Xu hưóng phát triển du lịch trên thế giói

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 36 - 39)

6. Bố cục đề tài

1.4. Xu hướng du lịch trên thế giói và vấn đề khai thác di tích lịch sử, văn hóa vào

1.4.1. Xu hưóng phát triển du lịch trên thế giói

Trong nền xã hội hiện đại, số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh. Sự tăng trưởng khách du lịch đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức sống người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch, thu nhập thực tế người dân tăng, các điều kiện sinh hoạt được cải thiện, những nhu cầu khác như văn hóa, y tế, giáo dục được đáp ứng đầy đủ, tạo điều kiện kích thích nhu cầu du lịch. Đồng thời, sự cải thiện về đời sống vật chất càng làm tăng khả năng hiện thực hóa nhu cầu du lịch cho ngày càng đông đảo các nhóm người trong xã hội. Bên cạnh đó, một số nhân tố khác như nâng cao trình độ giáo dục, thời gian rỗi nhiều hơn, tập trung dân cư quy mô lớn ở các đô thị...càng thúc đẩy con người du lịch. Với môi trường sống, làm việc căng thẳng, nhiều áp lực, con người ngày càng gia tăng nhu cầu du lịch để tạo sự cân bằng trong cuộc sống.

Nhu cầu này cùng với sự cải thiện đời sống vật chất, thu nhập cho phép thực hiện dễ dàng các chuyến du lịch. Phạm vi du lịch sẽ mở rộng không chỉ trong nước mà còn là ở các quốc gia khác nhau. Khái niệm đi du lịch sẽ trở nên gần gũi và phổ biến với đa số các cá nhân trong xã hội.

Việc đi du lịch sẽ trở nên thường xuyên đối với nhiều nhóm người trong xã hội, không chỉ nhóm người giàu có từ các nước phát triển mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch thế giới với tựa đề “UNWTO Tourism Highlights 2014” đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các điểm đến trên toàn thế giới đã mở ra cơ hội lớn cho đầu tư du lịch, đưa du lịch trở thành một động lực chính cho phát triển, thông qua tăng trưởng xuất khẩu, tạo thêm việc làm và các doanh nghiệp mới, phát triển cơ sở hạ tầng. Sau sáu thập kỷ, ngành du lịch không ngừng mở rộng và đa dạng hóa, trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất, phát triển nhanh nhất. Rất nhiều điểm đến mới đã xuất hiện ngoài các điểm đến truyền thống ở châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, lượng khách du lịch quốc tế vẫn tăng trưởng và hầu như không bị gián đoạn từ 25 triệu lượt năm 1950 đến 278 triệu lượt năm 1980, 528 triệu lượt năm 1995 đến 1,087 tỷ lượt năm 2013 [55],

Theo UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng 3,3% /năm giai đoạn 2010-2030, đạt 1,8 tỷ lượt vào năm 2030. Từ năm 2010 đến năm 2030, tăng trưởng khách tại những điểm đến mới nổi là 4,4%/năm, gấp đôi tỷ lệ này tại những nền kinh tế phát triển là 2,2% /năm. Thị phần khách tại các nền kinh tế mới nổi đã tăng từ 30% vào năm 1980 lên

47% vào năm 2013, và dự kiến sẽ đạt 57% vào năm 2030, tương đương với hơn 1 tỷ lượt khách du lịch quốc tế. Đây sẽ là cơ hội lớn cho tất cả các quốc gia giàu tiềm năng du lịch như Việt Nam đế thu hút khách tham quan.

- Thành phần du lịch ngày càng đa dạng: Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số người tham gia du lịch, thành phần khách du lịch trở nên đa dạng hơn. về khả năng chi tiêu khách du lịch trở nên phong phú, do người du lịch không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo. Điều này đòi hỏi hệ thống cơ sở vất chật phục vụ du lịch phải có sự đa dạng để phục vụ phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách khác nhau.

Trong bối cảnh dân số thê giới đang già hóa, nhóm người già đang ngày càng tăng nhanh.

