ra văn bản Luật theo khung pháp lý và phù hợp với luật pháp quốc tế trong quá trình hội nhập. Chính phủ cũng có các chuyên gia Luật đã trải qua kinh nghiệm thực tế doanh nghiệp để có những chính sách phù hợp thực tiễn.

Mối quan hệ giữa các Bộ ngành trong giải quyết một vấn đề pháp lý phải nhất quán. Riêng các văn bản hướng dẫn thực hiện cần đồng bộ và thống nhất triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương. Các chế tài vi phạm cần áp dụng nghiêm tới tất cả các đối tượng thực hiện.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)