CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. Tổng quan về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước sẽ có tiêu chí riêng để xác định DNNVV khác nhau.
Hiện nay, khái niệm về DNNVV, siêu nhỏ (gọi chung là DNNVV) ở Việt Nam được quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV trong đó có thể hiện các tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp: Lĩnh vực, số lao động, doanh thu, nguồn vốn.
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lĩnh vực
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng
Thương mại dịch vụ
DN siêu nhỏ
Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người
Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ
đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 3 tỷ đồng
Số lao động tham gia BHXH
bình quân năm không quá 10
người
Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn
vốn không quá 3 tỷ đồng DN nhỏ
Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người
Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ
đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 20 tỷ đồng
Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không
quá 50 người
Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ
đồng DN vừa
Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người
Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng
Số lao động tham gia BHXH
bình quân năm không quá 100
người
Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ
đồng
2.2.2. Đặc điểm của DNNVV
2.2.2.1. Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính Các DNNVV có quy mô vốn khá nhỏ và hạn hẹp, thường không tiếp cận được với nguồn vốn lớn từ các ngân hàng đầu tư. Vì quy mô vốn nhỏ nên các DNNVV thường chọn những ngành nghề hầu như ít bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế. Điều này mang lại một số lợi thế cho DNNVV như khả năng dễ thành lập, dễ gia nhập thị trường, khả năng thu hồi vốn nhanh. Những lợi thế này đã tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển trong nhiều ngành nghề, trên nhiều địa bàn, lấp vào các khoảng trống mà các doanh nghiệp lớn để lại.
Tuy nhiên, do quy mô vốn nhỏ nên DNNVV bị hạn chế trong khả năng tiến hành đầu tư vào mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Các DNNVV thường không đạt được lợi thế về quy mô như các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, quy mô nhỏ và vấn đề minh bạch thông tin hạn chế cũng khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận với các nhà đầu tư để huy động vốn từ các ngân hàng cũng như từ thị trường chứng khoán. Vì vậy, các DNNVV phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn phi chính thức, chiếm dụng từ đối tác và lợi nhuận giữ lại.
Đối với các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn tài trợ này cũng không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do hạn chế về thủ tục vay vốn đối với ngân hàng, phương án sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện, tài sản bảo đảm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng…
2.2.2.2. Loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh DNNVV hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp như hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhờ quy mô nhỏ, có khả năng tập dụng được nguồn lao động và nguyên vật liệu tại trong địa phương, dễ dàng đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu của thị trường nên DNNVV phát triển nhanh chóng, là nhân tố đóng góp vào ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2.2.2.3. Chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cạnh tranh
Nhiều DNNVV thiếu một chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp mà đa phần chỉ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính tạm thời, ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu biến động của thị trường. Do đó, DNNVV thường có xu hướng đi chệnh ra sứ mệnh và mục tiêu đề ra ban đầu và thiếu sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, đầu tư vào khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí trở thành điều kiện cốt lõi để giúp bất kỳ một doanh nghiệp nào nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với DNNVV, do quy mô vốn bị hạn chế nên việc đầu tư nâng cấp, đổi mới các máy móc thiết bị, quy trình sản xuất thường không được thường xuyên nên dẫn tới xu hướng rơi vào tình trạng công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém. Hệ quả là các DNNVV thường sử dụng công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất cao, thiếu kinh nghiệm và trình độ trong nắm bắt thông tin thị trường cũng như marketing sản phẩm, dịch vụ.
2.2.2.4. Hoạt động của DNNVV phụ thuộc vào biến động của môi trường kinh doanh
Quy mô vốn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh mang nặng tính thời vụ, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, nguồn vốn thiếu đa dạng dẫn đến mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tính ổn định của DNNVV tương đối thấp. Chính vì vậy, những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh thường có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của DNNVV. Tuy vậy, với quy mô nhỏ, DNNVV cũng có những lợi thế nhất định khi dễ dàng chuyển hướng kinh doanh sản xuất, tăng giảm lao động, thậm chí di chuyển địa điểm sản xuất dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn.
2.2.2.5. Bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao nhƣng năng lực quản trị chƣa cao
Với số lượng lao động không nhiều, cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như bộ máy quản lý trong các DNNVV tương đối gọn, không có quá nhiều các khâu trung gian. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; các quyết định, các chỉ tiêu…đến với người lao động một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Áp dụng mô hình quản lý trực tiếp nên các quyết định thường được đưa ra nhanh chóng, nhạy bén với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Tuy nhiên, việc đưa ra các quyết định nhanh chóng kết hợp với việc thiếu nghiên cứu tình hình thị trường thường dẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp khi các quyết định đưa ra thiếu tính chuẩn xác. Đây là hạn chế xuất phát từ thực tế một bộ phận ban lãnh đạo DNNVV ít được đào tạo qua các trường lớp chính quy, thiếu những kiến thức cơ bản về tài chính, luật pháp, quản trị kinh doanh…
2.2.3. Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, ước tính có khoảng 97% các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam hoạt động dưới mô hình này. Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNNVV được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNNVV có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh và thay đổi phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
- Đóng góp vào giá trị GDP cho quốc gia.