6. Bố cục đề tài
1.2. Di tích lịch sử, văn hóa
1.2.1. Định nghĩa và phân loại
Con người trong quá trình lao động và sáng tạo đã xây dựng nên nhiều di sản quý giá. Đối với mỗi dân tộc, quốc gia, DTLS, VH là tài sản quý giá, thế hiện nền văn hóa và bề dày lịch sử phát triển của các dân tộc, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những giá trị tinh hoa nhất về trí tuệ, văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Đồng thời, những di sản ấy còn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, làm hoàn thiện hơn nền văn hóa dân tộc.
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuệ, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định về DTLS, VH. Hiến chương Italy năm 1964: DTLS, VH bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, nhũng khu đi tích ở đô thị hoặc nông thôn là bằng chủng một nền văn minh riêng biệt hoặc của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay một biến cố về lịch sử. ở Tây Ban Nha, theo luật số 16 về di sản lịch sử công bố ngày 25/6/1985 di tích lịch sử bao gồm các bất động sản và các động sản có giá trị nghệ thuật, cô sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học hoặc kỹ thuật. Ngoài ra phải kể cả di sản tư liệu và thư mục, có lớp mỏ, các khu vực khảo cổ cũng như các thang cảnh thiên nhiên, các công viên, các vườn có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay chủng học. Như vây, cách hiểu có sự khác biệt ở mỗi quốc gia, đối với Italy phạm vi DTLS, VH hẹp hơn, chỉ xét ở công trình vật chất còn ở Tây Ban Nha mở rộng thêm ở nhiều di sản văn hóa khác [35],
Ở Việt Nam có nhiều quan niệm về DTLS, VH, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, DTLS, VH là tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phãm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại. Theo định nghĩa này, các DTLS, VH mang ý nghĩa về mặt lịch sử và ý nghĩa về văn hóa.
Theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích ngày 4/4/1984 DTLS, VH là nhũng công trĩnh xây dựng địa điếm, đồ vật, tài liệu và các tác phàm mỹ thuật cũng như các giá trị văn hóa khác hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa xã hội [12], Theo quan niệm này, các DTLS, VH ngoài mang ý nghĩa về lịch sử, văn hóa còn chứa đựng các giá trị về mặt xã hội.
Việt Nam theo luật di sản văn hóa năm 2001 số: 28/2001/ỌH10, Di tích lịch sử - văn hóa là công trĩnh xây dụng, địa điêm và các di vật, cô vật, bảo vật quôc gia thuộc công trĩnh, địa diêm đó cỏ giả trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Khi nghiên cứu các DTLS, VH, tác giả Nguyễn Minh Tuệ trong “Đ/ứ lý du lịch Việt Nam
” cho rằng: Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chát cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giả trị nhiều mặt điên hình do tập thê hoặc cả nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu tác giả Nguyễn Minh Tuệ cũng đưa ra các quy định chung thống nhất về DTLS, VH như sau:
- Những nơi ẩn chứa một bộ phận giá trị văn hóa khảo cổ - Những địa điếm, khung cảnh ghi dấu về dân tộc học
- Những nơi diễn ra sụ kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa thúc đấy sự phát triên lịch sử đất nước, lịch sử địa phương.
- Những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, áp bức.
- Những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hung dân tộc, danh nhân văn hóa, khoa học.
- Những công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị toàn quốc hoặc khu vực...
- Những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên tạo dựng cùng với bàn tay khéo léo của con người.
Định nghĩa và các quy định chung về DTLS, VH theo cách hiểu như trên có phạm vi và đối tượng khá rộng, bao gồm cả danh lam thăng cảnh.
Theo Luật di sản văn hóa Việt Nam số 28/2001/QH10 đã phân biệt rõ giữa DTLS, VH và danh lam thắng cảnh trong đó quy định DTLS, VH phải có một trong các tiêu chí sau [18].
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biêu trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Công trình xây dựng, địa điểm gan với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
- Địa điểm có giá trị tiêu biếu về khảo cổ
- Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về
kiến trúc, nghệ thuật của một hay nhiều giai đoạn lịch sử.
