Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 62 - 66)

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) - CHI NHÁNH VŨNG TÀU

2.4. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu46 1. Kết quả đạt được

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Ngun nhân lc

Theo số liệu tổng hợp khảo sát từ bảng 2.6, công tác cán bộ tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, chưa có sự chuyên môn sâu trong công việc, công tác tư vấn, hỗ trợ khách hàng còn chưa thực sự tốt. Công tác thẩm định, làm hồ sơ, và giải ngân chưa nhanh. Công tác đôn đốc, hối thúc, giảm sát các khoản nợ đến hạn và quá hạn còn chậm trễ, chưa có sự kịp thời, nhanh chóng.

Nhân lực phục vụ cho công tác tín dụng tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu còn khá mỏng, chỉ chiếm 20% tổng số lượng lao động biên chế tại chi nhánh.

Đây là đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp các đại học lớn uy tín trong nước về tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, quá nửa trong số các nhân viên tín dụng chỉ mới tham gia công tác tín dụng dưới 2 năm. Điều này cho thấy kinh nghiệm là điều còn thiếu đối với nhân viên tín dụng tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu. Họ chưa đối diện được với nhiều tình huống phức tạp trong khi khách hàng ngày càng tinh vi.

Sự tăng trưởng về quy mô chưa đi đôi với sự phát triển về nguồn nhân lực đã dẫn đến sự phân tán trong lực lượng làm công tác tín dụng, làm cho chi nhánh rơi vào tình trạng thiếu cả về nhân lực và chất lượng. Việc bố trí nhân sự ở các phòng ban tín dụng và phòng giao dịch cũng chưa có sự đồng đều vể chất lượng, nơi thì nhiều người có kinh nghiệm, chỗ thì không có nhân viên nào kì cựu.

Ngoài ra, việc thiếu hụt nhân sự tín dụng cũng dẫn đến tình trạng một cán bộ tín dụng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, gây ra sự thiếu chuyên sâu trong từng nhiệm vụ.

H thng phê duyt tín dng phân tán

Hệ thống phê duyệt tín dụng phân tán tuy có nhiều ưu điểm như duyệt hồ sơ nhanh, đi sâu đi sát từng khoản vay, nắm được những thông tin tín dụng quan

trọng nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế. Ở mô hình này, không có sự tách bạch trong công việc, chưa thể có sự chuyên sâu trong chuyên môn khi một cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm nhiều công tác từ thẩm định, đề xuất, văn thư, soạn thảo đến quản lý nợ, kiểm tra, giám sát, đôn đốc trả nợ. Điều này có thể gây ra sự quá tải, dẫn đến không hoàn thành tốt hết các công việc được giao. Sự thiếu chuyên sâu trong từng nghiệp vụ sẽ dẫn đến phát sinh nhiều rủi ro trước, trong và sau khi cho vay.

Ngoài ra, hệ thống phân quyền này yêu cầu phải có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ trụ sở chính. Tuy nhiên, với quy mô và mạng lưới lớn nhất nước, Agribank không thể kiểm tra, giám sát hết việc sử dụng quyền phán quyết cũng như rủi ro tồn đọng tại các chi nhánh. Việc này dẫn đến có nhiều chi nhánh đã xảy ra những vụ việc như buông lỏng quản lý, gây hậu quả nghiêm trọng hay lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Rõ ràng, hệ thống phê duyệt tín dụng phân tán này còn tồn tại rất nhiều hạn chế có thể gây ra rủi ro tín dụng lớn.

H thng thông tin tín dng

Các thông tin người quan hệ khách hàng thu thập đến từ nhiều nguồn từ Internet, CIC, doanh nghiệp, thuế,… nhưng đều còn nghèo nàn, thiếu cập nhật và chưa mang tính chính xác cao.

Cụ thể, CIC (cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia) có thể giúp ta biết được các thông tin về tình hình cấp tín dụng của một khách hàng cụ thể tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin trên CIC chỉ cập nhật 01 tháng/lần. Những khoản vay phát sinh trong vòng 1 tháng sẽ chưa được CIC cập nhật, gây rủi ro về tài trợ vốn vay vượt hạn mức, nhu cầu của khách hàng, dẫn tới sử dụng vốn vay sai mục đích, nhiều tổ chức tín dụng cùng lúc tài trợ cho một dự án. Ngoài ra, chỉ dựa vào CIC để đánh giá tổng quát tình hình cấp tín dụng của khách hàng là còn thiếu xót. Những khoản vay ngoài tổ chức tín dụng, vay tín dụng đen, vay cầm đồ,… sẽ không bị phát hiện nếu chỉ dựa vào thông tin này.