Ó các nước, đây là nhóm tuổi có thời gian rỗi, có tích lũy vật chất vì vậy nhu cầu du lịch khá nhiều. Nguồn khách này có đặc điểm sức khỏe, nhận thức, tâm lý và yêu cầu riêng biệt nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này.

Đối tượng tham gia du lịch còn xuất hiện ở nhóm người độc thân, số khách du lịch là nữ giới...làm cho thành phần khách du lịch phong phú. Ngoài ra ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.

- Các hình thức du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh những hình thức du lịch truyền thống cũng xuất hiện và mở rộng nhiều hình thức du lịch kết hợp. Du lịch MICE (Meeting, Incentive, Conference, Event - Du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị). Xuất hiện và phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch như du lịch cộng đồng Homestay, là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiếu về phong tục tập quán của người dân địa phương. Du khách sẽ cùng ăn, ngủ và sinh hoạt tại nhà dân để tự mình khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo. Một hình thức du lịch khác mới xuất hiện là du lịch Team building (xây dựng đội ngũ) cũng đang trở thành một xu hướng được nhiều công ty lựa chọn, đây thực chất là một hoạt động dựa trên các trò chơi khác nhau để những người tham gia có thể trải nghiệm các tình huống cụ thể, từ đó rút ra các bài học thực tiễn trong công việc. Nhìn chung, xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch như nghỉ biển kết hợp vói hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. Sự thay đổi xu hướng này đòi hỏi các cơ sở dịch vụ phải đa dạng hoá

các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tố chức các hoạt động giải trí trên biên.

- Nhu cầu khách du lịch trở nên đa dạng và phức tạp. Với sự tham gia đông đảo của nhiều nhóm người trong xã hội đã kéo theo những yêu cầu về sản phàm du lịch rất khác biệt. Có thể khái quát qua một số xu hướng cụ thè sau:

Nhu cầu về sản phẩm du lịch có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường tới các điếm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang được gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâm trí - Wellness Tourism).

Khách du lịch đang có xu hướng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường. Đây là xu hướng thay đổi chung của nhân thức xã hội và thể hiện rõ trong nhóm khách du lịch quốc tế, đặc biệt khách đến từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Đồng thời, trong quá trình du lịch, khách hàng có xu hướng ưu tiên những dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp. Những khu vực không hút thuốc lá, không bán và phục vụ rượu mạnh, bô sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, các câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, sân tập gofl mini, bể bơi, bể sục, phòng tắm nước khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nãng hoặc các phòng matxa... ; các dịch vụ du lịch kết họp chữa bệnh thời đại như các bệnh gout, tiểu đường, tim mạch ... ngày càng được đông đảo nhóm khách có khả năng chi trả cao lựa chọn.

- Địa bàn khách du lịch tham quan có sự thay đổi. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới trở nên gần gũi, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là hàng không và những thay đổi linh động trong chính sách xuất nhập cảnh của nhiều quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các quốc gia. Nguồn khách quốc tế tiếp tục có xu hướng thay đôi địa bàn tham quan từ những khu vực truyền thống như châu Âu, Bắc Mỹ...sang những địa bàn mới như châu Á trẻ trung, năng động. Báo cáo của UNTWO năm 2013 cho thấy khu vực Đông Nam Á dẫn đầu về mức độ tăng trưởng khách du lịch với 10%, theo sau là khu vực Trung và Đông Âu với 6,9%, Bắc Phi với 6,2% và Nam Âu với 6,1%. Cũng theo số liệu của UNWT0, du lịch tăng trưởng ở tất cả các khu vực trên trái đất, chỉ với mức độ năng động cao thấp khác nhau, như

ở Đông Nam Á cao thì ở Trung Đông chỉ tăng được có 0,3% và vùng Caribe tăng 1%.

Trong phạm vi lãnh thổ nhỏ cũng cho thấy khách du lịch có xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tĩnh, biệt lập. Đây là một xu hướng khiến các điếm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh bình dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w