Qua tìm hiểu một số quan niệm, có thể nhân thấy có nhiều cách xác định về DTLS, VH nhưng chung lại, chúng đều có những đặc điểm chung sau:
- Đều là các không gian vật chất do con người sáng tạo ra trong lịch sử - Chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội
- Có ý nghĩa đối với sự phát triển dân tộc
Như vậy, theo tiêu chí trên, các danh lam thắng cảnh không nằm trong nhóm DTLS, VH.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đối tượng nghiên cứu là các DTLS, VH được phân loại theo Luật di sản văn hóa Việt Nam số 28/2001/QH10 với 3 nhóm chính là di tích khảo cổ, di tích lịch sử và di tích kiến trúc nghệ thuật.
1.2.1.2. Phân loại
Theo tiêu chí quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa, căn cứ vào giá trị tiêu biếu nhất mà di tích chứa đựng, di tích được chia thành 4 nhóm bao gồm di tích lịch sử; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích khảo cổ học, danh lam thắng cảnh. DTLS, VH là một bộ phận thuộc hệ thống di tích Việt Nam, có thể chia nhỏ thành các loại sau:
- Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân): Bao gồm:
+ Di tích ghi dấu về dân tộc học: sự ăn, ở, sinh hoạt của các tộc người
+ Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biêu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương.
+ Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược.
+ Di tích ghi dấu những kỷ niệm
+ Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động + Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến
- Di tích kiến trúc nghệ thuật: Bao gồm quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hay nhiều giai đoạn lịch sử như di tích đình làng, di tích chùa tháp, miếu phủ.. .Được chia thành:
+ Di tích kiến trúc
+ Di tích nghệ thuật
- Di tích khảo cổ: Những địa điểm, ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong thời kỳ lịch sử cổ đại. Được chia thành:
+ Di chỉ cư trú (di chỉ hang động, di chỉ cư trú có thành lũy, di chỉ cư trú không có thành lũy, di chỉ đống vỏ sò)
+ Di chỉ mộ táng
Theo đầu mối quản lý và giá trị DTLS, VH, được chia thành các loại sau:
- Di tích quốc gia đặc biệt: Di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Các di tích được địa phương lập hồ sơ xếp hạng và trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và quyết định đề nghị các tô chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới như cố đô Huế.
- Di tích quốc gia: Di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Các di tích này được địa phương lập hồ sơ trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch ƯBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
- Di tích cấp tỉnh: Di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Địa phương lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc SVHTT & DL, Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Theo hình thức quản lý, DTLS, VH được chia thành:
- Di tích do nhà nước trực tiếp quản lý: Các di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia do các ban quản lý di tích được Nhà nước thành lập trực tiếp quản lý. Nhà nước cấp lương, cấp chi phí cho các hoạt động thường xuyên, các chi phí sửa chữa.. .trực tiếp cho Ban quản lý di tích.
- Di tích do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý: Các di tích quốc gia, di tích địa phương cấp tỉnh được giao cho các tổ chức nhân dân trực tiếp quản lý như đình làng, các chùa, đền thờ...
- Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý: Như nhà thờ dòng họ, nhà ở dân cư...
Theo điều kiện khai thác của DTLS, VH được chia thành:
- Di tích có khả năng khai thác: Các di tích hấp dẫn khách tham quan, có giá trị khoa học, có khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do nguồn thu từ di tích, đáp ứng các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích như di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích gắn tín ngưỡng, những di tích đặc biệt thuộc di sản văn hóa thế giới, giao thông thuận tiện, thuộc các tuyến tham quan du lịch...
- Di tích chưa có khả năng khai thác: Các di tích chưa có điều kiện thuận lợi khách quan để hấp dẫn khách tham quan, không có nguồn thu tại di tích, khó huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác như các di tích cách mạng, di tích khảo cổ học.. .nằm ở những khu vực không có điều kiện giao thông đi lại thuận tiện, không thuộc tuyến tham quan du lịch.