Chất lượng dữ liệu thu thập từ khách hàng cũng không đảm bảo về tính chính xác và đầy đủ. Khách hàng chỉ cung cấp những thông tin có lợi cho mình để ngân hàng cho vay. Các thông tin liên quan khác đều phải do người làm công tác tín dụng thu thập theo các phương thức thủ công như nhờ vả sự thông qua các mối quan hệ xã hội như người thân, người quen bạn hàng hoặc người trong ngành để có thêm thông tin chứ chưa có một kho dữ liệu nào đầy đủ và đáng tin cậy.

Chất lượng thông tin vì vậy mà chưa đáp ứng được các yêu cầu về quản trị, hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cấp tín dụng. Và cũng vì chất lượng thấp nên những những thông tin vốn được coi là quan trọng nhất khi cho vay lại chưa được nhìn nhận đúng mức. Do đó, khi dùng những thông tin này để đánh giá, phân loại rủi ro tín dụng thì hoàn toàn là chưa chuẩn xác.

Thông tin tín dụng chưa có thước đo cho sự chính xác và đầy đủ, nguồn thu thập dữ liệu chưa đáng tin cậy. Quá trình thu nhập thông tin còn gặp nhiều trở ngại, thông tin thu thập chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế trong việc chia sẻ thông tin tín dụng từ nội bộ Agribank cũng như từ các NHTM trên địa bản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Agribank chi nhánh Vũng Tàu chưa tạo ra những danh mục hồ sơ và những yêu cầu cụ thể cần phải thu thập với mỗi loại mục đích vay vốn khác nhau từ đó dẫn đến sự thu thập thông tin không đồng đều, dễ dẫn đến thiếu sót thông tin, nhất là trong bối cảnh Agribank chi nhánh Vũng Tàu với nguồn nhân lực trẻ và thiếu kinh nghiệm.

Ngoài ra, quá trình thu thập và ghi nhận dữ liệu lên hệ thống cơ sở dữ liệu đều giao cho người quan hệ khách hàng. Trong khi đó, người quan hệ khách hàng phải kiêm nhiệm về mảng, dễ dẫn đến việc mô tả thông tin sơ sài do không có nhiều thời gian để thu thập đầy đủ thông tin. Hơn nữa, tất cả các thao tác chấm điểm đều giao về 1 người, đều này có thể xảy ra rủi ro sai xót hoặc những rủi ro về mặt đạo đức như thiếu trung thực, giả mạo số liệu,…

Công tác kim tra, kim soát, giám sát khon vay

Công tác kiểm tra sau cho vay là một nghiệp vụ rất quan trọng trong nhận diện, hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên hoạt động này tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu rất sơ sài. Nguyên nhân là do tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu, người đề xuất cho vay lại kiêm nhiệm là người quản lý nợ vay, có nhiệm vụ vừa đề xuất cho vay, vừa kiểm tra sau. Hơn nữa, công việc kiểm tra này được giao hết cho người quản lý nợ. Các kiểm soát, lãnh đạo không có chính sách giám sát và chỉ theo dõi công việc thông qua biên bản làm việc chứ không kiểm tra tình hình thực tế. Vì thiếu giám sát, và cũng vì kiêm nhiệm nhiều mảng công việc mà cán bộ tín dụng thường kiểm tra sau cho vay một cách sơ sài, bỏ bớt quy trình, không thu thập đủ các thông tin chứng minh nội dung biên bản kiểm tra. Tệ hơn, điều này có thể dẫn đến cán bộ thông đồng, che giấu, không báo cáo về các rủi ro tín dụng vốn dĩ đã xảy ra đối với khoản vay đó như cho vay không đúng mục đích, tài chính suy giảm, doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc khách hàng mất khả năng trả nợ.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng không phát huy hết vai trò của mình khi mà phòng ban này làm việc theo chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc. Những báo cáo từ phòng ban này đều phải có sự đồng ý của Ban giám đốc nên việc Trụ sở chính giám sát rủi ro tín dụng thông qua các báo cáo từ phòng ban này cũng chưa thực sự mang tính đầy đủ và chính xác, minh bạch.

X lý n quá hn, n xu

Việc báo cáo, phân tích các khoản vay có vấn đề tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu chưa đầy đủ, chưa nêu ra được những hướng xử lý cụ thể. Lãnh đạo chưa có những chỉ đạo quyết liệt đối với nợ quá hạn.

Các cơ chế, chính sách về xử lý, thu hồi nợ có vấn đề, nợ quá hạn tại chi nhánh chưa thực sự hợp lý và hiệu quả. Các biện pháp đưa ra chỉ mang tính chất áp dụng chung cho tất cả các khoản vay như yêu cầu đôn đốc, điện thoại nhắc nợ, xuống địa bàn,… chứ chưa có những chính sách cụ thể, chưa đi sâu đi sát từng khoản nợ có vấn đề. Kèm theo đó là việc phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn chưa đầy đủ, chưa chính xác đã dẫn đến việc xử lý gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)